Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ cả năm)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là giáo án bài giảng theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án năm học 2021-2022. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống được thầy cô giáo gửi tới Hoatieu.vn nhằm chia sẻ miễn phí đến các bạn, góp phần cho hữu ích cho công việc chuẩn bị giáo án cho năm học 2021-2022 sắp tới. Nội dung giáo án rất dài, Hoatieu.vn không thể trình bày hết lên được, nên các thầy cô bấm vào nút tải về để tham khảo và chỉnh sửa giáo án theo ý mình nhé.
Giáo án môn GDCD lớp 6 theo chương trình mới
Tiết 1 + 2
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
II. Kĩ năng và năng lực
1. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
2. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự lập”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?
3. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động | |
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. | |
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng HS thảo luận câu hỏi: a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó? | - Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ vì Tổ quốc. - Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước theo đuổi con đường mình đang đi |
B. Hoạt động khám phá | |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ. | 1.Truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện Mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy? b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ + GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa, bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận + GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ? Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy. b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác... Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện. Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa. |
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống của gia đình, của dòng họ. | 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ và trái với truyền thống gia đình, dòng họ trong học tập và sinh hoạt: a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? | a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. |
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? | b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. |
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập � GV mời đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. � GV nhận xét, kết luận. � GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ . | 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân? | a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và gần gũi nhau hơn cho người thân. |
b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An? | b) Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: là 1 suy nghĩa tích cực, rất đáng được phát huy. |
c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đì nh, dòng họ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nổ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ: Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. |
C. Hoạt động luyện tập | |
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Nội dung – Tổ chức thực hiện: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ. b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào. | Em đồng tình với (a) (b) - Không đồng tình với ý kiến (c). Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống. |
Do nội dung Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (đầy đủ cả năm) rất dài nên mời thầy cô tải file về để xem đầy đủ nội dung của giáo án cả năm học. Giáo án tải về hoàn toàn miễn phí, các thầy cô click vào nút tải về rồi chọn định dạng file .Doc để tải giáo án về chỉnh sửa cho phù hợp với trường mình.
Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác của bộ sách Kết nối tri thức lớp 6 trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Hoatieu.vn
- Chia sẻ:Trần Xuân Huy
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Môn Ngữ văn
- Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức (Word)
- Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 Kết nối tri thức (Word)
- Giáo án Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo (Word)
- Giáo án dạy thêm Văn 6 Chân trời sáng tạo (Word)
- Giáo án Ngữ văn 6 cánh Diều (Word)
- Giáo án dạy thêm Ngữ văn 6 cánh Diều (Word)
- PowerPoint Ngữ Văn lớp 6 Kết nối tri thức (PPT)
- Powerpoint dạy thêm Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức (PPT)
- PowerPoint Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (PPT)
- PowerPoint Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo (PPT)
- PowerPoint Ngữ văn 6 Cánh Diều (PPT)
- PowerPoint dạy thêm môn Ngữ văn 6 Cánh diều (PPT)
- Môn Toán
- Môn Khoa học tự nhiên
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức (Word)
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo (Word)
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều (Word)
- Giáo án Hóa học 6 Cánh Diều (Word)
- Giáo án môn Sinh học 6 Cánh Diều (Word)
- PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo (PPT)
- PowerPoint Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều (PPT)
- Môn Lịch sử và Địa lí
- Giáo án Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức (Word)
- Giáo án Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo (Word)
- Giáo án Lịch sử và Địa lí 6 cánh Diều (Word)
- PowerPoint Lịch sử Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức (PPT)
- Powerpoint Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo (PPT)
- PowerPoint Lịch sử Địa lí lớp 6 Cánh Diều (PPT)
- Môn Hoạt động trải nghiệm
- Môn Công nghệ
- Môn Mĩ thuật
- Môn Âm nhạc
- Môn Giáo dục công dân
- Môn Tin học
- Môn Tiếng Anh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 6
Giáo án lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn
Giáo án PowerPoint Công nghệ lớp 6 Kết nối tri thức Cả năm 2024
KHBD: Giáo án Giáo dục thể chất 6 Chân trời sáng tạo Cả năm hay nhất
KHBD: Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 sách Chân trời sáng tạo (Đầy đủ cả năm)
Giáo án môn Thể dục lớp 6 theo công văn 5512
Giáo án điện tử lớp 6 Các môn học (KNTT, CTST, Cánh Diều) 2024