Đầu tư trái phiếu chính phủ và những lưu ý

Những điều cần biết khi đầu tư trái phiếu chính phủ

Trái phiếu Chính phủ là gì? Mua trái phiếu Chính phủ có những lợi ích gì? Đầu tư trái phiếu chính phủ có rủi ro cao không? Đây là những câu hỏi rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc. Để có được câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Người nắm giữ trái phiếu còn có một lợi ích là tính thanh khoản của trái phiếu CP rất cao. Khi cần tiền, nhà đầu tư có thể bán hoặc thế chấp để chuyển thành tiền mặt rất nhanh hơn hẳn BĐS và chứng khoán.

Đầu tư trái phiếu chính phủ và những lưu ý

1. Trái phiếu chính phủ là gì, mua trái phiếu chính phủ có những lợi ích gì?

Trái phiếu chính phủ (còn gọi là công trái hoặc công khố phiếu) là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia.

Trái phiếu Chính Phủ phát hành thông thường có những thông tin sau: Tổng giá trị trong đợt phát hành, hình thức trái phiếu có ghi sổ người mua hoặc không ghi sổ; tiền kỳ hạn sẽ hoàn trả vốn cho người mua (thông thường thấp nhất là 3 năm); lãi suất trả hàng năm cho người mua và mệnh giá phát hành (tại VN thấp nhất là 100.000VNĐ).

Về lợi ích cơ bản, người mua sẽ được hưởng lãi suất đã công bố, thí dụ lãi suất cho trái phiếu kỳ hạn 5 năm đợt mới phát hành T1.2016 của Chính phủ vào khoản 6,8%.

Một lợi ích quan trọng của Trái phiếu chính phủ là tính an toàn, thường được coi là không có rủi ro. Do vậy mặc dù lãi suất có thể thấp hơn tiền gửi NH hay đầu tư vào BĐS và Chứng khoán thì trái phiếu CP luôn luôn được nhà đầu tư quan tâm.

Người nắm giữ trái phiếu còn có một lợi ích là tính thanh khoản của trái phiếu CP rất cao. Khi cần tiền, nhà đầu tư có thể bán hoặc thế chấp để chuyển thành tiền mặt rất nhanh hơn hẳn BĐS và chứng khoán.

Ngoài ra, giá thị giá trái phiếu sẽ tăng nếu như các kênh đầu tư rủi ro như BĐS và CK gặp khó khăn và ngược lại. Do vậy Trái phiếu chính phủ cũng có thể đem lại lợi nhuận gia tăng (và thua lỗ) cho các nhà đầu tư khi mua - bán lại trái phiếu theo từng thời điểm.

2. Việc đầu tư tài chính bằng cách mua trái phiếu chính phủ sẽ như thế nào?

Hiện nay tại VN, đầu tư trái phiếu Chính phủ theo hai hình thức. Trên thị trường sơ cấp là mua trái phiếu trong đợt phát hành lần đầu; và thị trường thứ cấp là việc mua - bán trái phiếu của những người đang nắm giữ.

Hiện nay để mua trái phiếu CP trên thị trường sơ cấp của VN theo từng đợt phát hành chỉ do các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Bảo hiểm và Quỹ đầu tư... Việc mua trái phiếu theo hình thức đấu giá, tổ chức nào đưa ra mức lãi suất mà Chính phủ phải trả thấp hơn sẽ thắng. Ngày 13/1/2016, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng khối lượng gọi thầu 4.000 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn: 3 năm (2.000 tỷ đồng) và 5 năm (2.000 tỷ đồng). Theo đó, trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 9 thành viên tham gia dự thầu, và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,58 - 7,20%/năm. Kết quả, huy động được 160 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu 6,58%/năm.

Việc đầu tư TPCP trên thị trường thứ cấp dành cho mọi nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư cá nhân thông qua việc mua bán theo lệnh chào mua - bán tương tự đầu tư cổ phiếu. Thí dụ hiện nay Ngân hàng Sacombank tổ chức mua bán lẻ Trái phiếu Chính phủ (Retail bond) cho nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư xem thông tin căn cứ vào thông tin chào giá trên website Sacombank hoặc thông qua Chi nhánh/Phòng giao dịch (CN/PGD), để thỏa thuận thực hiện giao dịch; Giá trị giao dịch tối thiểu giữa Sacombank và khách hàng cá nhân là 100 triệu đồng/ giao dịch; đối với khách hàng doanh nghiệp là 300 triệu đồng/ giao dịch.

3. Đây có là kênh đầu tư tốt không?

Như đã nêu trên về các lợi ích của trái phiếu Trái phiếu Chính phủ được xem là không có rủi ro, giúp nguồn vốn đầu tư được bảo toàn gần như tuyệt đối, đồng thời thu nhập ổn định từ lợi tức nhận hàng năm và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Mặc dù thời gian nhận lại vốn khá dài, do cần tiền nhà đầu tư có thể cầm cố lại hoặc bán lại dể dàng. Với những ưu điểm đó thì TPCP là kênh đầu tư quan trọng của những tổ chức tài chính có nguồn tiền lớn, đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty Bảo hiểm nhân thọ, các quỹ đầu tư an toàn, Quỹ hưu trí tự nguyện.

Đối với nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm sự an toàn, nếu so sánh với lãi suất tiền gửi tiết kiệm NHTM trong đặc thù VN cũng rất an toàn do có sự bảo hộ của Chính Phủ thì việc đầu tư trái phiếu CP để hưởng lãi chưa đủ hấp dẫn, Tuy nhiên, khi lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm dần, giá trị VNĐ ổn định; đồng thời với cơ chế NH có thể bị phá sản làm tăng rủi ro của người gửi tiền thì nhà đầu tư cá nhân, thì kênh đầu tư này cũng dần dần trở nên khá hấp dẫn như các nước phát triển.

Hiện nay, việc đầu tư TPCP có thể tăng hấp dẫn, tạo ra lợi nhuận cao nếu nhà đầu tư thực hiện phương thức mua - bán theo từng thời điểm dựa trên sự đánh giá về kinh tế vĩ mô, sự biến động của các kênh đầu tư. Trong thực tế, một số nhà đầu tư mua TPCP trong giai đoạn 2010 - 2011, lúc đó thị giá TPCP xuống thấp do lãi suất NH quá cao, và đã thu lợi rất lớn khi bán lại vào năm 2013 khi thị giá TPCP lên cao vì lãi suất huy động NHTM giảm mạnh. Tất nhiên để “lướt sóng trái phiếu CP”, nhà đầu tư cần có khả năng phân tích kinh tế vĩ mô tốt, nhận định được thời điểm đầu tư và có một phần chấp nhận rủi ro.

4. Trường hợp nào nên mua trái phiếu chính phủ. Đây chỉ là hình thức kinh doanh cho cá nhân hay cho cả doanh nghiệp ?

Với nhận định những lợi ích và đặc điểm của kênh đầu tư TPCP, thì việc đầu tư chỉ thích hợp với một số trường hợp.

  • Thứ nhất là NHTM do đặc thù quy định của NHNN yêu cầu phải có một khoản dự trữ tiền mặt bắt buộc, ngoài ra còn có một khoản tiền chưa cho vay thì việc mua TPCP là hoạt động thường xuyên để đồng tiền có thêm lợi nhuận.
  • Thứ hai là các tổ chức tài chính thu hút một lượng tiền lớn thường xuyên như Công ty bảo hiểm nhân thọ, có yêu cầu phải đầu tư an toàn thì TPCP là một kênh đầu tư không thể thiếu.
  • Đối với doanh nghiệp lớn, thường xuyên có nguồn tiền tích luỹ lớn thì việc đầu tư vào TPCP cũng khá hấp dẫn thay vì gửi không kỳ hạn vào NHTM.
  • Đối với nhà đầu tư cá nhân, muốn tiềm kiếm lợi tức cao hơn gửi ngân hàng nhưng không bị rủi ro mất vốn như Chứng khoán, hoặc không đòi hỏi vốn lớn và có thể bị chôn vốn dài hạn như BĐS thì việc tham gia đầu tư TPCP theo dạng mua - bán thu lợi là khá thích hợp.

5. Muốn mua thì mua ở đâu, lúc nào cũng mua đc hay phải theo đợt phát hành?

Đối với TPCP phát hành lần đầu nếu sử dụng hình thức đấu thầu thì chỉ có các NHTM và các Tổ chức tài chính mới được tham gia đấu thầu để mua. Trong trường hợp phát hành thông qua công ty bảo lãnh, đại lý hoặc bán lẻ thì nhà đầu tư các nhân và doanh nghiệp được tham gia mua.

Trong trường hợp nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư mua - bán trái phiếu TP đã phát hành thì mở tài khoản tại các công ty chứng khoán, và xem các lệnh chào mua, chào bán trên sàn HNX để thực hiện giao dịch với phương thức thoả thuận khá thuận lợi tương tự giao dịch cổ phiếu. Tất nhiên để thu lời, thì nhà đầu tư xác định TPCP được chào bán ở thời điểm giá thấp để mua; và bán lại vào thời điểm giá cao để thu lợi.

Đánh giá bài viết
1 155
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi