Chế độ làm việc của giáo viên mầm non
Chế độ làm việc của giáo viên mầm non mới nhất 2017
Có rất nhiều độc giả đã gửi về HoaTieu.vn nhiều câu hỏi về các quy định, chế độ làm việc của giáo viên mầm non, chế độ nghỉ hè hay các chế độ hưởng thai sản. Dưới đây, HoaTieu.vn xin tổng hợp tất cả các chế độ đối với giáo viên mầm non để các bạn nắm rõ mà không để mất quyền lợi của mình.
Chế độ thai sản mới nhất năm 2017
Điều lệ trường mầm non mới nhất
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp Mầm Non
Quyết định 07/2015/QĐ-UBND về chế độ với nhân viên nấu ăn trong trường mầm non công lập
Chế độ làm việc của giáo viên mầm non
Hỏi: Vợ tôi là giáo viên mầm non ở vùng biên giới Lai Châu, hiện nuôi con nhỏ 5 tháng, đặc thù công việc của vợ tôi là ngoài dậy giờ hành chính phải cho trẻ ăn và trông cho trẻ ngủ trưa, vợ tôi nuôi con nhỏ thì có phải làm thêm giờ vào buổi trưa như vậy không?
Trả lời:
Với những thắc mắc của bạn, HoaTieu.vn xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Theo quy định tại Thông tư 48/2011/TT – BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non thì:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên:
"Điều 3. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành. Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định."
Giờ dạy của giáo viên mầm non
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.
Như vậy, trong trường hợp của vợ bạn, ngoài dậy giờ hành chính phải cho trẻ ăn và trông cho trẻ ngủ trưa. Do đó, đây được coi như là một đặc thù của công việc chứ không phải là chế độ làm thêm. Đối với giáo viên dạy mầm non 2 buổi/ngày như vợ anh thì chỉ cần dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo là làm việc 40 giờ/tuần. Nếu trong tuần, kể cả giờ dạy hành chính và giờ trông trẻ ăn, trông trẻ ngủ vượt quá 40 giờ/tuần thì thời gian vượt quá đó được coi là thời gian làm thêm. Mà theo quy định tại Điều 155, Bộ Luật lao động 2012 quy định về chế độ bảo vệ thai sản đới với lao động nữ thì pháp luật không cho phép người sử dụng lao động sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ.
Chế độ thai sản giáo viên:
"Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Vậy, căn cứ vào những quy định pháp luật trên, anh có thể xem xét để bàn bạc với vợ của mình ý kiến với Hiệu trưởng trường mầm non - nơi vợ anh đang công tác để có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
Tham khảo thêm
Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho mầm non 2023 Đồ dùng, đồ chơi mầm non chuẩn theo Thông tư 02
Thông tư 09/2015/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của điều lệ trường mầm non Sửa đổi điều lệ trường mầm non
Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non Phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non
Thông tư liên tịch 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV về định mức số người làm việc trong cơ sở mầm non công lập Khung định mức công việc và số người làm việc trong cơ sở mầm non
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Công văn 2466/NHCS-TDSV 2022 hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với HS-SV có hoàn cảnh khó khăn để mua thiết bị phục vụ học tập
-
Thông tư 15/2022/TT-BGDĐT giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp
-
Công văn số 4185/BGDĐT-VP về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022-2023
-
Chỉ thị 2919/CT-BGDĐT
-
Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH 2022 hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh trung học năm học 2022-2023
-
Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT
-
Công văn 694/UBND-KGVX Hà Nội 2022 hướng dẫn các thủ tục hành chính, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà
-
Quyết định 2454/QĐ-BGDĐT Chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên
-
Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT
-
Điều lệ Trường tiểu học mới nhất 2023