Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Ngữ văn THPT bộ Kết nối tri thức

Tải về

Mẫu kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn THPT KNTT

Kế hoạch dạy học Ngữ văn THPT sách Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu kế hoạch giáo dục tổ chuyên môn Ngữ văn lớp 10, 11, 12 bộ sách Kết nối tri thức file word. Mẫu phụ lục 1 Ngữ văn THPT Kết nối tri thức được thiết kế theo đúng hướng dẫn của Công văn 5512 với đầy đủ chi tiết nội dung phân bổ các tiết học môn Ngữ văn 10, 11, 12 của cả năm. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Phụ lục 1 Ngữ văn 10, 11, 12 KNTT

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10, 11, 12

(Năm học 2024 – 2025)

I. Đặc điểm tình hình:

1. Số lớp: 15; Số học sinh: 605

2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 06; Trình độ đào tạo: Đại học 06; Trên đại học 01.

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt: 06; Khá: Không ; Đạt: Không; Chưa đạt: Không

3. Thiết bị dạy học:

STT

Thiết bị dạy học

Số lượng

Ghi chú

1

Sách giáo khoa

Theo số lượng HS/lớp

2

Máy chiếu

01 máy chiếu/01 lớp

3

Bảng phụ

Theo số lượng từng lớp

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập: Không

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình:

LỚP 10

(Theo CT GDPT 2018 – Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống)

Cả năm: (105 tiết)

Học kì I: 18 tuần (54 tiết)

Học kì II: 17 tuần (51 tiết)

STT

Bài học

(1)

Tiết/ Tuần/Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

1

Bài 1. Sức hấp dẫn của truyện kể (Số tiết: 11)

Đọc VB 1,2,3: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

1-2

1

2

Đọc truyện thần thoại, truyện truyền kì trung đại, truyện ngắn hiện đại:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

- Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản, phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

2

Đọc VB 4: Tản Viên từ Phán sự lục

3-4

1-2

2

3

Đọc VB 5: Chữ người tử tù

5-7

2-3

3

4

Thực hành tiếng Việt: Sử dụng từ Hán Việt

8

3

1

– HS biết cách giải nghĩa từ Hán Việt, tránh được lỗi dùng từ sai nghĩa.

– HS nhận biết được hiệu quả sử dụng từ Hán Việt.

5

Viết: Viết VB nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật) – Hướng dẫn viết, HS làm bài ở nhà

9

3

1

Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện

6

Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm truyện

10

4

1

– HS biết giới thiệu, đánh giá (dưới hình thức thuyết trình) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện (theo lựa chọn cá nhân). HS biết lắng nghe và trao đổi trên tinh thần cởi mở, xây dựng.

– HS nhận biết và thực hiện được các yêu cầu đã nêu trong SGK. Trong đó, yêu cầu thứ nhất đề cập đến nội dung của bài nói, yêu cầu thứ hai đề cập đến hình thức của bài nói.

7

Viết (tiếp): Trả bài viết thực hiện thực hiện ở nhà, theo hướng dẫn ở tiết 9

11

4

1

– HS biết tự nhận xét về bài viết của mình cũng như biết nhận xét, đánh giá về bài viết của bạn.

– HS rút ra được những kinh nghiệm thiết thực về việc viết đúng kiểu bài.

8

Bài 2. Vẻ đẹp của thơ ca (Số tiết: 11)

Đọc VB 1,2,3: Chùm thơ hai-cư

12

4

1

- Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, nhân vật trữ tình (chủ thể trữ tình)

- Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm thơ thuộc hai nền văn hóa khác nhau.

- Biết nuôi dưỡng đời sống tâm hồn phong phú, có khả năng rung động trước những vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống.

9

Đọc VB 4: Thu hứng

13-14

5

2

10

Đọc VB 5: Mùa xuân chín

15-16

5-6

2

11

Đọc VB 6: Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

17

6

1

12

Thực hành tiếng Việt: Lỗi dùng từ, lỗi về trật tự từ và cách sửa

18

6

1

Nhận biết được lỗi dùng từ và lỗi về trật từ từ, biết cách sửa những lỗi đó

13

Viết: Viết VB nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm thơ – Hướng dẫn viết, HS làm bài tại lớp

19-20

7

2

Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm thơ

14

Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ

21

7

1

Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm thơ

15

Viết (tiếp): Trả bài viết thực hiện tại lớp ở tiết 20

22

8

1

– HS biết tự nhận xét về bài viết của mình cũng như biết nhận xét, đánh giá về bài viết của bạn.

– HS rút ra được những kinh nghiệm thiết thực về việc viết đúng kiểu bài.

16

Bài 3. Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận (10 tiết) + (2 tiết kiểm tra giữa kỳ 1) + (1 tiết trả bài kiểm tra giữa kỳ 1)

Đọc VB 1: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

23-24

8

2

- Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn nghị luận. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung của văn bản nghị luận.

- Xác định được ý nghĩa của văn bản nghị luận, dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết

- Biết nhận ra và khắc phục những lỗi về lập luận, liên kết trong văn bản

- Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.

- Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.

- Có thái độ quí trọng hiền tài, biết đồng cảm với người khác và sống có trách nhiệm

17

Đọc VB 2: Yêu và đồng cảm

27-28

9-10

2

18

Đọc VB 3: Chữ bầu lên nhà thơ

29-30

9-10

2

19

Kiểm tra giữa kì 1

25-26

9

2

HS biết vận dụng những điều đã học để thực hiện một bài viết theo đúng yêu cầu của kiểu bài.

20

THTV: Lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản

31

11

1

Nhận biết được những lỗi về mạch lạc và liên kết trong đoạn văn, văn bản, nêu được cách chỉnh sửa hay chủ động chỉnh sửa

21

Viết: Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm – Hướng dẫn viết, HS làm bài ở nhà

32

11

1

Viết được bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

22

Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

33

11

1

– HS nắm được cách tham gia cuộc thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau (tham gia với tư cách người phát biểu ý kiến hay với tư cách người nghe – hai tư cách này thường có sự hoán vị liên tục trong cuộc thảo luận).

– HS biết trình bày ý kiến trong điều kiện tương tác đặc thù nhằm tìm đến sự thống nhất quan điểm với những người cùng tham gia thảo luận về một vấn đề xã hội đã xác định.

23

Viết (tiếp): Trả bài viết thực hiện thực hiện ở nhà, theo hướng dẫn ở tiết 32

34

12

1

– HS biết tự nhận xét về bài viết của mình cũng như biết nhận xét, đánh giá về bài viết của bạn.

– HS rút ra được những kinh nghiệm thiết thực về việc viết đúng kiểu bài.

24

Trả bài kiểm tra & Đọc mở rộng

35

12

1

– HS rút ra được những kinh nghiệm thiết thực về việc viết đúng kiểu bài.

– HS biết trao đổi, thảo luận về những VB đọc mở rộng.

25

Bài 4. Sức sống của sử thi ( 8 tiết)

Đọc VB 1: Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác

36-37

12-13

2

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật

- Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản, biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ giữa chúng; nêu được ý nghĩa của tác phẩm đối với người đọc.

- Biết trân trọng các giá trị tinh thần to lớn được thể hiện trong các sáng tác ngôn từ thời cổ đại còn truyền đến nay.

26

Đọc VB 2: Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời

38-39

13

2

27

THTV: Sử dụng trích dẫn, cước chú và đánh dấu phần bị tỉnh lược trong VB

40

14

1

HS hiểu được cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản.

HS hiểu được cách sử dụng trích dẫn và ghi cước chú.

28

Viết: Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề Hướng dẫn viết, HS thực hiện báo cáo nghiên cứu ở nhà

41

14

1

HS nắm được cấu trúc của một báo cáo nghiên cứu.
HS hiểu được quy trình, cách thức viết một báo cáo nghiên cứu.

HS biết cách sử dụng trích dẫn, cước chú trong bài viết.
HS hiểu được những quy định về sở hữu trí tuệ để tránh đạo văn.

HS biết vận dụng các phương tiện phù hợp để hỗ trợ cho việc biểu đạt thông tin trong báo cáo nghiên cứu.

29

Nói và nghe: Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

42

14

1

– HS hiểu được ý nghĩa của việc báo cáo kết quả nghiên cứu dưới hình thức thuyết trình một hoạt động tiếp nối việc viết báo cáo nghiên cứu đã thực hiện trước đó.

– HS nắm vững cách thuyết trình về kết quả nghiên cứu đã đạt được để có thể khơi dậy sự chia sẻ tích cực ở người nghe.

30

Viết (tiếp): Trả bài viết được thực hiện ở nhà, theo hướng dẫn ở tiết 41

43

15

1

– HS biết tự nhận xét về báo cáo nghiên cứu của mình cũng như biết nhận xét, đánh giá về báo cáo nghiên cứu của bạn.

– HS rút ra được những kinh nghiệm thiết thực về việc thực hiện một báo cáo nghiên cứu.

31

Bài 5. Tích trò sân khấu dân gian (7 tiết) + (1 tiết ôn tập học kỳ 1 + (2 tiết kiểm tra cuối kỳ 1)

Đọc VB 1: Xuý Vân giả dại

44-45

15

2

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ các văn bản được học.

- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã học đối với bản thân.

32

Đọc VB 2: Huyện đường

46

16

1

– HS nắm được một số đặc điểm của tuồng dân gian thể hiện qua đoạn trích trên các phương diện: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại.

– HS cảm nhận được ý vị hài hước, châm biếm của cảnh tuồng Huyện đường.

33

Đọc VB 3: Hiện đại soi bóng tiền nhân

47

16

1

– HS củng cố được kiến thức về đặc điểm của văn bản thông tin có nội dung thuyết minh về một sự vật, hiện tượng.

– HS hiểu được đặc sắc của rối nước – một loại hình nghệ thuật biểu diễn đã cùng với chèo, tuồng làm nên những giá trị độc đáo của nền sân khấu cổ truyền Việt Nam.

34

Viết: Viết báo cáo nghiên cứu (Về một vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam) – Hướng dẫn viết, HS thực hiện báo cáo nghiên cứu ở nhà

48

16

1

– HS củng cố được những hiểu biết về một báo cáo nghiên cứu với những yêu cầu đặc thù về nội dung và hình thức (đã học ở Bài 4 – Sức sống của sử thi).

– HS biết cách viết báo cáo nghiên cứu đơn giản về một vấn đề văn hoá truyền thống Việt Nam tự chọn.

35

Nói và nghe: Lắng nghe và phản hồi về kết quả thuyết trình một bài nghiên cứu

49

17

1

– HS hiểu rõ mục đích viết của tác giả có báo cáo nghiên cứu được thuyết trình.

– HS nắm bắt đúng và đánh giá được các nội dung cơ bản của bài thuyết trình (vấn đề nghiên cứu, các luận điểm hay kết quả nghiên cứu đạt được,...).

– HS nắm bắt đúng và đánh giá được đặc điểm cấu trúc của bài thuyết trình cũng như quá trình viết, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu của tác giả.

– HS hiểu và nhận xét được cách tác giả sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, hình ảnh, số liệu, sơ đồ, bảng biểu,... khi thuyết trình về kết quả nghiên cứu.

– HS thể hiện thái độ trân trọng tác giả của báo cáo nghiên cứu và kết quả mà tác giả đã đạt được

..................

Do mẫu kế hoạch giáo dục môn Ngữ văn THPT KNTT rất dài, mời các bạn sử dụng file tải về để biết thêm chi tiết.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 163
Kế hoạch dạy học tổ chuyên môn Ngữ văn THPT bộ Kết nối tri thức
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm