Công văn 2797/BCT-ĐTĐL Hướng dẫn vướng mắc trong xử lý hành vi trộm cắp điện

Tải về

Công văn 2797/BCT-ĐTĐL Hướng dẫn vướng mắc trong xử lý hành vi trộm cắp điện

Ngày 31/3/2016, Bộ Công thương ban hành Công văn 2797/BCT-ĐTĐL hướng dẫn vướng mắc trong quá trình phát hiện, xử lý hành vi trộm cắp điện. Đồng thời, Công văn 2797/BCT-ĐTĐL còn hướng dẫn về việc xác định chủ thể vi phạm trong trường hợp địa điểm phát hiện hành vi trộm cắp điện là nhà cho thuê, cho mượn.

Thông tư 02/2016/TT-BTTTT quy định kiểm tra tần số vô tuyến điện

Quyết định 942/QĐ-BCT Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho các dự án điện sinh khối

Công văn 1166/TCT-TNCN hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân với tiền công tác phí, tiền điện thoại

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2797/BCT-ĐTĐL
V/v hướng dẫn một số vấn đề vướng mắc trong
quá trình phát hiện, xử lý hành vi trộm cắp điện
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2016
Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các Sở Công Thương;

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Sau khi xem xét ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh và một số Sở Công Thương đề nghị hướng dẫn một số vấn đề vướng mắc trong quá trình phát hiện, xử lý vi phạm hành vi trộm cắp điện khi thực hiện các quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện (sau đây viết tắt là Thông tư số 27/2013/TT-BCT) và Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP); căn cứ các quy định của Luật Điện lực, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Luật Xử lý vi phạm hành chính và thực tế triển khai hoạt động phát hiện, xử lý hành vi trộm cắp điện, Bộ Công Thương hướng dẫn một số nội dung, cụ thể như sau:

1. Về xác định chủ thể vi phạm trong trường hợp địa điểm phát hiện hành vi trộm cắp điện là nhà cho thuê, cho mượn

Đối với trường hợp địa điểm phát hiện hành vi trộm cắp điện là nhà cho thuê, cho mượn, việc xác định chủ thể vi phạm để xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực: "Bên sử dụng điện mới có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để kiểm tra hệ thống đo đếm điện sau khi tiếp nhận địa điểm sử dụng điện đã có thiết bị đo đếm điện. Trong thời gian chưa thông báo cho bên bán điện, bên sử dụng điện phải chịu trách nhiệm về hệ thống đo đếm điện đã tiếp nhận".

Vì vậy, trong trường hợp này, chủ thể vi phạm được xác định là bên sử dụng điện tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm, là đối tượng bị xem xét để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 9, Khoản 11 và Khoản 12 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.

2. Về thời gian chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện đến người có thẩm quyền xử phạt và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc trộm cắp điện

Trộm cắp điện là trường hợp vi phạm hành chính đặc biệt, cụ thể là:

- Theo quy định tại Khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP, tùy thuộc vào số lượng điện bị trộm cắp, hành vi trộm cắp điện bị áp dụng các mức xử phạt khác nhau thuộc thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác nhau. Do đó, phải xác định rõ số lượng điện bị trộm cắp thì mới đủ cơ sở để xác định vi phạm trộm cắp điện thuộc "điểm" nào của Khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP. Căn cứ vào mức độ vi phạm và mức tiền phạt tương ứng mới xác định được người có thẩm quyền xử phạt hành vi trộm cắp điện để chuyển biên bản vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc. Đồng thời, phải xác định được số lượng điện bị trộm cắp thì mới xác định được hành vi trộm cắp điện có thể thuộc trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính hay không (hành vi trộm cắp điện với số lượng điện bị trộm cắp quy định từ Điểm d đến Điểm k Khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP là các trường hợp chủ thể vi phạm trộm cắp điện có quyền giải trình).

- Hành vi trộm cắp điện thường rất đa dạng, có nhiều trường hợp chủ thể vi phạm áp dụng khoa học công nghệ cao để điều khiển, can thiệp vào các thiết bị đo đếm điện. Do vậy, việc tính toán số lượng điện bị trộm cắp thường rất phức tạp, cần phải có thời gian để tính toán; nhiều trường hợp bắt buộc phải chờ kết quả kiểm định thiết bị đo đếm điện.

Vì vậy, vụ việc trộm cắp điện được áp dụng là trường hợp "vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp" hoặc "vụ việc thuộc trường hợp giải trình cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ" (phải tính toán số lượng điện trộm cắp để xác định vụ việc có thuộc trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính hay không). Nghĩa là, thời hạn ra quyết xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc trộm cắp điện cần được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính: "Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày".

Theo đó, thời gian chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện đến người có thẩm quyền xử phạt và thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc trộm cắp điện được áp dụng như sau:

- Thời hạn chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện đến người có thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính: Việc chuyển giao Biên bản vi phạm hành chính và hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt được thực hiện ngay khi lập xong Biên bản vi phạm hành chính (đã xác định được số lượng điện bị trộm cắp theo quy định tại Khoản 9 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP). Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ vụ việc để chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc trộm cắp điện thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính: Tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản và có thể xin gia hạn theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

3. Về phương pháp xác định sản lượng điện năng (ASD) theo Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2013/TT-BCT

Phương pháp xác định sản lượng điện năng (ASD) theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2013/TT-BCT được áp dụng đối với các giá trị kiểm định công tơ cho hệ số công suất cosφ từ 0,9 trở lên.

Đánh giá bài viết
1 379
Công văn 2797/BCT-ĐTĐL Hướng dẫn vướng mắc trong xử lý hành vi trộm cắp điện
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm