Kế hoạch bài dạy minh họa module 4 môn Lịch sử THPT

Tải về

Kế hoạch bài dạy minh họa module 4 môn Lịch sử THPT do Hoatieu.vn sưu tầm là mẫu giáo án bài giảng các thầy cô phải xây dựng và nộp theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác tập huấn module 4. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải về.

Nội dung module 4 đó là: “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT”

Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Lịch sử THPT được Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô nhằm hoàn thiện chương trình tập huấn đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Giáo án minh họa môn Lịch sử module 4

TÊN BÀI DẠY/KẾ HOẠCH BÀI DẠY

THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

(Thời gian: 5 tiết)

* Nội dung kiến thức

I. Liên hợp quốc (2 tiết)

1. Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc

2. Vai trò của Liên hợp quốc

3. Liên hợp quốc và Việt Nam

II. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (2 tiết)

Trật tự thế giới hai cực Yalta

Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta

Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh (1 tiết)

1. Những chuyển biến của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh

2. Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế

III. MỤC TIÊU.

Sau bài học, học sinh cần hình thành và phát triển:

1. Năng lực lịch sử

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức LHQ; tìm hiểu trật tự thế giới 2 cực Ianta.

- Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản, vai trò của LHQ; những nét chính của trật tự 2 cực Ianta.

- Phân tích được: bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành,vai trò của LHQ trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân, trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa xã hội và các lĩnh vực khác; hệ quả và tác động sự sụp đổ trật tự 2 cực Ianta đối với tình hình thế giới.

- Nêu được nhận xét về vai trò của các tổ chức quốc tế của Liên hợp quốc ở Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. Những đóng góp của Việt Nam đối với các hoạt động của Liên hợp quốc. Tự hào về vai trò và đóng góp của Việt Nam và có ý thức sẵn sàng đóng góp sự nghiệp chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

- Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau chiến tranh lạnh.

- Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi chiến tranh lạnh kết thúc.

2. Phẩm chất và năng lực chung

2.1 Phẩm chất

- Bài dạy góp phần hình thành các phẩm chất là nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Cụ thể:

+ Trách nhiệm, chăm chỉ: thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được phân công trong nhóm.

+ Trung thực: Thông tin trình bày phải chính xác nguồn tin cậy.

+ Nhân ái :Chia sẻ với bạn bè những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

2.2. Năng lực chung

- Bài dạy góp phần hình thành các năng lực chung gồm:

+ Tự chủ và tự học;

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Giao tiếp và hợp tác

+ Năng lực ngôn ngữ

IV. THIẾT BỊ , HỌC LIỆU .

1. Giáo viên

- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính.

- Tài liệu dạy học:

- Phiếu học tập cho HS: dùng đề HDHS trả lời các câu hỏi gợi mở.

-Tư liệu lịch sử , ảnh tư liệu (lễ ký hiến chương LHQ, hội nghị Ianta)

- Vai trò của Liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt Nam https://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/6698102-.html

- Liên hợp quốc: Hành động đa phương hướng tới con người

Phiếu học tập cho HS: dùng đề HDHS trả lời các câu hỏi gợi mở.

2.Học sinh

- Đọc trước bài học.

- Chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Hoạt động: Khởi động - Thực hiện trò chơi “ Bức tranh bí mật”.

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

- Biết được hiểu biết hiện tại của học sinh về chủ đề thế giới trong và sau chiến tranh lạnh.

- Xây dựng mối quan hệ giữa các nội dung của lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam thời kỳ trong và sau chiến tranh lạnh.

Nội dung hoạt động: Học sinh chơi trò chơi

- Trả lời câu hỏi (5 câu), trong đó 4 câu đầu phản ánh các nội dung của quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh; câu số 5 thuộc bức tranh bí mật: HS trình bày nội dung lịch sử phản ánh qua bức tranh (Liên hợp quốc).

- Hoạt động cả lớp/cá nhân

Sản phẩm học tập

- Học sinh trả lời được các câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 4 - Lựa chọn câu hỏi bất kì) liên quan đến chủ đề quan hệ quốc tế. Sau mỗi câu hỏi (4 câu), một góc của bức tranh bí mật hiện ra, học sinh trả lời được tiếp câu 5: Bức tranh bí mật nói đến tổ chức quốc tế nào? Em biết gì về tổ chức đó à thuyết trình được những hiểu biết của học sinh về bức tranh đó (Mục đích xây dựng trò chơi “Bức tranh bí mật” là muốn hướng học sinh vào tìm hiểu nội dung trọng tâm của bài là Sự thành lập, hoạt động, vai trò của Liên Hợp Quốc.

d. Tổ chức hoạt động:

Do nội dung Kế hoạch bài dạy minh họa module 4 môn Lịch sử THPT rất dài, mời các bạn tải file về.

Mời các bạn tham khảo các tài liêu, giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu

Đánh giá bài viết
1 1.578
Kế hoạch bài dạy minh họa module 4 môn Lịch sử THPT
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm