Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Khoa học tự nhiên mô đun 2
Mẫu kế hoạch bài dạy minh họa môn Khoa học tự nhiên THCS mô đun 2 là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT mới. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên Mô đun 2
MẪU KẾ HOẠCH BÀI DẠY NHÓM 6
TÊN BÀI DẠY: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
Môn: Khoa học tự nhiên 8
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YÊU CẦU CẦN ĐẠT | (STT) của YCCĐ hoặc dạng mã hoá của YCCĐ | |
(STT) | Dạng Mã hoá | ||
Nhận thức khoa học tự nhiên | – Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. | (1) | KHTN.1.1 |
- Tiến hành thí nghiệm, phân tích hiện tượng rút ra khái niệm biến đổi vật lí, biến đổi hóa học | (2) | KHTN.1.2 | |
- Phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. | (3) | KHTN.1.3 | |
Tìm hiểu tự nhiên | - Quan sát một số hiện tượng trong thực tiễn để phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. | (4) | KHTN.2.2 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. | (5) | KHTN.3.1 |
- Nhận ra được một số khí cũng có thể hoà tan trong nước để tạo thành một dung dịch; các chất rắn hoà tan và không hoà tan trong nước. | (6) | KHTN.3.1 | |
NĂNG LỰC CHUNG | |||
Tự chủ và tự học | Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm | (7) | TC.1.1 |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | |||
Trung thực | Báo cáo đúng kết quả của thí nghiệm xác định để biết dung môi, dung dịch là gì; phân biệt được dung môi và dung dịch. | (8) | 8.TT.1 |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm. Mỗi bộ gồm:
+ Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, muôi sắt, đèn cồn, kẹp gỗ, Nam châm
+ Hoá chất: Bột Fe, S, Đường
- Bảng phụ (PHT)
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới
- Tìm hiểu các thí nghiệm của bài:
- Tìm hiểu các hiện tượng vật lí, hoá học xảy ra trong thực tế
- Chuẩn bị: Nước, khăn lau, giấy…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (thời gian) | Mục tiêu(Có thể ghi ở dạng STT hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ) | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá | |
(STT) | Mã hóa | ||||
Hoạt động 1 Khởi động | (1) KHTN 1.1 | Kiến thức liên quan đến biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. | - Dạy học giải quyết vấn đề - Kỹ thuật động não – công não, KWL | Câu trả lời của HS | |
Hoạt động 2 Hình thành kiến thức | (1). KHTN.1.1 (3). KHTN.1.3 (7).TC.1.1 (8).TT.1 | - Phát biểu được khái niệm biến đổi vật lí, biến đổi hoá học., lấy ví dụ minh họa - Phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. | - Dạy học trực quan, thí nghiệm hóa học - Kỹ thuật chia nhóm, | - GV đánh giá quá trình hoạt động của HS - Phiếu học tập | |
Hoạt động 3 Luyện tập | (1). KHTN.1.1 (3). KHTN.1.3 (8).TT.1 | - HS phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. - Liên hệ thực tế lấy ví dụ và phân loại biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.. - Biết cách phân biệt biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. | - Dạy học trực quan, dạy học giải quyết vấn đề. - Kỹ thuật chia nhóm, động não – công não. | - Câu trả lời của HS | |
Hoạt động 4 Vận dụng | (5).KHTN.3.1 (7).TC.1.1 (8).TT.1 | - Củng cố khắc sâu kiến thức và biết phân biệt được biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. - Liên hệ được kiến thức thực tế lấy VD minh họa về biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. | - Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác - Kỹ thuật: Động não- công não, mảnh ghép | - Câu trả lời của HS - Phiếu học tập |
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu hoạt động
- KHTN 3.1: Nhận ra được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới sự biến đổi chất.
- Sử dụng phương pháp trực quan, ; KTDT công não, hoạt động nhóm
2. Tổ chức hoạt động (HĐ nhóm nhỏ): GV cho HS quan sát các hình ảnh:
1. Đinh sắt để lâu ngày bị gỉ
2. Hiện tượng pha nước chanh đường
3. Hiện tượng cháy đường
4.Hiện tượng băng tan,...
GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh đã cho và thảo luận nhóm cho biết:
5. Trong các hình ảnh đó quá trình nào có xảy ra sự biến đổi chất?
6. Quá trình nào có chất mới được tạo thành? Dấu hiệu nào cho thấy điều đó?
HS: (HĐ nhóm) Trả lời 2 câu hỏi trên. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động này nhằm mục đích huy động những hiểu biết trong thực tiễn cũng như các hiểu biết ban đầu của HS; kích thích trí tò mò, ưa khám phá của HS.
GV: Có thể yêu cầu 1 - 2 HS, đại diện cho các nhóm trình bày kết quả hoạt động của nhóm. Các nhóm còn lại bổ sung ý kiến.
GV không chốt kiến thức, đặt vấn đề nghiên cứu bài mới.
3. Sản phẩm học tập
Thông qua câu trả lời của HS dự đoán câu trả lời HS:
- TH1 trả lời đúng:
- Trong các hình ảnh đó tất cả các quá trình đều có xảy ra sự biến đổi chất.
- Quá trình 1,3 có chất mới được tạo thành. Nêu được 1 số dấu hiệu cho thấy điều đó.
- Quá trình 2,4 có xảy ra sự biến đổi vật lý, quá trình 1,3 có xảy ra sự biến đổi hóa học.
- TH2 trả lời chưa chính xác: Có thể HS chỉ biết quan sát sự biến đổi màu sắc, mùi vị, trang thái để dự đoán xem có sự biến đổi chất hay không, và xác định sai về các quá trình có xảy ra sự biến đổi vật lý, biến đổi hóa học.
4. Phương án đánh giá. Đánh giá qua câu trả lời của học sinh
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Mục tiêu hoạt động
- KHTN 2.4 : Tiến hành thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm từ đó rút ra kết luận về sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học.
- KHTN 1.1: Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí và biến đổi hóa học: “Sự biến đổi vật lí là hiện tượng chất biến đổi nhưng không sinh ra chất mới ; Sự biến đổi hóa học là hiện tượng chất biến đổi chất có sinh ra chất mới”.
- KHTN 1.3: Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hóa học dựa vào dấu hiệu cơ bản là có chất mới được sinh ra hay không.
2. Tổ chức hoạt động
Nhiệm vụ 1: Hình thành khái niện hiện tượng vật lý
- Chuẩn bị của giáo viên. Tổ chức cho học sinh xem video về quá trình biến đổi về trạng thái của nước
- Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên sử dụng PP trực quan, kĩ thuật công não
Bước 1: Xác định mục tiêu sử dụng phương tiện trực quan và nội dung cần triển khai tới học sinh.
Mục tiêu: Học sinh xách định được các trạng thái của nước (tùy điều kiện nhiệt độ).
Bước 2: Chuẩn bị phương tiện trực quan: Máy chiếu.
Bước 3: Thiết kế nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân khi quan sát video (H2.1 SGK), sau đó hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
? Video trên nói lên điều gì?
? Em hãy cho biết cách biến đổi từng giai đoạn cụ thể?
+ Học sinh hoạt động cá nhân, đưa ra nhận xét về sự thay đổi trạng thái của nước.
+ Gv Chốt kiến thức: Trong quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không thay đổi về chất.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm: Hòa tan muối ăn vào nước rồi đun.
HS: Làm thí nghiệm: Hòa tan muối ăn vào nước rồi đun.
HS quan sát hiện tượng rồi ghi lại kết quả , nội dung của quá trình biến đổi.
Muối ăn hòa tan vào nước dd nước muối (l) t Muối ăn(r)
? Sau thí nghiệm em có nhận xét gì về trạng thái và chất.
? Quá trình đó là hiện tượng vật lý.Vậy hiện tượng vật lý là gì?
+ HS: Hiện tượng vật lý là quá trình biến đổi trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
+ GV: Nhận xét, chốt kiến thức, chuyển ý: Trong tự nhiên có nhiều quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác. Đó là hiện tượng gì?
Bước 4: Sử dụng phương tiện trực quan trong tiến trình dạy học
GV sử dụng máy chiếu, hóa chất (đường, muối, nước) theo kế hoạch chuẩn bị ở bước 3.
Bước 5: Rút kinh nghiệm bài học và chỉnh sửa kế hoạch.
Nhiệm vụ 2:..........
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu hoạt động
- KHTN.1.1: HS xác định được đâu là hiện tượng vật lý
- KHTN.1.3: Liên hệ lấy ví dụ về các hiện tượng vật lý trong thực tế.
- Thực hiện được các thí nghiệm giáo viên yêu cầu
2. Tổ chức hoạt động
* Chuẩn bị
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí.
- Phiếu học tập cho mỗi nhóm:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu HS vận dụng làm bài tập sau:
Câu hỏi 1: Lấy một số ví dụ về sự biến đổi vật lí.
Câu hỏi 2: Bài tập trắc nghiệm 1: (bảng phụ)
Khoanh tròn vào các ý thể hiện hiện tượng vật lý? Giải thích?
- Trộn bột lưu huỳnh với bột sắt đem nung nóng, kết quả tạo ra chất rắn màu xám là Sắt (II) sunfua.
- Canxi cacbonat khi bị nung nóng sinh ra Canxi oxit và khí cacbonic
- Đinh sắt cán vụn thành bột sắt
- Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
- Nước sinh ra khi do khí hiđro tác dụng với khí oxi
- Nến cháy trong Oxi sinh ra nước và khí cacbonic
- Đinh sắt để lâu ngày bị gỉ
- Khuyếch tán nước hoa trong không khí.
- Bia, rượu để lâu ngày trong không khí (có men giấm) tạo thành giấm.
- Hòa tan thuốc bằng nước cất.
* HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm hoàn thành các bài tập giáo viên giao.
* HS báo cáo kết quả học tập:
- Các nhóm bái cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chiếu đáp án, hướng dẫn các nhóm chấm chéo lẫn nhau.
3. Sản phẩm học tập
Bài 1. HS lấy được ví dụ về sự biến đổi vật lý trong tự nhiên (Hiện tượng băng tan.....)
Bài 2. Đáp án 4, 8 là hiện tượng vật lý.
4. Phương án đánh giá:
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập dựa trên sản phẩm của các HS.
- HS đánh giá nhóm bạn theo hướng dẫn của GV.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu:
- KHTN.3.1: Củng cố khắc sâu kiến thức và nhận biệt được biến đối vật lý
- KHTN.3.1: Liên hệ được kiến thức thực tế lấy VD minh họa về biến đổi vật lý.
2. Tổ chức hoạt động:
3. Sản phẩm học tập:
Nhóm bổ sung bài tập vào mục 3
4. Phương án đánh giá:
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập dựa trên sản phẩm của các HS.
HS đánh giá nhóm bạn theo hướng dẫn của GV.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án Vật lý 11 Chân trời sáng tạo 2024 cả năm file word
-
(Các môn) Giáo án điện tử lớp 10 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo cả năm file word
-
Bài giảng PowerPoint Tiếng Việt 2 KNTT buổi 2
-
Giới thiệu bộ tools của phần mềm ActivInspire, các chức năng cơ bản của Activ trong thiết kế giáo án điện tử
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án - Bài Giảng
(Cả năm) Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo 2024
Giáo án Giáo dục Thể chất 5 Chân trời sáng tạo Cả năm 2024-2025
Tải giáo án điện tử Ngữ văn 11 Kết nối tri thức cả năm
Giáo án PowerPoint Toán 3 Bình Minh
Giáo án môn Mĩ thuật lớp 3 Cánh Diều (Đầy đủ cả năm)
Giáo án Đạo đức lớp 1 sách Cánh Diều (trọn bộ cả năm)