Có được sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ không?

Có được sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ không?

Có được sử dụng gậy 3 khúc để tự vệ không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết sau đây HoaTieu.vn sẽ giải đáp giúp bạn thắc mắc dùng gậy 3 khúc tự vệ có phạm pháp hay không.

Sử dụng gậy 3 khúc có bị cấm không?

Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là hành vi cấm theo quy định của pháp luật. Nếu cá nhân cố tình tàng trữ, sử dụng sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP và bị tịch thu phương tiện đó.

Các bạn lưu ý gậy ba khúc mà bạn sử dụng phải xác định là loại như thế nào? Kim loại hay gỗ, có điện hay không mức độ gây hại thế nào? Những tiêu chí nêu trên bạn phải xác định được trước.

Theo quy định của Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30 tháng 06 năm 2011 quy định về công cụ hỗ trợ như sau:

“9. Công cụ hỗ trợ gồm:

a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

đ) Động vật nghiệp vụ.”

Hiện tại vẫn chưa có khái niệm rõ về dùi cui kim loại, tuy nhiên nếu dựa vào cấu tạo (kim loại) và khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe của người khác nếu sử dụng thì gậy ba khúc có thể được xem là công cụ hỗ trợ (trừ trường hợp chất liệu là gỗ) tương tự như dùi cui điện. Là công cụ cấm tàng trữ sử dụng, nếu cố tình sử dụng thì bạn sẽ bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm….

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa;

d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;

e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng;

g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định.”

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có ích khác tại mục Phổ biến pháp luật, Hỏi đáp pháp luật như là:

Đánh giá bài viết
1 305
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm