Quy định mới về vượt phải, lái xe nào cũng cần biết

Định nghĩa mới về vượt phải - Tài xế Việt cần biết

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quy chuẩn 41/2016 kèm theo Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, trong đó định nghĩa rõ ràng về khái niệm "vượt phải". Điều này sẽ giúp cánh lái xe tự tin hơn khi tham gia giao thông. Đây cũng là thông tin quan trọng mà HoaTieu.vn muốn gửi tới các bạn đọc. Mời các bạn cùng tìm hiểu để không bỏ lỡ những thông tin đáng chú ý này khi tham gia giao thông.

Từ 1/11/2016, biển cấm rẽ trái/phải vẫn được quay đầu xe

Những nhóm biển báo hiệu đường bộ từ ngày 01/11/2016

Quy định mới về biển báo, vạch kẻ đường giao thông áp dụng từ 01/11/2016

Một số điểm mới về biển báo giao thông từ 1/11

Đang đi trên cao tốc, tài xế cho xe chuyển sang làn bên phải để vượt xe khác sẽ không bị coi là vi phạm lỗi vượt phải.

Định nghĩa mới về vượt phải

Hiện nay, tài xế Việt thường gặp nhiều tình huống tranh cãi với CSGT vì không đồng tình với quyết định xử phạt lỗi "vượt phải". Theo đó CSGT cho rằng vượt về bên phải xe khác là phạm lỗi vượt phải, nhưng nhiều tài xế giải thích đó chỉ là chuyển sang làn bên phải để chạy. Trong các văn bản luật và dưới luật cũng không quy định rõ về khái niệm này. Từ 1/11 tới, tranh cãi này đã không còn.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chính thức ký thông tư 06/2016 về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Theo đó quy chuẩn 41/2016 mới sẽ thay thế cho quy chuẩn 41/2012 trước kia. Thời gian bắt đầu hiệu lực là 1/11.

Quy chuẩn 41/2016 định nghĩa cụ thể khái niệm về vượt phải như sau:

Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ.

Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ "vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều". Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi vượt phải.

Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau:

Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

Như vậy, để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn.

Để làm rõ vấn đề về thế nào là vượt phải, HoaTieu.vn xin phân tích dẫn chứng cụ thể và chi tiết hơn:

Quy định mới về vượt phải, lái xe nào cũng cần biết

Quy chuẩn mới về biển báo đường bộ quy định cụ thể việc chuyển làn bên phải vượt xe khác.

Trước đây, vượt phải là tình huống giao thông gây ra rất nhiều tranh cãi giữa người điều khiển xe và CSGT vì có cách hiểu khác nhau. Đa số người tham gia giao thông cho rằng họ đi theo tốc độ quy định và nhanh hơn xe đang đi ở làn đường bên trái đang đi chậm hơn, không vi phạm quy định về cấm vượt phải. Hay nói cách khác là họ chỉ là chuyển sang làn bên phải để chạy, trong khi các lực lượng CSGT lại cho rằng vượt về bên phải xe khác là phạm lỗi vượt phải. Tuy nhiên, Quy chuẩn 41:2016/BGTVT đã phân định rõ việc này.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, Mục 3.60 của Quy chuẩn 41:2016 quy định rõ về hành vi vượt phải như sau: "Vượt phải là tình huống giao thông, trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ".

"Hành vi vượt phải chỉ cấu thành khi diễn ra trên đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều; còn đối với đường cao tốc hay đường quốc lộ có hai làn xe trên mỗi chiều thì hành vi vượt này không được coi là vi phạm vượt phải, miễn sao đảm bảo các yêu cầu khác về tốc độ, đèn báo chuyển làn...", ông Lăng nói và cho biết, để làm rõ hơn về hành vi vượt phải hay là một hành vi tham gia giao thông bình thường trên đường có nhiều làn xe cùng chiều, tại mục 3.61 quy chuẩn 41:2016 còn chỉ ra cách vượt xe đúng như sau: Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ.

"Để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn", ông Lăng nói thêm.

Điểm b Khoản 6 Điều 5 Ngị định 46 về xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 2–3 triệu đồng đối với người điều khiển xe vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái. Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Đánh giá bài viết
1 2.125
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo