Bộ GTVT chính thức lên tiếng về thay đổi quy định với bằng PET

Không bắt buộc đổi bằng lái PET

Bộ Tư pháp cho rằng việc Bộ GTVT buộc người dân chuyển đổi giấy phép lái xe còn thời hạn từ bìa giấy sang vật liệu PET là tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Bộ GTVT cho biết sẽ sửa đổi Thông tư 58/2015/TT-BGTVT, không bắt buộc đổi giấy phép lái xe sang PET. Đồng thời, Bộ GTVT giữ nguyên lộ trình yêu cầu người dân đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sang vật liệu PET song bãi bỏ nội dung không đổi sang thẻ nhựa thì phải thi lại lý thuyết.

Thông tư 84/2015/TT-BGTVT quy định trách nhiệm, xử lý vi phạm trong đào tạo, cấp giấy phép lái xe

Phí cấp giấy phép lái xe 135.000 đồng/lần

Lộ trình cấp, đổi giấy phép lái xe bằng vật liệu PET

Bộ Tư pháp cho rằng việc Bộ GTVT buộc người dân chuyển đổi giấy phép lái xe còn thời hạn từ bìa giấy sang vật liệu PET là tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Dân không bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe mới

Vì vậy, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết sẽ sửa đổi Thông tư 58/2015/TT-BGTVT, không bắt buộc đổi giấy phép lái xe sang PET.

TCĐB đã tiếp thu và sửa đổi Thông tư 58 theo hướng bãi bỏ chế tài quy định buộc sát hạch lại lý thuyết đối với những người không đi đổi GPLX sang thẻ PET theo lộ trình. Thông tư 58 sửa đổi đã được trình lên Bộ trưởng Bộ GTVT và sẽ ban hành trong tháng 12.2016

Ông Đồng Ngọc Ba, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), vừa ký văn bản kết luận việc kiểm tra Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20.10.2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ.

Theo kết luận này, nội dung điều 57 của Thông tư 58 quy định về lộ trình chuyển đổi GPLX sang vật liệu PET (nhựa cứng) của Bộ GTVT không phù hợp với pháp luật hiện hành. Không chỉ thế, việc GPLX không thời hạn hoặc đang còn thời hạn sử dụng bằng giấy bìa bị bắt buộc phải chuyển đổi sang GPLX mới bằng vật liệu PET còn làm phát sinh thủ tục hành chính, chi phí. Cụ thể, theo quy định của Bộ Tài chính, mức lệ phí cấp GPLX cơ giới công nghệ mới (bao gồm cả cấp mới và cấp lại) là 135.000 đồng/lần. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Ngoài ra, quy định buộc sát hạch lại lý thuyết đối với những người không chịu đi đổi GPLX sang thẻ PET theo lộ trình là "không bảo đảm tính hợp pháp và tính thống nhất". Theo đó, khoản 1 điều 58 luật GTĐB năm 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông bao gồm: Độ tuổi, sức khỏe và GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong thời gian có giá trị của GPLX, quyền sở hữu, sử dụng giấy phép của người có GPLX được pháp luật bảo đảm, vì vậy yêu cầu bắt buộc chuyển đổi GPLX sang vật liệu PET của Bộ GTVT là không có cơ sở pháp lý.

Dừng ngay quy định trái pháp luật

Điều 57 quy định GPLX bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang GPLX mới bằng vật liệu PET theo lộ trình: GPLX ô tô và GPLX hạng A4 trước ngày 31.12.2016; GPLX không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) phải trước ngày 31.12.2020. Sau 6 tháng theo lộ trình chuyển đổi này mà người có GPLX bằng giấy bìa không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại GPLX.

Theo thống kê của TCĐB, tổng lượng GPLX ô tô, xe máy trên cả nước là hơn 30 triệu, trong đó đã tiến hành đổi được hơn 1/2. Nếu nhân với lệ phí 135.000 đồng/bằng khi đổi sang bằng PET, chi phí người dân phải bỏ ra theo yêu cầu Thông tư 58 tới nay là khoảng 2.000 tỉ đồng.

Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đề nghị Bộ GTVT tổ chức xem xét, xử lý bãi bỏ ngay nội dung quy định trái pháp luật tại điều 57 và rà soát quá trình thực hiện quy định này để có biện pháp khắc phục hậu quả do việc thực hiện các quy định trái pháp luật gây ra (nếu có). Đồng thời xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân đã tham mưu xây dựng, ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật và thông báo kết quả xử lý văn bản cho Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này.

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (TCĐB), đơn vị quản lý trực tiếp việc đổi GPLX, cho biết TCĐB đã tiếp thu và sửa đổi Thông tư 58 theo hướng bãi bỏ chế tài quy định buộc sát hạch lại lý thuyết đối với những người không đi đổi GPLX sang thẻ PET theo lộ trình. Thông tư 58 sửa đổi đã được trình lên Bộ trưởng Bộ GTVT và sẽ ban hành trong tháng 12.2016. Cũng theo ông Huyện, đến ngày 31.8.2016, cả nước đã đổi được xấp xỉ 5 triệu GPLX ô tô sang vật liệu PET, trong tổng số 5,3 triệu GPLX ô tô. Như vậy, tính từ thời điểm trên, chỉ còn khoảng 300.000 GPLX ô tô và lộ trình hết 31.12.2016 cho 63 tỉnh, TP trên cả nước là khả thi. Còn hiện nay tại các địa phương, hầu hết người dân đi đổi GPLX đối với xe máy.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Nghĩa, Trưởng phòng Quản lý phương tiện đường bộ, Sở GTVT Hà Nội cho hay, tại 3 điểm cấp đổi GPLX của Sở đang rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng, trung bình có khoảng 1.500 người đến đổi GPLX mỗi ngày, trong khi những tháng đầu năm là 600 - 800 người. Trong tháng 10.2016, Sở đã cấp đổi 36.000 GPLX, trong đó 25.000 GPLX máy; đến 20.11.2016 Sở đã cấp 42.000 GPLX, trong đó 27.000 bằng xe máy, cùng với khoảng 2.500 GPLX cấp đổi qua mạng mỗi tháng.

Chưa xem xét trách nhiệm

Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTV, cho biết Bộ GTVT sẽ sửa đổi Thông tư 58 theo hướng không bắt buộc, các GPLX ô tô hết hạn mới phải đổi sang bằng PET. Với GPLX xe máy (không quy định thời hạn) không bắt buộc đổi, những ai mất bằng hoặc có nhu cầu chuyển sang bằng PET thì thực hiện.

Trước câu hỏi có xem xét trách nhiệm tham mưu với cá nhân, tổ chức nào trước quy định sai luật này, ông Trường cho biết Bộ chưa xem xét trách nhiệm vì chủ trương đổi GPLX sang vật liệu PET xuất phát từ thực trạng người sử dụng GPLX giả gây tai nạn rất nhiều, đổi là hợp lý để quản lý, ngăn ngừa bằng giả. "Cái khó là khi chỉ đạo TCĐB thực hiện đề án đổi GPLX sang PET, quan điểm của Bộ GTVT không thu phí, nhưng TCĐB cho biết nếu không thu phí thì chi phí đổi bằng quá lớn, ngân sách không đáp ứng được, nên Thông tư 58 cho phép thu phí", ông Trường nói.

Giữ nguyên lộ trình đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET

Bộ GTVT giữ nguyên lộ trình yêu cầu người dân đổi giấy phép lái xe từ giấy bìa sang vật liệu PET song bãi bỏ nội dung không đổi thì phải thi lại lý thuyết.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay, Bộ đã nhận được văn bản từ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) liên quan đến tính hợp pháp của Thông tư số 58 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ.

"Bộ GTVT cũng đồng ý về việc phải sửa đổi Thông tư này", ông Trường nói.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nói thêm trước khi ban hành Thông tư 58, Bộ GTVT đã xin ý kiến và nhận được sự đồng tình từ Bộ Tư pháp với quy định trên. Theo đó, đến năm 2020 sẽ giải quyết xong việc đổi bằng xe máy, còn bằng lái ôtô đến kỳ hạn thì đổi. Nếu ai cố tình đến hạn không đổi sẽ xử lý vi phạm.

Trước khi ban hành Thông tư 58, tình trạng GPLX làm giả quá nhiều. Khi Bộ Công an khuyến cáo về vấn nạn bằng giả, Bộ Tư pháp cũng đồng tình nên Bộ GTVT mới ra Thông tư quy định về việc thay đổi GPLX sang vật liệu PET.

"Khi chuyển sang vật liệu PET, GPLX sẽ là thẻ điện tử có mã số. Chỉ cần quẹt thẻ vào máy là biết ngay đó là giả hay thật", Thứ trưởng Hồng Trường giải thích.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Bộ nhận thấy quy định này ảnh hưởng đến quyền của công dân. Chính vì vậy, Bộ GTVT sẽ thống nhất với Bộ Tư pháp sửa đổi Thông tư 58 theo hướng: Lộ trình vẫn như cũ nhưng chỉ khuyến khích người dân đổi càng sớm càng tốt chứ không phạt và yêu cầu phải sát hạch lại lý thuyết nữa.

Nói về chi phí đổi GPLX sang vật liệu PET, theo quy định của Bộ Tài chính, mức lệ phí là 135.000 đồng/lần sẽ tác động đến quyền lợi của người dân, Thứ trưởng Trường cho rằng lệ phí đổi GPLX như vậy là rất thấp. Số tiền người dân phải nộp chỉ là mua vật liệu PET.

Tổng cục Đường bộ cũng báo cáo lên Bộ là không có khoản thu nào để bù đắp khoản chi phí đó. Bộ GTVT mong muốn người dân thông cảm và chia sẻ về khoản chi phí này.

"Chúng tôi cũng đã nhận được ý kiến của Tổng cục Đường bộ về việc sửa đổi Thông tư. Hiện tại, Bộ trưởng đang đi công tác. Khi Bộ trưởng về sẽ ký ngay và Thông tư sửa đổi này sẽ được ban hành luôn trong tháng 12", Thứ trưởng GTVT nói.

Cũng theo Thứ trưởng Trường, do công tác tuyên truyền không đẩy đủ nên người đi xe máy cũng hiểu lầm và đổ xô đi đổi GPLX sang thẻ PET. Bên cạnh đó, thời gian qua cũng xuất hiện tình trạng "cò" đổi GPLX ở các trung tâm.

Ông Trường cho rằng việc đổi GPLX công khai, nhanh gọn và chỉ hoàn thành trong một ngày. Bộ GTVT sẽ quán triệt đến các cơ sở đổi GPLX làm nghiêm vấn đề "cò" đổi GPLX. Giấy phép lái xe bằng bìa vẫn có hiệu lực

Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ cũng thông tin Bộ GTVT đang soạn thảo thông tư mới sửa đổi Thông tư 58, trong đó giữ nguyên lộ trình yêu cầu người dân đổi giấy phép lái xe ôtô, môtô từ giấy bìa sang vật liệu PET, song bãi bỏ nội dung không đổi giấy phép lái xe PET sẽ phải thi lại lý thuyết.

Ông Huyện cho hay trước đây Bộ GTVT khuyến khích người dân đổi giấy bìa sang vật liệu PET, mục đích chống làm giả, thuận tiện cho quản lý nhà nước. Sau nhiều năm đặt ra lộ trình, phần lớn người dân không chấp hành nên cơ quan này đưa ra quy định phải thi lại lý thuyết nhằm mang tính răn đe hơn.

"Trên 90% người dân cả nước đã đổi giấy phép lái xe ôtô giấy bìa sang vật liệu PET. Với những người không đổi thì giấy phép lái xe giấy bìa vẫn có giá trị lưu hành, không bị xử phạt", ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định.

Ông cũng thông tin thêm cả nước có khoảng trên dưới 5,3 triệu GPLX ôtô. Tính đến thời điểm này, chỉ còn 300.000 chiếc GPLX ôtô chưa đổi sang vật liệu PET, chỉ chiếm khoảng trên 5% tổng số. Trong khi đó, số lượng GPLX xe máy đã đổi sang vật liệu PET được 40% và thời hạn đổi vẫn còn rất dài.

Theo Tổng cục trưởng Đường bộ, GPLX cơ giới đường bộ có chất liệu bằng giấy đã được các cơ quan có thẩm quyền phát hành và cấp cho người dân sử dụng từ nhiều năm nay. Quá trình sử dụng, giấy phép lái xe bằng giấy đã bộc lộ nhiều bất cập như lạc hậu, mức độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả; dễ bị tẩy xóa, sửa đổi, dễ bị hư hỏng không thuận tiện cho công tác quản lý, xử lý khi người lái xe vi phạm...

Đánh giá bài viết
1 119
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo