Khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực?

Phân biệt khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực

Vi bằng là gì? Khi nào lập vi bằng, khi nào công chứng, chứng thực? Đây là câu hỏi rất nhiều người kể cả những người học luật thắc mắc. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, HoaTieu.vn mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Vi bằng, hay văn bản công chứng, chứng thực được pháp luật thừa nhận như là chứng cứ, nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hay các quan hệ pháp lý khác. Khi thực hiện, nhiều người đánh đồng giữa việc lập vi bằng và việc công chứng, chứng thực văn bản là một, xem chúng có giá trị chứng cứ như nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào lập vi bằng cũng được thừa nhận giá trị pháp lý và không phải trong mọi trường hợp công chứng, chứng thực cũng đều có giá trị pháp lý.

Vi bằng là gì

Các trường hợp công chứng, chứng thực sau đây không được thừa nhận giá trị pháp lý:

- Công chứng bản dịch (chính) được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ hoặc giả mạo.

- Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

- Công chứng giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

- Công chứng mà mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

- Công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, bản dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

- Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

- Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình CMND hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.

- Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân

- Chứng thực chữ ký giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Chứng thực bản sao mà bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.

- Chứng thực bản sao mà bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.

- Chứng thực bản sao mà bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.

- Chứng thực bản sao mà bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.

- Chứng thực bản sao mà bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.

- Chứng thực bản sao mà giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Căn cứ pháp lý: Luật công chứng 2014Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

Và sau đây là những trường hợp không được lập vi bằng, nghĩa là trong trường hợp này, nếu lập vi bằng sẽ không được thừa nhận giá trị pháp lý, bị xem là vi phạm pháp luật vi bằng:

- Các trường hợp quy định Thừa phát lại không được làm.

+ Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật cho phép; sử dụng thông tin về hoạt động thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

+ Đòi hỏi bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

+ Tư vấn cho cá nhân, tổ chức dẫn đến thực hiện các hành vi trái pháp luật.

+ Không kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, quản tài viên và những công việc thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

+ Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu và những người có liên quan để tạo lập hồ sơ giả tạo hoặc hành vi gian dối khác.

+ Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho Văn phòng Thừa phát lại của mình trong việc hành nghề thừa phát lại.

+ Trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

+ Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

- Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: Lập vi bằng xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

- Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự, trái đạo đức xã hội.

- Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp theo quy định của pháp luật về chứng thực gồm: Lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch.

- Lập vi bằng sự kiện, hành vi mà thừa phát lại biết rõ nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu lập vi bằng.

- Lập vi bằng sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.

- Sự kiện, hành vi không do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động thừa phát lại

Như vậy, loại trừ các trường hợp nêu trên thì được phép công chứng, chứng thực và lập vi bằng.

Có trường hợp được phép công chứng, chứng thực, nhưng không được lập vi bằng đó là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính, xác nhận hợp đồng, giao dịch.

Đánh giá bài viết
1 243
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi