Top 3 mẫu Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại câu chuyện siêu hay

Tải về

Đóng vai nhân vật Mị Châu kể lại câu chuyện các giúp bạn hiểu rõ hơn về câu chuyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy cũng như tâm trạng của Mị Châu sau khi thấy được sai lầm mà bản thân đã tạo ra. 

Sau đây là nội dung chi tiết tổng hợp các bài văn mẫu  đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Hãy đóng vai Mị Châu để kể lại câu chuyện

Được mệnh danh là một người con gái có tính tình hiền thục, đoan trang, nết na, thùy mị lại có gương mặt sắc nước hương trời. Tôi – Mị Châu là con gái yêu quý của vua hùng An Dương Vương. Vì ngây thơ trong sáng không biết được âm mưu thâm độc của kẻ thù nên tôi đã bị người lừa dối, phạm vào tội hại cha bán nước. Đối với tôi đó là một bài học để đời và khiến tôi vô cùng ân hận.

Cha tôi là một vị vua có tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông tìm ra mọi cách để bảo vệ cho đất nước, giữ cho mọi người dân có cuộc sống bình yên. Vì thế, ông đã quyết định xây thành ở đất Việt Thường. Nhưng chẳng hiểu sao, khi cha tôi cho người đắp đất đến đâu thì lở đến đấy, xây mãi không thành. Do vậy, tôi quyết định lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ. Cuối cùng có một con rùa vàng từ phương đông tìm đến xưng là thần Kim Quy, thông rõ việc trời đất đã ở lại và giúp cha tôi xây thành. Nữa tháng sau, một ngôi thành kiên cố, tráng lệ đã sừng sững đứng giữa đất trời trong niềm vui sướng ngập tràn của vua quan và dân chúng. Ba năm sau, rùa vàng từ giã hoàng cung. Trước khi ra về, Thần Kim Quy đã tặng cho cha tôi một cái móng vuốt bảo cha tôi làm lẫy nỏ. Hể giặc đến, cứ lấy nhằm vào quân giặc mà bắn thì vận nước sẽ đặng dài lâu. Vua sai Cao Lỗ người làm nỏ giỏi nhất Loa Thành làm một cái nỏ lớn rồi lấy vuốt rùa làm lẫy.

Triệu Đà sang xâm lược nước Nam. Vua cha tôi đã có dịp sử dụng chiếc “linh quang kim quy” thần cơ mà rùa vàng ban tặng. Thật vậy, chiếc nỏ thần đã phát huy công dụng một cách thần kì. Chỉ cần một phát bắn ra là hàng vạn quân địch ngã xuống. Nước ta thắng lớn và mở hội ăn mừng. Triệu Đà thua tâm phục khẩu phục và phải xin cầu hòa. Cha tôi đã nhận lời cầu hòa. Có lẽ đó là một sai lầm to lớn trong cuộc đời ông.

Không bao lâu, Triệu Đà cho người sang cầu hôn tôi cho con trai là Trọng Thủy. Với vẻ điển trai của chàng và sự thu hút mãnh liệt, chàng đã khiến tôi siêu lòng ngay lần đầu gặp gỡ mà lòng chẳng chút nghi ngờ. Cha tôi cũng thế, ông đã nhận lời cầu hôn của địch. Không những vậy, ông còn cho kẻ thù vào nhà ở rể chẳng khác nào “nuôi ong tay áo” mà chẳng hề hay biết.

Sau một thời gian sống bên nhau tôi nhận ra tôi yêu và tin tưởng chàng tuyệt đối và chàng cũng vậy. Tôi cảm nhận được sự yêu thương qua từng câu nói, hành động của chàng. Vào một đêm nọ khi đang ngắm hoa ở ngự hoa viên, chàng khe khẽ hỏi tôi về chuyện lúc trước. Vì sau cha lại có thể thắng lớn trong tích tắc như vậy? Không một chút hoài nghi, tôi kể lại tường tận câu chuyện cho người chồng yêu hiểu. Rồi sau đó chàng bảo chưa thỏa sự tò mò và ngỏ lời muốn xem trộm nỏ thần. Xem chàng là người nhà nên tôi đã lén cha dẫn chàng vào nơi cất giấu nỏ. Xem xong tôi cùng chàng về phòng và không biết chuyện gì xảy ra.

Vài ngày sau bỗng Trọng Thủy đến bên tôi và bảo rằng: “Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể vứt bỏ ta. Nay về phương bắc thăm cha, nếu mai hai nước bất hòa, Bắc Nam cách biệt ta tìm nàng lấy gì mà làm dấu?”. Tôi nghẹn ngào đáp rằng: “Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh cách biệt thì đau xót khôn nguôi. Thiếp có tấm áo choàng lông ngỗng thường mặc trên người, đi đến đâu thiếp sẽ bứt lông ngỗng rắc ở ngã ba đường làm dấu, ta sẽ cứu được nhau”.

Vừa sáng hôm sau Trọng Thủy về nước. Tôi ở nhà chờ tin, chờ chồng thì mãi không thấy về nhưng quân giặc thì đã kéo đến. Cha tôi vì chủ quan đã có nỏ thần nên đã thản nhiên ngồi đánh cờ, không lo giặc đến. Đến khi lấy nỏ ra, dường như chiếc nỏ thần đã mất đi công dụng. Ông không kịp trở tay và chẳng làm được gì khác ngoài việc bảo toàn tính mạng. Cha tôi phải ngậm ngùi nhìn cảnh nước mất nhà tan mà bỏ trốn. Dù thế cha tôi cũng không quên con gái yêu của mình. Cha đã đặt tôi lên lưng ngựa phía sau ông rồi chạy mãi về phía Nam. Đến đường cùng không còn cách thoát thân, cha tôi xin cầu cứu rùa vàng. Rùa hiện lên bảo:”Kẻ ngồi sau lưng ngươi là giặc”. Cha tôi nghe vậy liền rút kiếm toan chém đầu tôi vì quá tức giận.

Trước khi chết tôi khấn rằng: “Thiếp là phận con gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ thành cát bụi. Còn nếu một lòng trung hiếu mà bị người đời lừa dối thì chết đi sẽ biến thành ngọc châu để rửa sạch nỗi nhục thù”. Vậy là tôi đã ra đi trong sự uất hận và tự trách bản thân mình vì nhầm tưởng giặc là bạn. Tôi hối hận vì không nghĩ ra được Trọng Thủy đã tráo nỏ thần. Tôi không nhận ra câu nói ẩn ý của hắn trước khi về nước. Giờ đây, khi mà bi kịch ập đến tôi mới muộn màng nhận ra.

Sau khi tôi chết, máu tôi chảy xuống biển, trai ăn phải biến thành hạt châu. Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng tìm đến xác tôi đem về Loa Thành mai táng. Xương tôi hóa thành ngọc thạch. Không lâu sau, vì thương nhớ tôi Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng vì thấy bóng tôi. Về sau, người đời đã lấy ngọc châu ở biển đem rửa với nước giếng thì thấy ngọc càng sáng. Điều đó chứng minh tôi trong sáng và tình yêu nghiệt ngã của tôi và chàng. Lẽ ra chúng tôi sẽ có mối tình đẹp nếu không phải chịu ảnh hưởng của chiến tranh. Là người phụ nữ nhưng tôi đã gánh chịu những đau đớn của cảnh nước mất nhà tan và tình yêu tan vỡ. Đó là cái giá quá đắt dành cho đất nước tôi và đất nước vì sự ngây thơ của mình.

Từ câu chuyện đau lòng của tôi, tôi khuyên các bạn nên đề cao cảnh giác với các thế lực thù địch luôn hâm he nước ta. Ta phải cố gắng luôn luôn sẵn sàng để chiến đấu, không để cảnh lầm than phải xảy ra thêm một lần nào nữa. Vì chiến tranh đã làm cuộc sống của mọi người phải lầm thang đau khổ. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân chúng ta đối với đất nước.

2. Đóng vai Mị Châu kể lại truyện An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy

Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lòi răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giò cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nôi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thòi cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.

Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giò đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giở gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.

Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!

Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.

Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.

3. Tưởng tượng mình là nhân vật Mị Châu kể lại toàn bộ câu truyện

"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu

Trái tim lầm chỗ để trên đầu

Nỏ thần vô ý trao tay giặc

Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu."

Đó là một bài thơ mà người sau đã kể lại sự việc tai họa của tôi. Tôi là Mị Châu con gái của vua An Dương Vương. Ông yêu thương tôi hết mực, chiều chuộng con gái. Ấy vậy mà vì sự ngu ngốc của mình tôi đã trở thành tội đồ của cả dân tộc, được thế hệ sau nhắc đến như một bài học đắt giá cho sự cảnh giác. Câu chuyện quanh một chiếc bảo bối thần kì - chiếc Nỏ thần và người đàn ông mà tôi yêu thương nhẹ dạ cả tin, đã cho tôi một bài học lớn trong cuộc đời mình.

Năm ấy, cha tôi cho xây thành Cổ Loa, nhưng xây mãi mà vẫn bị đổ. Trong lúc gặp khó khăn đó, may thay nhờ thần Kim Quy cứu giúp, cha tôi đã xây dựng được một khung thành vững chắc, đào hào sâu. Vị thần còn cho cha tôi một cái một cái móng của chính mình để làm nỏ thần. Nhờ có thêm cái móng đó sẽ giúp nâng sức mạnh của chiếc nỏ lên gấp vạn lần, bắn trăm trúng cả chăm, có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha đã giao nhiệm vụ làm chiếc nỏ thần cho một người cao tay, khéo léo, tên là Cao Lỗ. Sau khi Cao Lỗ tỉ mỉ làm xong chiếc nỏ thần, chiếc nỏ trở thành bảo bối quý, lúc nào cũng để cạnh gần cha.

Lúc bấy giờ, bên Nam Hải có tên Triệu Đà luôn lăm le muốn xâm lược Âu Lạc, nhưng cứ cho quân sang đánh thì đều bị thất bại dưới tay cha tôi. Triệu Đà không từ bỏ, tìm cách khác, ông ta giảng hòa với cha tôi bằng kế mượn con trai của chính mình sang cầu thân và tìm cách phá chiếc nỏ thần của cha tôi. Trong những ngày tháng hòa hiếu, Trọng Thủy gặp tôi và đem lòng yêu tôi. Tôi lúc đó là một thiếu nữ mới lớn, được dân gian truyền rằng là một nàng công chúa xinh đẹp mày ngài mắt phượng. Dần dần tôi cũng xiêu lòng với Trọng Thủy, cha tôi đã quyết định đồng ý gả tôi cho chàng, mà lòng không mảy mai một chút nghi ngờ. Rồi chàng sang chung sống trong cung điện của Âu Lạc. Vào một đêm, hai chúng tôi đi dạo dưới ánh trăng vàng, chàng có hỏi tôi một câu: "Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được vậy?" Tôi thành thật mà đáp lại chàng: "Có gì đâu chàng, Âu Lạc có thành cao hào sâu, lại có thêm chiếc nỏ thần bắn trăm chết cả trăm, ai mà đánh lại được."

Trọng Thủy ngỏ ý muốn xem bảo vật, tôi đã không ngần ngại mà mang nỏ cho chàng xem, chỉ bí quyết của chiếc nỏ, dạy chàng cách dùng. Chàng xem chiếc nỏ một cách tỉ mỉ, nghe tôi kể, rồi để lại đúng vị trí.

Không lâu sau, chàng xin phép vua cha về Nam Hải, chàng đã thuật lại mọi chuyện cho Triệu Đà biết, ông ta đã làm lại chiếc nỏ thần y hệt nhằm đánh tráo với chiếc thật của cha tôi. Trở về Âu Lạc, cha thiết rượu tiệc ăn mừng, chàng đã chuốc rượu cho cha tôi say rồi đánh tráo chiếc nỏ. Hôm sau, tôi có thấy chồng mình khá bồn chồn đứng ngồi không yên, tôi hỏi han: " Chàng có gì lo lắng phải không?" Chàng đáp: "Phụ vương dặn phải về ngay để lên miền Bắc, miền Bắc xa lắm nàng ạ. Bây giờ đôi ta phải xa nhau không biết bao giờ mới được gặp lại. Nếu chẳng may xảy ra binh đao, tôi biết đâu mà tìm nàng?" Lòng tôi cũng buồn rầu lắm tôi nói mình có chiếc áo choàng lông ngỗng, tôi sẽ rải lông ngông, chàng cứ theo dấu đó mà tìm.

Về đến Nam Hải, chàng đưa ngay nỏ thần cho cha mình, Triệu Đà nhanh chóng đưa quân sang đánh. Cha tôi vẫn cậy có nỏ thần mà không phòng bị gì cả, nhưng đến khi nhận ra chiếc nỏ thần đã bị mất, giặc đã vào đến tận chân thành. Cha nhanh chóng leo lên lưng ngựa và mang tôi theo, ngồi sau lưng cha, tôi vẫn ngu ngốc rắc lông ngỗng trên đường. Cha thấy quân giặc vẫn đuổi bám chạy theo sau. Thấy đường núi quanh co, không còn cách nào khác, cha khấn thần Kim Quy cứu giúp. Thần bảo cha tôi rằng: " Giặc sau lưng nhà vua đây!"

Cha nhận ra, tôi cũng tỉnh ngộ, tôi đau khổ nhận thấy mình thật ngu ngốc, tôi chấp nhận nhận lấy cái chết. Tôi rất ân hận, hận bản thân rất nhiều. Bản thân mình chính là nguyên nhân gây ra cảnh đất mất nhà tan. Tôi trách Trọng Thủy tại sao lại lợi dụng lòng tin của tôi, tại sao lại lỡ lừa gặt tôi. Trọng Thủy yêu thương tôi sâu sắc, vẫn phóng ngựa đi tìm tôi, thấy xác tôi chàng đau đớn vô cùng, chàng khóc trong tuyệt vọng. Chàng đem xác tôi mai táng trong thành rồi tự mình kết liễu cuộc đời tại chiếc giếng ngày xưa tôi thường tắm.

Tôi cũng nhận ra rằng chính tôi và Trọng Thủy cũng là nạn nhân của cuộc chiến này. Từ câu chuyện của tôi, nó đã để lại bài học quý giá về sau về sự cảnh giác. Và tôi cũng muốn nhắn nhủ một điều rằng: Hãy yêu thương và xóa tan đi hận thù.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 12.394
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm