Kế hoạch 3635/KH-BHXH thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020

Tải về

Kế hoạch 3635/KH-BHXH - Thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch 3635/KH-BHXH năm 2016 thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế giai đoạn 2016-2020 do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 21/9/2016. Kế hoạch đề ra với mục đích là thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược hội nhập quốc tế ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13

Quyết định 959/QĐ-BHXH về Quy định thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Công văn 2026/BHXH-BT về thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
----------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3635/KH-BHXHHà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2016

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 20/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

  • Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2. Yêu cầu

  • Các đơn vị được giao chủ trì hoặc phối hợp phải đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nội dung công việc cụ thể của Kế hoạch này.
  • Nội dung Kế hoạch phải bám sát Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành Bảo hiểm xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  • Chủ động triển khai Kế hoạch một cách toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm theo từng nội dung.

II. NỘI DUNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường hoạt động hội nhập quốc tế

Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Đẩy mạnh hoạt động hợp tác, đối ngoại đa phương theo hướng chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng các đề xuất, cơ chế hợp tác phù hợp với Việt Nam thông qua các diễn đàn an sinh xã hội (ASXH) khu vực và thế giới.
  • Mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương thiết thực với các tổ chức ASXH nước ngoài trong đó ưu tiên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có hệ thống ASXH phát triển trên thế giới.
  • Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ Liên hiệp quốc, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan hỗ trợ phát triển nước ngoài, các nhà tài trợ quốc tế nhằm huy động tối đa nguồn lực để phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Hoàn thiện chính sách và đảm bảo thực thi chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động

2.1 Ban Thực hiện chính sách BHXH chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Tham gia đàm phán, xây dựng và đề xuất ký kết các hiệp định quốc tế song phương về BHXH với các quốc gia có công dân sang làm việc tại Việt Nam và quốc gia có công dân Việt Nam sang làm việc. Đàm phán, xây dựng các văn bản thỏa thuận thực hiện nội dung hiệp định song phương đã ký kết giữa cơ quan BHXH Việt Nam với cơ quan BHXH phía đối tác trình Tổng Giám đốc để ký thỏa thuận.
  • Nghiên cứu, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi nội dung trong các hiệp định quốc tế về BHXH cho phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập.

2.2 Ban Thực hiện chính sách BHYT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Tham gia đàm phán, xây dựng và đề xuất ký kết các hiệp định quốc tế song phương về BHYT với các quốc gia có công dân sang làm việc tại Việt Nam và quốc gia có công dân Việt Nam sang làm việc. Đàm phán, xây dựng các văn bản thỏa thuận thực hiện nội dung hiệp định song phương đã ký kết giữa cơ quan BHXH Việt Nam với cơ quan BHYT phía đối tác trình Tổng Giám đốc để ký thỏa thuận.
  • Đề xuất và đưa ra các biện pháp để đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế về BHYT.

2.3 Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Rà soát, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi và ban hành mới chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT để tương đồng với các quốc gia trong khu vực và thế giới.

3. Thúc đẩy hoạt động tuyên truyền đối ngoại

3.1 Trung tâm Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương để tuyên truyền quảng bá hình ảnh của BHXH Việt Nam với cộng đồng quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài. Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta về BHXH, BHYT thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, thành tựu đạt được của BHXH Việt Nam.

3.2 Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Phối hợp và sản xuất các chương trình truyền hình, tin, bài đối ngoại để tuyên truyền, quảng bá giới thiệu hình ảnh, kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam.
  • Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Việt Nam nói chung và BHXH Việt Nam nói riêng thông qua các hoạt động trao đổi song phương và đa phương giữa các đoàn công tác của BHXH Việt Nam và các nước bạn.
  • Xây dựng các chương trình, ấn phẩm về thông tin đối ngoại của BHXH Việt Nam.

3.3 Trung tâm Truyền thông:

  • Xây dựng và đưa vào sử dụng phiên bản tiếng Anh tích hợp vào Cổng thông tin điện tử của ngành BHXH cung cấp tin tức, thông tin cập nhật về chính sách chế độ BHXH, BHYT và hoạt động của ngành BHXH cho người nước ngoài.

4. Xây dựng nguồn nhân lực ngành BHXH

4.1 Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Tổ chức các khóa đào tạo ngoại ngữ nâng cao ở trong nước, các khóa đào tạo ngoại ngữ ngắn hạn tại các cơ sở đào tạo nước ngoài cho công chức, viên chức quản lý.
  • Phấn đấu đến năm 2020: 80% công chức, viên chức cấp Trung ương có thể sử dụng tiếng Anh, trong đó tối thiểu 30% có thể sử dụng tiếng Anh trong đàm phán, hội nghị, hội thảo quốc tế và làm việc trực tiếp với đối tác nước ngoài không thông qua phiên dịch; 50% cán bộ quản lý cấp tỉnh có thể sử dụng tiếng Anh cơ bản trong các hoạt động hội nhập quốc tế.
  • Phối hợp với các cơ sở đào tạo uy tín trong nước và nước ngoài tổ chức các khóa đào tạo dài hạn và sau đại học cho công chức, viên chức của BHXH Việt Nam về ngoại ngữ và an sinh xã hội.
  • Tổ chức cho công chức, viên chức BHXH Việt Nam tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về ASXH ở nước ngoài.
  • Hàng năm tổ chức tối thiểu 01 khóa bồi dưỡng về kiến thức phục vụ hội nhập quốc tế (kinh tế quốc tế, chính trị quốc tế, luật quốc tế, khoa học - công nghệ); 01 khóa bồi dưỡng kỹ năng phục vụ hội nhập quốc tế (lễ tân, báo chí, nghiệp vụ tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế, nghiệp vụ đàm phán các thỏa thuận quốc tế, nghiệp vụ tổ chức đoàn ra, đón đoàn vào, văn hóa giao tiếp quốc tế) cho công chức, viên chức thuộc Ngành, chú trọng đối tượng bồi dưỡng là công chức, viên chức làm công tác thông tin tuyên truyền, báo chí, công tác hợp tác, hội nhập quốc tế.

4.2 Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, ưu tiên cá nhân có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác đúng chuyên ngành đào tạo liên quan đến hội nhập quốc tế để thu hút nhân lực chất lượng cao về làm việc trong Ngành.
  • Đảm bảo mỗi cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí một viên chức kiêm nhiệm công tác thông tin đối ngoại.
  • Tham mưu, đề xuất với Tổng Giám đốc cử công chức, viên chức tham gia các khóa bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên về hội nhập quốc tế do các Bộ, Ngành tổ chức.

4.3 Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:

  • Nâng cao năng lực tổ chức đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH, từng bước triển khai hình thức đào tạo trực tuyến, đến cuối năm 2020 tỷ trọng đào tạo bằng hình thức trực tuyến chiếm 30% nội dung (thời gian) đào tạo của 01 viên chức/năm.
  • Phối hợp, liên kết với các tổ chức đào tạo nước ngoài xây dựng và hoàn thiện Bộ giáo trình đào tạo BHXH của Ngành, đảm bảo chất lượng, nội dung, kiến thức phù hợp với thực tế ở Việt Nam và phù hợp với Chiến lược hội nhập quốc tế của ngành BHXH Việt Nam. Mở rộng liên kết đào tạo về lĩnh vực ASXH trong và ngoài nước.
  • Tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho các cơ sở đào tạo của ngành BHXH hướng tới đạt chuẩn quốc tế.
Đánh giá bài viết
1 92
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm