Thông tư 59/2015/TT-BCT Quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

Thông tư 59/2015/TT-BCT Quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

Từ ngày 31/3/2016, quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động được thực theo Thông tư 59/2015/TT-BCT của Bộ Công thương. Theo đó, Thương nhân, tổ chức sử dụng ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công thương theo quy định. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 31/03/2016.

Thông tư 50/2015/TT-BCT về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại

Quyết định 74/QĐ-TTG nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng toà nhà thương mại, chung cư cao tầng

Quyết định 307/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 59/2015/TT-BCTHà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUA ỨNG DỤNG TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động (sau đây gọi là ứng dụng di động) quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP).

2. Thông tư này không áp dụng đối với các ứng dụng di động trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, các ứng dụng mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác, các ứng dụng thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ tài chính, ứng dụng trò chơi trực tuyến, ứng dụng đặt cược hoặc trò chơi có thưởng. Các ứng dụng này chịu sự điều chỉnh của pháp luật quản lý chuyên ngành tương ứng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các ứng dụng di động, bao gồm:

a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng bán hàng;

b) Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

c) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ;

d) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

2. Ứng dụng bán hàng là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

3. Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.

4. Ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử là ứng dụng di động cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

5. Ứng dụng khuyến mại trực tuyến là ứng dụng di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

6. Ứng dụng đấu giá trực tuyến là ứng dụng di động cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu ứng dụng có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

7. Chức năng đặt hàng trực tuyến là chức năng của ứng dụng di động cho phép khách hàng khởi đầu quá trình giao kết hợp đồng theo những điều khoản được công bố trên ứng dụng đó, bao gồm cả việc giao kết hợp đồng với hệ thống thông tin tự động.

8. Sản phẩm nội dung số là các văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.

Điều 4. Nguyên tắc thông báo, đăng ký ứng dụng di động

1. Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.

2. Với một ứng dụng di động, thương nhân, tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký một lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau.

Điều 5. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng bán hàng

1. Thông báo với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 1 Chương II Thông tư này.

2. Cung cấp đầy đủ các thông tin sau trên ứng dụng:

a) Tên và địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân;

b) Số điện thoại, địa chỉ thư điện tử hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác.

3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử trên ứng dụng di động:

a) Tuân thủ các nghĩa vụ về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;

b) Thông báo cho người tiêu dùng về việc ứng dụng của mình sẽ thu thập những thông tin gì trên thiết bị di động khi được cài đặt và sử dụng;

c) Không được phép mặc định buộc người tiêu dùng phải sử dụng các dịch vụ đính kèm khi cài đặt và sử dụng ứng dụng của mình.

4. Thực hiện các quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này nếu ứng dụng bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến.

5. Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử.

6. Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

7. Trong trường hợp sử dụng ứng dụng bán hàng để kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thì phải đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đồng thời công bố trên ứng dụng số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Đánh giá bài viết
1 258
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi