Mẫu giáo án môn Sinh học THCS theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Sinh học THCS theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.
Giáo án môn Sinh học theo công văn 5512
1. Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 6 theo công văn 5512
CHUYÊN ĐỀ: MỞ ĐẦU SINH HỌC
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
I. Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
Sinh học 6
+ Bài 1: Đặc điểm của cơ thể sống
+ Bài 2: Nhiệm vụ của Sinh học
+ Bài 3: Đặc điểm chung của thực vật
+ Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
- Đây là chuyên đề đầu tiên trong chương trình sinh học 6, giúp học sinh có cái nhìn khái quát về môn sinh học cũng như về nội dung kiến thức sẽ học trong chương trình Sinh học 6. Cụ thể học sinh sẽ được cung cấp kiến thức đại cương cơ bản nhất về giới thực vật ( đặc điểm chung của thực vật, cấu tạo của thực vật nói chung,...)
3. Thời lượng của chuyên đề
Tổng số tiết | Tuần thực hiện | Tiêt theo KHDH | Tiết theo chủ đề | Nội dung của từng hoạt động |
3 | 1,2 | 1 | 1 | Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của cơ thể sống | ||||
2 | 2 | Hoạt động 3. Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên | ||
Hoạt động 4. Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học | ||||
3 | 3 | Hoạt động 5. Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật | ||
Hoạt động 6. Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật | ||||
4 | 4 | Hoạt động 7. Tìm hiểu về thực vật có hoa và thực vật không có hoa | ||
Hoạt động 8. Tìm hiểu về cây lâu năm và cây một năm |
2. Tổ chức hoạt động dạy học
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.
- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống
- Biết cách lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại và rút ra nhận xét.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT | - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung | |||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. | |||||
Cho hs quan sát video về thế giới quanh ta. GV Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật, cây cối, con vật khác nhau. Đó là thế giới vật chất quanh ta, chúng bao gồm các vật không sống và các vật sống (hay sinh vật): Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu vấn đề này. | |||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức a) Mục tiêu: - HS nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống - Lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm,dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan | |||||
- GV cho HS kể tên một số cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn một cây, con, đồ vật đại diện để quan sát. - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm -> trả lời CH: 1. Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống 2. Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không? 3. Sau một thời gian chăm sóc, đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước? - GV chữa bài bằng cách gọi trả lời. - GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV tổng kết – rút ra kiến thức. | - HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây vải, cây đậu…, con gà, con lợn…, cái bàn, ghế… 1. Cần các chất cần thiết để sống: nước uống, thức ăn, thải chất thải… 2. Không cần. 3. HS thảo luận -> trả lời đạt yêu cầu: thấy được con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên, còn Hòn đá không thay đổi. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng. - HS nêu 1 vài ví dụ khác. - HS nghe và ghi bài. | 1. Nhận dạng vật sống và vật không sống: - Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên. | |||
- GV treo bảng phụ trang 6 lên bảng à GV hướng dẫn điền bảng. Lưu ý: trước khi điền vào 2 cột “Lấy chất cần thiết” và “Loại bỏ các chất thải”, GV cho HS xác định các chất cần thiết và các chất thải. - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập à hoàn thành bảng phụ. - GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời à GV nhận xét. - GV yêu cầu HS phân tích tiếp các ví dụ khác. - GV hỏi: Qua bảng so sánh, hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống? - GV nhận xét - kết luận. | - HS quan sát bảng phụ, lắng nghe GV hướng dẫn. - HS xác định các chất cần thiết, các chất thải - HS hoàn thành bảng tr.6 SGK. - HS ghi kết quả của mình vào bảng của GV à HS khác theo dõi, nhận xét à bổ sung. - HS ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng. - HS rút ra kết luận: Có sự trao đổi chất, lớn lên, sinh sản. - HS nghe – ghi bài. | 2. Đặc điểm của cơ thể sống: Đặc điểm của cơ thể sống là: - Trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và lọai bỏ các chất thải ra ngoài). - Lớn lên và sinh sản. |
BẢNG BÀI TẬP
Ví dụ | Lớn lên | Sinh sản | Di chuyển | Lấy các chất cần thiết | Loại bỏ các chất thải | Xếp loại | |||
Vật sống | Vật không sống | ||||||||
Hòn đá | - | - | - | - | - | + | |||
Con gà | + | + | + | + | + | + | - | ||
Cây đậu | + | + | - | + | + | + | - | ||
Cái bàn | - | - | - | - | - | - | + | ||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. | |||||||||
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Vật nào dưới đây là vật sống? A. Cây chúc B. Cây chổi C. Cây kéo D. Cây vàng Câu 2. Vật sống khác vật không sống ở đặc điểm nào dưới đây? A. Có khả năng hao hụt trọng lượng B. Có khả năng thay đổi kích thước C. Có khả năng sinh sản D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 3. Vật nào dưới đây có khả năng lớn lên? A. Con mèo B. Cục sắt C. Viên sỏi D. Con đò Câu 4. Sự tồn tại của vật nào dưới đây không cần đến sự có mặt của không khí? A. Con ong B. Con sóc C. Con thoi D. Con thỏ Câu 5. Hiện tượng nào dưới đây phản ánh sự sống? A. Cá trương phình và trôi dạt vào bờ biển B. Chồi non vươn lên khỏi mặt đất C. Quả bóng tăng dần kích thước khi được thổi D. Chiếc bàn bị mục ruỗng Câu 6. Để sinh trưởng và phát triển bình thường, cây xanh cần đến điều kiện nào sau đây? A. Nước và muối khoáng B. Khí ôxi C. Ánh sáng D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 7. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm có ở mọi vật sống? 1. Sinh sản 2. Di chuyển 3. Lớn lên 4. Lấy các chất cần thiết 5. Loại bỏ các chất thải A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 8. Nếu đặt vật vào môi trường đất ẩm, dinh dưỡng dồi dào và nhiệt độ phù hợp thì vật nào dưới đây có thể lớn lên? A. Cây bút B. Con dao C. Cây bưởi D. Con diều Câu 9. Điều kiện tồn tại của vật nào dưới đây có nhiều sai khác so với những vật còn lại? A. Cây nhãn B. Cây na C. Cây cau D. Cây kim Câu 10. Vật sống có thể trở thành vật không sống nếu sinh trưởng trong điều kiện nào dưới đây? A. Thiếu dinh dưỡng B. Thiếu khí cacbônic C. Thừa khí ôxi D. Vừa đủ ánh sáng |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 6 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-sinh-hoc-lop-6-theo-cong-van-5512-205653
2. Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 7 theo công văn 5512
Bài 1. THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức
- Học sinh chứng minh sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT | - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (Không)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV | HOẠT ĐỘNG HS | NỘI DUNG | |||
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chương trình sinh học 7. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chương trình. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe. | |||||
Ở chương trình sinh học lớp 6 chúng ta đã nghiên cứu về thế giới thực vật, chương trình sinh học 7 sẽ mang đến cho các em chìa khoá mở cánh cửa bước vào thế giới động vật , các em sẽ được tìm hiểu , khám phá thế giới động vật đa dạng phong phú, từ đơn giản đến phức tạp, từ động vật có kích thước hiển vi đến kích thước khổng lồ.Vậy sự đa dạng đó thể hiện như thế nào ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay. | |||||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức | |||||
1:Tìm hiểu sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể. (19’) a) Mục tiêu: Sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. | |||||
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H1.1- 2 SGK tr.5,6 và trả lời câu hỏi: ?Sự phong phú về loài được thể hiện như thế nào? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. ?Hãy kể tên loài động trong: + Một mẻ kéo lưới ở biển. + Tát 1 ao cá + Đánh bắt ở hồ. + Chặn dòng nước suối ngâm? ?Ban đêm mùa hè ở trên cánh đồng có những loài động vật nào phát ra tiếng kêu? - GV nhận xét, chuẩn kiến thức . - Em có nhận xét gì về số lượng cá thể trong bày ong, đàn bướm, đàn kiến? - GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận về sự đa dạng của động vật. | - Cá nhân đọc thông tin SGK, quan sát H1.1- 2SGK. Trả lời câu hỏi. - Yêu cầu nêu được. + Số lượng loài. + Kích thước khác nhau. - HS trả lời. - HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu nêu được + Dù ở biển, hồ hay ao cá đều có nhiều loại động vật khác nhau sinh sống. + Ban đêm mùa hè thường có 1 số loài động vật như: Cóc, ếch, dế mèn, phát ra tiếng kêu. - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác NX, bổ sung. | 1. Sự đa dạng loài và sự phong phú về số lượng cá thể. * Kết luận - Thế giới động vật rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể trong loài. | |||
2: Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống. (19’) a) Mục tiêu: Sự đa dạng môi trường sống b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. | |||||
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.4, hoàn thành bài tập. Điền chú thích. - GV cho HS chữa nhanh bài tập . - GV cho HS thảo luận rồi trả lời. ?Đặc điểm gì giúp chim cánh cụt thích nghi với khí hậu giá lạnh ở vùng cực? ?Nguyên nhân nào khiến ĐV ở nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn vùng ôn đới nam cực? + ĐV nước ta có đa dạng và phong phú không, tại sao? ?Lấy ví dụ chứng minh sự phong phú về môi trường sống của động vật | - HS tự nghiên cứu hoàn thành bài tập. - HS vận dụng kiến thức đã có, trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu nêu được: + Chim cánh cụt có bộ lông dày xốp lớp mỡ dưới da dày: Giữ nhiệt + Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thực vật phong phú, phát triển quanh năm, thức ăn nhiều, nhiệt độ phù hợp. + Nước ta ĐV phong phú vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. - HS có thể nêu thêm một số loài khác ở các môi trường như: Gấu trắng Bắc cực, … | 2. Sự đa dạng về môi trường sống. * Kết luận. - Động vật có ở khắp nơi do chúng thích nghi với mọi môi trường sống. | |||
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. | |||||
Thế giới động vật đa dạng phong phú như thế nào? Qua vài tỉ năm tiến hoá, thế giới động vật tiến hoá theo hướng đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, thể hiện: - Đa dạng về loài: + Từ nhiều loài có kích thước nhỏ như trùng biến hình đến loài có kích thước lớn như cá voi. + Chỉ một giọt nước biển thôi cũng có nhiều đại diện của các loài khác nhau (hình 1.3 SGK). + Chỉ quây một mẻ lưới, tát một cái ao, lập tức được vô số các loài khác nhau. Đã có khoảng 1,5 triệu loài được phát hiện. - Phong phú về số lượng cá thể: Một số loài có số lượng cá thể rất lớn, cá biệt, có loài có số lượng lên đến hàng vạn, hàng triệu cá thể như: các đàn cá biển, tổ kiến, đàn chim di cư, chim hồng hạc... | |||||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. | |||||
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm (mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập Giải thích tại sao thê giói động vật đa dạng và phong phú. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. | 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. | Thế giới động vật đa dạng và phong phú vì: - Chúng đã có quá trình tiến hoá vài tỉ năm: Tuy nhiều loài động vật đã mất đi, nhưng nhiều loài mới đã sinh ra và ngày càng đông đảo. - Chúng đã thích nghi với các điều kiện tự nhiên khác nhau của Trái Đất như: Từ ở nước đến ở cạn, từ vùng cực lạnh giá đến vùng nhiệt đới nóng nực, từ đáy biển đến đỉnh núi... Khắp nơi đều có động vật sinh sống. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 7 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-sinh-hoc-lop-7-theo-cong-van-5512-205655
3. Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 8 theo công văn 5512
CHỦ ĐỀ: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
Sinh học 8
+ Bài 1. Bài mở đầu
+ Bài 2. Cấu tạo cơ thể người
+ Bài 3: Tế bào.
+ Bài 4: Mô.
+ Bài 5: Thực hành: Quan sát tế bào và mô.
+ Bài 6: Phản xạ.
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
Chuyên đề Tế bào và mô là chuyên đề khái quát về cơ thể người, cho học sinh một cái nhìn tổng thể trước khi đi tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của từng hệ cơ quan. Các vấn đề được đề cập đến trong chuyên đề gồm: tế bào, mô, phản xạ và kết thúc là 1 tiết thực hành quan sát về tế bào và mô.
3. Thời lượng của chuyên đề
Tổng số tiết | Tuần thực hiện | Tiêt theo KHGD | Nội dung của từng hoạt động |
6 | 3 | 1 | Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên |
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của môn Cơ thể người và vệ sinh | |||
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn Cơ thể người và vệ sinh | |||
2 | Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người | ||
Hoạt động 5: Tìm hiểu sự phối hợp của các cơ quan | |||
3 | Hoạt động 6: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của tế bào | ||
Hoạt động 7: Tìm hiểu các thành phần của tế bào | |||
Hoạt động 8: Tìm hiểu hoạt động sống của tế bào | |||
4 | Hoạt động 9: Tìm hiểu khái niệm mô | ||
Hoạt đông 10: Tìm hiểu các loại mô | |||
5 | Bài thực hành quan sát tế bào và mô | ||
6 | Hoạt động 11: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron | ||
Hoạt động 6: Tìm hiểu về cung phản xạ và vòng phản xạ |
4. Tổ chức dạy học chuyên đề
5. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
1.1.1. Nhận biết
- Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào.
- HS hiểu được khái niệm mô, phân biệt được các loại mô chính trong cơ thể.
- CHUẨN BỊ được tiêu bản tạm thời tế bào mô cơ vân, quan sát và vẽ được các TB trong các tiêu bản đã làm sẵn. Nhận biết được các bộ phận chính của tế bào.
- Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron.
- Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
1.1.2. Thông hiểu
- Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể.
- Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết.
1.1.3. Vận dụng
- Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể.
1.2. Kĩ năng
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức, tư duy logic tổng hợp.
- Kỹ năng mổ tách tế bào, sử dụng kính hiển vi, làm tiêu bản.
1.3. Thái độ
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực kiến thức sinh học, Năng lực nghiên cứu khoa học.
1.5. Phương pháp dạy học
* Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học giải quyết vấn đề
* Kỹ thuật:
- Kỹ thuật phòng tranh
- Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề
Nội dung | Mức độ nhận thức | Các Kn/NL hướng tới | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
Bài 3. Tế bào | - Biết được các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào. | - Nêu được các dấu hiệu chứng tỏ tế bào là vật sống. | - Chứng minh được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. | * Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng ngôn ngữ. * Năng lực chuyên biệt: NLkiến thức sinh học, NL nghiên cứu khoa học. | |
Bài 4. Mô | - Nêu được khái niệm mô. - Nêu được vị trí, cấu tạo và chức năng của từng loại mô. | - Phân biệt được mô cơ, mô biểu bì, mô liên kết. | - Phân tích được cấu tạo phù hợp với chức năng của từng loại mô trong cơ thể. | ||
Bài 6. Phản xạ | - Biết được cấu tạo và chức năng cơ bản của nơron. | - Chỉ rõ được 5 thành phần của cung phản xạ và đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ |
BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người.
- Xác định được vị trí con người trong Giới động vật.
2. Năng lực
- Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học | - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học |
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4. Thiết bị dạy học và học liệu
* GV: - Giới thiệu tài liệu sách báo nghiên cứu về cấu tạo, chức năng của các cơ quan, hệ cơ quan tham gia hoạt động sống của con người. Tranh phóng to 1.1 ,1.2 ,1.3 sgk
- HS: Sách SH8, vở học và bài tập.
* HS: - Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Không thực hiện
T3. iến trình bài học
HOẠT ĐỘNG GV | HOẠT ĐỘNG HS | Nội dung bài học |
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chương trình sinh học 8. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về chương trình. c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe. | ||
Tình huống: Trên đường đi về nhà, bạn Nam không cẩn thân bị ngã xe, máu chảy ra rất nhiều, trong trường hợp này em cần lam gì để cầm máu cho bạn? Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này? HS có thể tự do nói những cách làm của bản thân. GV tổng hợp: Như vậy, để giải quyết tình huống hiệu quả, bản thân cần có kiến thức về cấu tạo, chức năng của cơ thể người, biết được vị trí của con người trong tự nhiên, có kĩ năng sống trong sơ cứu, cấp cứu, … Đây chính là những nội dung sẽ tìm hiểu trong bộ môn Sinh học 8. GV giới thiệu chương trình môn học à Bài mở đầu. | ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức | ||
HOẠT ĐỘNG 2.1: Tìm hiểu vị trí của con người trong tự nhiên Mục tiêu: - Hiểu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người. - Xác định được vị trí con người trong Giới động vật Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình. Sản phẩm dự kiến: Hs tự trình bày được các kiến thức đã học vào vở. Định hướng phát triển năng lực: Năng lựctự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ. | ||
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau: + Em hãy kể tên các ngành ĐV đã học ? + Ngành ĐV nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất ? + Cho ví dụ cụ thể. - GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí). - GV yêu cầu hs thảo luận nhóm để: + Trả lời các câu hỏi lệnh SGK Tr5: Đặc điểm nào của người giống thú, đặc điểm nào của người khác thú? + Rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người ? - GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. - GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung. - GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức. - GV bổ sung thông tin: Ở động vật cũng có tư duy cụ thể (VD: con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa); con người bên cạnh tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng (VD: tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó). | - Mỗi HS suy nghĩ, thảo luận và đưa ra kết quả. - Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại. - Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày. - HS trả lời. - HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện. | I. Vị trí của con người trong tự nhiên: - Loài người thuộc lớp thú - Con người có tiếng nói chữ viết, tư duy trừu tượng hoạt động có mục đích làm chủ thiên nhiên. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 8 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-sinh-hoc-lop-8-theo-cong-van-5512-205657
4. Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 9 theo công văn 5512
CHUYÊN ĐỀ: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
I. Nội dung chuyên đề
1. Mô tả chuyên đề
Sinh học 9
+ Bài 1. MenĐen và di truyền học
+ Bài 2. Lai một cặp tính trạng
+ Bài 3. Lai một cặp tính trạng (tiếp)
+ Bài 4. Lai hai cặp tính trạng
+ Bài 5. Lai hai cặp tính trạng(tiếp)
2. Mạch kiến thức của chuyên đề
Chuyên đề 1. Các thí nghiệm của Menđen là chuyên đề đầu tiên được học trong chương trình Sinh học 9, bước đầu cung cấp cho học sinh các khái niệm cơ bản đầu tiên về Di truyền học. Trong chuyên đề giới thiệu về các thí nghiệm của Menđen từ đó đưa ra các quy luật di truyền do ông phát biểu, đó là quy luật phân li và qui luật phân li độc lập – các quy luật mở đầu trong việc tiên phong trong quá trình nghiên cứu di truyền học.
3. Thời lượng của chuyên đề
Tổng số tiết | Tuần thực hiện | Tiết theo KHDH | Tiết theo chủ đề | Nội dung của từng hoạt động |
5 | 1,2,3 | 1 | 1 | Hoạt động 1: Tìm hiểu về Di truyền học |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Menđen và Di truyền học | ||||
Hoạt đông 3: Tìm hiểu các thuật ngữ và khái niệm cơ bản trong Di truyền học | ||||
2 | 2 | Hoạt động 4: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen | ||
Hoạt động 5: Tìm hiểu cách giải thích của Menđen về kết quả thí nghiệm | ||||
3 | 3 | Hoạt động 6: Tìm hiểu phép lai phân tích | ||
Hoạt động 7: Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan trội – lặn | ||||
4 | 4 | Hoạt động 8: Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen | ||
Hoạt động 9: Tìm hiểu khái niệm biến dị tổ hợp | ||||
5 | 5 | Hoạt động 10: Tìm hiểu cách giải thích kết quả thí nghiệm của Menđen | ||
Hoạt động 11: Tìm hiểu ý nghĩa của quy luật phân li |
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
1.1. Kiến thức
1.1.1. Nhận biết
- Học sinh trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học.
- Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học
- Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen
- Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét
- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp; phát biểu được nội dung quy luật phân li.
1.1.2. Thông hiểu
- Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen.
- Nêu được nội dung, ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất.
1.1.3. Vận dụng
- Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
- Nhận biết được biến dị tổ hợp xuất hiện trong phép lai của Menđen.
1.1.4. Vận dụng cao
- Biện luận và giải được các bài tập lai 1 cặp tính trạng và lai nhiều cặp tính trạng
1.2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích.
- Phát triển tư duy phân tích so sánh.
- Rèn kĩ năng phân tích số liệu và kênh hình. Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin.
- Rèn kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin. Viết sơ đồ lai.
- Phát triển tư duy lí luận như phân tích, so sánh, luyện viết sơ đồ lai một cặp tính trạng.
1.3. Thái độ
- Củng cố niềm tin khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền.
- Giáo dục ý thức học tập, nhân nhanh các tính trạng trội trong chăn nuôi, trồng trọt
- Giáo dục thái độ nghiêm túc. Có cái nhìn đầy đủ về hiện tượng biến dị.
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành: Chung và chuyên biệt
Năng lực chung | Năng lực chuyên biệt |
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực về quan hệ xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. Năng lực công cụ: Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. Năng lực tính toán; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. | - Năng lực tri thức về sinh học. - Năng lực nghiên cứu. - Năng lực thực hiện thí nghiệm. |
1.5. Phương pháp dạy học
* Phương pháp:
- Trực quan, vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học giải quyết vấn đề
* Kỹ thuật:
- Kỹ thuật phòng tranh
- Kỹ thuật: Các mảnh ghép, XYZ.
III. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của HS qua chuyên đề
Nội dung | Mức độ nhận thức | Các Kn/NL hướng tới | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||
Bài 1. Menđen với di truyền học | - Học sinh trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của di truyền học. - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen | - Nêu được các thí nghiệm của Menđen và rút ra nhận xét - Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học. | - NL chung: NL định nghĩa, NL quan sát, NL giao tiếp, NL tự quản lí, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác. - NL chuyên biệt: NL nghiên cứu khoa học, Nl kiến thức sinh học. | ||
Lai 1 cặp tính trạng | - Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. - Học sinh hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của các phép lai phân tích. | - Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp; phát biểu được nội dung quy luật phân li. | - Hiểu và giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định. - Nêu được nội dung, ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. | - Biện luận và giải được các bài tập lai 1 cặp tính trạng. | - NL chung: NL định nghĩa, NL quan sát, NL giao tiếp, NL tự quản lí, NL sử dụng ngôn ngữ, NL hợp tác. - NL chuyên biệt: NL nghiên cứu khoa học, Nl kiến thức sinh học. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút vào link sau đây để tải đầy đủ Mẫu giáo án môn Sinh học lớp 9 theo công văn 5512 nhé: https://hoatieu.vn/download/mau-giao-an-mon-sinh-hoc-lop-9-theo-cong-van-5512-205659
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án lớp 9
(Chủ đề 1, 2) Giáo án PowerPoint Vật lí 9 Chân trời sáng tạo
(35 tuần) Giáo án Văn 9 Chân trời sáng tạo file Word
Giáo án môn Thể dục lớp 9 theo công văn 5512
(Unit 1-6) Giáo án Tiếng Anh 9 Right On
Giáo án Công nghệ 9 Cánh Diều - Định hướng nghề nghiệp, Trồng cây ăn quả
(Tải free) Giáo án PowerPoint Vật lí 9 Kết nối tri thức (bài 1-17)