Công văn 2704/BYT-KH-TC
Định mức làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm
Mua ngay Từ 69.000đ
Công văn 2704/BYT-KH-TC - Định mức làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
Công văn 2704/BYT-KH-TC của Bộ Y tế về việc định mức làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành ngày 16/05/2018. Theo đó, BHXH chưa thanh toán trường hợp khám, chữa bệnh vượt định mức là sai.
Công văn 4173/VPCP-KSTT Quản lý và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử
Quyết định 2510/QĐ-BYT Công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh
Thuộc tính văn bản: Công văn 2704/BYT-KH-TC
Số hiệu | 2704/BYT-KH-TC |
Loại văn bản | Công văn |
Lĩnh vực, ngành | tế-Sức khỏe , Bảo hiểm |
Nơi ban hành | Bộ Y tế |
Người ký | Phạm Lê Tuấn |
Ngày ban hành | 16/05/2018 |
Ngày hiệu lực | 16/05/2018 |
BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2704/BYT-KH-TC
V/v định mức làm cơ sở xây dựng giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2018
Kính gửi: Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Thực hiện quy định của Luật Giá, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giá, Bộ Y tế đã
phối hợp cùng Bộ Tài chính và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiến hành việc khảo sát và xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng và ban hành giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh. Việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật này đã tuân thủ đúng các quy
định của Luật Giá, Nghị định số 177/2013/NĐ-CP, Thông tư số 25/TT-BTC ngày
17/12/2014 của Bộ Tài chính quy định phương pháp định giá chung đối với hàng hóa
dịch vụ đồng thời đã được Hội đồng thẩm định với sự tham gia của Bộ Tài chính, Bảo
hiểm xã hội Việt Nam thẩm định thông qua.
Các định mức kinh tế - kỹ thuật đã được Hội đồng thẩm định thông qua là định mức
trung bình tiên tiến, được xây dựng theo quy trình chuyên môn hoặc khảo sát thực tế, cả
nơi cao và nơi thấp, phù hợp với đa số các cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó có một số
định mức (tương tự như công suất, sản lượng trong sản xuất) để tính giá dịch vụ, ví dụ
như số lượt khám bình quân/1 bàn khám/ngày; số ca chiếu, chụp X-quang, CT scanner,
cộng hưởng từ (MRI), siêu âm... được khảo sát, tính trung bình để tính chi phí tiền lương
và phân bổ các chi phí chung vào giá dịch vụ. Do đó các định mức này không phải là các
đơn vị chỉ được làm như định mức, cũng không thể hiểu đây là định mức tối đa,
không cho phép các đơn vị được làm vượt định mức này và cũng không được sử
dụng để làm căn cứ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cụ thể tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh.
Trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được ý kiến phản ánh của nhiều cơ sở khám, chữa
bệnh và địa phương; trên cơ sở kiểm tra thực thế tại một số cơ sở khám chữa bệnh tại một
số địa phương về việc khi giám định thanh toán, cơ quan Bảo hiểm xã hội tạm thời chưa
thanh toán hoặc đã xuất toán đối với một số dịch vụ kỹ thuật y tế đơn vị đã cung cấp cho
người bệnh nhưng vượt định mức kinh tế kỹ thuật tại các Quyết định ban hành định mức
kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xây dựng và ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của
Bộ Y tế. Bộ Y tế có ý kiến về một số nội dung cụ thể như sau:
1. Đối với dịch vụ khám bệnh:
Một số đơn vị, địa phương phản ánh cơ quan BHXH thực hiện giám định số lượt khám
bệnh theo từng bàn khám, tạm thời chưa thanh toán đối với các bàn khám có lượt khám
vượt định mức tính giá. Ví dụ, Bệnh viện A được xếp hạng I, cơ quan BHXH chỉ thanh
toán tối đa 42 lượt khám, trường hợp khám nhiều hơn 42 lượt, thì từ lượt khám 43 trở đi
cơ quan BHXH tạm thời chưa thanh toán.
Về vấn đề này, Bộ Y tế có ý kiến như sau: Việc giám định như trên là chưa phù hợp, dẫn
đến có bệnh viện hiểu rằng BHXH chỉ thanh toán tối đa 42 lượt khám/bàn, hoặc chỉ được
khám đến lượt thứ 42, những người từ thứ 43 trở đi không được khám, không được thanh
toán nên có thể không khám mà yêu cầu người bệnh về để hôm khác khám hoặc chuyển
bàn khám khác, cơ sở y tế khác. Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ
đạo BHXH các tỉnh tổ chức giám định để xác định thực tế số lượt khám bệnh của người
có thẻ BHYT, không được yêu cầu các bệnh viện chỉ được khám tối đa theo định mức
tính giá/1 bàn khám hoặc 1 bác sỹ khám.
2. Đối với dịch vụ chẩn đoán hình ảnh:
- Một số đơn vị, địa phương phản ánh cơ quan BHXH thực hiện giám định số ca chụp X
quang theo bác sỹ đọc kết quả; mỗi bác sỹ/1 ngày chỉ được thanh toán đến 48 ca chụp
Xquang, từ ca 49 trở đi nếu vẫn bác sỹ đó đọc kết quả thì tạm thời chưa thanh toán; nhiều
dịch vụ chiếu, chụp chẩn đoán cũng đang giám định theo cách này. Dẫn đến nhiều bệnh
viện đang hiểu là BHXH chỉ cho phép 01 bác sỹ được đọc tối đa 48 phim/ngày nên đề
nghị được tuyển dụng thêm bác sỹ để đọc phim, nếu không BHXH sẽ không thanh toán.
Về vấn đề này, Bộ Y tế có ý kiến như sau:
- Chi phí tiền lương tính trong giá dịch vụ chẩn đoán hình ảnh gồm tiền lương của bộ
phận kỹ thuật thực hiện chiếu, chụp và tiền lương của người đọc kết quả. Định mức tính
giá 48 ca chụp Xquang/ngày làm việc 8 giờ được xây dựng trên kết quả khảo sát công
suất bình quân của 01 kíp chụp/01 máy X quang/01 ngày của nhiều bệnh viện trên toàn
quốc.
Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức giám định để xác định thực tế số ca chụp X
quang, số ca chiếu, chụp, chẩn đoán hình ảnh của người có thẻ BHYT, không được yêu
cầu các bác sỹ chỉ được đọc tối đa số phim theo định mức tính giá. Bộ Y tế sẽ hướng dẫn
thanh toán trong các trường hợp vượt định mức giá sau.
3. Đối với việc giám định, xác định số dịch vụ được thanh toán theo số lượng vật tư,
hóa chất đã sử dụng và định mức sử dụng vật tư, hóa chất tính giá.
- Một số đơn vị, địa phương phản ánh cơ quan BHXH thực hiện giám định, thanh toán
một số dịch vụ không theo số dịch vụ thực tế bệnh viện thực hiện cho người có thẻ
BHYT mà giám định để xác định số ca được thanh toán bằng cách lấy tổng số vật tư, hóa
chất xuất dùng chia (:) cho định mức sử dụng vật tư, hóa chất và chỉ thanh toán theo số ca
này, không thanh toán theo số ca thực tế bệnh viện đã thực hiện. Ví dụ: đối với dịch vụ
châm, lấy tổng số kim châm cứu xuất dùng trong năm (hoặc trong tháng) chia (:) 20 kim
châm cứu (là định mức kim châm cứu để tính giá dịch vụ châm), lấy kết quả này là số ca
châm được thanh toán. Hoặc đối với dịch vụ điện tim, định mức sử dụng cáp điện tim là
200 ca/01 cáp, BHXH giám định và chỉ thanh toán 200 ca/1 cáp điện tim, nếu bệnh viện
chưa thay cáp thì từ ca thứ 201 trở đi không thanh toán.
Về vấn đề này, Bộ Y tế có ý kiến như sau:
- Việc giám định và thanh toán như trên là không đúng quy định. Đề nghị Bảo hiểm xã
hội Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh giám định để xác định thực tế số dịch vụ bệnh viện
đã thực hiện cho người có thẻ BHYT.
Trong khi chờ liên Bộ khảo sát, Điều chỉnh định mức của một số dịch vụ cho phù hợp, tại
Biên bản số 1135/BB-BYT, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất trước
mắt chỉ thực hiện việc rà soát đối với một số loại vật tư y tế theo kiến nghị của thanh tra,
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Bài liên quan
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
Mua Hoatieu Pro 69.000đ
Bạn đã mua gói? Đăng nhập ngay!
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác