Đất thổ cư có phải đất ở không?
Đất thổ cư được hiểu đơn giản là cụm từ truyền thống để chỉ đất ở. Đất thổ cư có phải đất ở không là thắc mắc của rất nhiều người. Để trả lời được, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết.
Đất thổ cư là gì
1. Đất thổ cư có phải đất ở không?
Đất thổ cư là một cách gọi truyền thống của đất phi nông nghiệp nằm trong khu dân cư, hay chính là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa, các công trình xây dựng phục vụ đời sống xã hội, đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đã được cơ quan nhà nước công nhận là đất thổ cư.
Như vậy có thể nói ngắn gọn, đất thổ cư chính là một cách gọi khác của đất ở.
Đất thổ cư có thể chia là 2 loại là đất thổ cư tại nông thôn (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ ONT), đất thổ cư tại đô thị (ký hiệu viết tắt trên sổ đỏ là ODT).
Đất thổ cư khi đáp ứng đủ điều kiện cấp sổ đỏ của pháp luật thì đất thổ cư vẫn được cấp sổ đỏ bình thường. Các điều kiện cơ bản để được cấp sổ đỏ cho đất thổ cư như là được giao đất, nhận chuyển nhượng đất theo đúng quy định của phải luật, đất thực hiện theo đúng quy hoạch ở địa phương, sử dụng ổn định, lâu dài, không tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án hoặc làm tài sản đảm bảo cho khoản vay,… Người dân đang sử dụng đất thổ cư có đủ điều kiện mà chưa được cấp sổ đỏ thì có thể làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu với đất để đảm bảo quyền lợi của mình, và người mua đất khi mua đất thổ cư cũng phải lưu ý về giấy tờ nhà đất khi mua để tránh rủi ro sau này.
2. Đất thổ cư và đất nông nghiệp có gì khác nhau?
Như chúng ta đã biết, đất thổ cư chính là đất ở nằm trong khu dân cư và được chia thành hai loại đó là đất ở nông thôn và đất ở đô thị.
Để phân biệt đất ở và đất nông nghiệp có gì khác nhau, đầu tiên chúng ta cần phải biết đất nông nghiệp là gì? Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: đất trồng lúa và đất trồng cây hoa màu hàng năm; đất trồng cây lây năm; đất trồng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; đất làm muối; đất nuôi trồng thủy sản; và đất nông nghiệp khác như đất để làm nhà kính, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; đất ươm cây giống;…
Như vậy, có thể hiểu, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng để sản xuất, canh tác nông nghiệp, trong cả lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
Sự khác biệt giữa đất ở và đất nông nghiệp có thể nói nôm na là đất ở là đất để ở, đất nông nghiệp là đất để làm nông. Nhưng để rõ ràng cụ thể hơn, chúng tôi xin được chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản của đất ở và đất nông nghiệp cả về mặt pháp lý và trên thực tế đời sống như sau:
+ Về mục đích sử dụng:
– Đất ở là đất dùng để ở, để xây dựng nhà cửa và cả công trình phục vụ đời sống dân sinh khác.
– Đất nông nghiệp được sử dụng trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp như là trồng trọt các loại lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp…; chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi; làm muối; nuôi trồng thủy sản,…
Trên thực tế, đất thổ cư nếu chủ sở hữu chưa có ý định xây dựng nhà ở hoặc các công trình khác, thì vẫn có thể trồng các loại hoa màu, hoặc làm một số hoạt động nông nghiệp khác trên đất của mình, nhưng đối với đất nông nghiệp, chủ sở hữu đất không thể xây dựng nhà ở hay các công trình trên đó, nếu muốn xây dựng thì phải xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
Nếu như từ đất nông nghiệp khi đủ điều kiện thì có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp, và được sử dụng vào mục đích để làm đất ở, thì ngược lại, việc chuyển đổi từ đất ở thành đất nông nghiệp là chuyện không thể thực hiện được.
Do tính chất của đất nông nghiệp là đất để sản xuất nuôi trồng, nên một khi đã chuyển đổi thành đất ở thì nó sẽ không thể trở lại đặc tính ban đầu của nó nữa, ví dụ như một diện tích đất dùng để trồng lúa, nếu xây nhà trên mảnh đất này, một thời gian sau không dùng nữa phá nhà đi, thì mảnh đất này cũng không thể dùng để trồng lúa nữa do việc cải tạo, sử dụng đất đã khiến cho đất không còn màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa như ban đầu. Do tính chất một đi không trở lại này, để bảo vệ sản xuất nông nghiệp vốn là rất quan trọng ở nước ta, nên Nhà nước cũng rất chú trọng bảo vệ nguồn đất nông nghiệp này. Các hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp đều phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người thực hiện tự ý chuyển đổi có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
3. Một số lưu ý về việc chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở (đất thổ cư).
Hiện nay do nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng tăng cao, mà như chúng ta đã biết, chỉ có đất thổ cư mới được xây dựng nhà ở còn đất nông nghiệp thì không, vậy nên nhu cầu chuyển đổi đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư của người dân cũng ngày càng ra tăng, tuy nhiên có một số điều mà mọi người cần phải lưu ý khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư như sau:
+ Các trường hợp chuyển đổi đất thành đất thổ cư cần phải có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước.
Căn cứ theo Điều 57 Luật Đất đai 2013 , có 03 trường hợp khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải có sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi có đất, đó là:
– Đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp. Ví dụ chuyển từ đất trồng lúa lên đất để xây dựng khu công nghiệp.
– Đất phi nông nghiệp chuyển thành đất để ở. Đất phi nông nghiệp có nhiều loại chẳng hạn như đất sản xuất, kinh doanh, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh… các loại đất phi nông nghiệp này khi chuyển đổi thành đất ở đều phải xin phép cơ quan Nhà nước.
– Đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng (VD: đất giao cho đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính, đất giao cho cơ sở tôn giáo, đất được sử dụng để xây dựng dự án tái định cư..) chuyển thành đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất.
Ngoài 03 trường hợp này thì không cần xin phép, nhưng cần phải làm thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện ở địa phương.
+ Phí và lệ phí chuyển nhượng mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Người chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư sẽ phải nộp một khoản phí và lệ phí khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Các loại phí và lệ phí này bao gồm:
– Các chi phí trong việc thực hiện đo đạc.
– Tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất: được tính bằng 1/2 mức chênh lệch giá đất nông nghiệp và đất thổ cư ở địa phương tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
– Lệ phí trước bạ: tính bằng 0.5% giá trị của phần đất yêu cầu chuyển đổi.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Đất đai - Nhà ở của phần Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công