Bộ đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2023 tỉnh Nam Định

Đề thi thử Văn Nam Định THPT - Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập môn Ngữ Văn thi THPT quốc gia, Hoatieu xin chia sẻ bộ đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2021 tỉnh Nam Định bao gồm đề thi thử THPT môn Văn Nam Định năm học 2018, 2019, 2020, 2021, 2022. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2022 tỉnh Nam Định

Đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2022 tỉnh Nam Định

Đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2022 tỉnh Nam Định

Đề thi thử môn Văn tốt nghiệp THPT 2021 tỉnh Nam Định

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Biết ơn những cánh sẽ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đã dạy ta với cánh điều thơ nhỏ

Biết kéo vể cả một sắc trời xanh

Biết ơn mẹ vẫn tin cho con thêm một tuổi sinh thành

"Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ

Để con qúy yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi...

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

"Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt

Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga...

Biết ơn dấu chân bầm mặt đường xa

Những dấu chân trần, bùn nặng vết

Ta đi học quen dẫm vào không biết

Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi..

(Trích Lời chào trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với những đối tượng nào?

Câu 3. Nêu hiệu quả của phiếp lập củ phải được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm áỉ lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Anh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vấn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bãi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chối từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 30)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích.

Tham khảo

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Văn Nam Định 2020

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Để trưởng thành, tất cả chúng ta đều phải trải qua hai cuộc đấu tranh; muốn cuộc đấu tranh bên ngoài và một cuộc đấu tranh ngay trong tâm trí mỗi người. Nhưng cuộc đấu tranh quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất chính là cuộc đấu tranh diễn ra ngay trong tâm hồn mỗi người. Đó là cuộc đấu tranh chống lại các thói quen không lành mạnh, những cơn nóng giận sắp bùng phát, những lời gian dối chực trào, những phán xét thiếu cơ sở và cả những căn bệnh hiểm nghèo... Những cuộc đấu tranh như thể diễn ra liên tục và thật sự rất gian khó, nhưng lại là điều kiện giúp bạn nhận ra cảnh giới cao nhất của mình.

- Đầu tranh giups con người phát hiện ra cá tính và khả năng đặc biệt của họ. Minnie Richards Smith từng nói: “Kim cương cũng chỉ là những hòn than, nhưng chúng đã phải lao động cật lực để trở nên cao quý. Cũng như vậy, tất cả chúng ta đều chào đời dưới hình thức những viên đá thô sơ. Để bộ lộ hết những phẩm chất cao qúy của mình, chúng ta phải trải qua quá trình rèn luyện và thử thách không ngừng của cuộc sống.

Hãy luôn cẩn trọng và can đảm. Hãy tiếp thu ý kiến của những người xung quanh nhưng đừng để họ chi phối quá nhiều đến cuộc đời bạn. Hãy giải quyết những bất đồng rong khả năng của mình nhưng đừng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đề ra.

(Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2018, tr. 168 -169)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. CHỊ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, cuộc đấu tranh nào quan trọng và có ý nghĩa nhất đối với con người trong quá trình trưởng thành?

Câu 3. Việc trích dẫn câu nói của Minnie Richards Smith trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 4. Lời khuyên đồng quên đấu tranh đến cùng để hoàn thành mục tiêu đề ra” trong đoạn trích có thể áp dụng trong mọi hoàn cảnh không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1(2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của việc phát hiện ra cá tính và khả năng đặc biệt của mỗi người.

Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ sau:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…

(Trích Đất Nước, trường ca Mặt đường khát vọng • Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2019, t, 120)

Đề thi thử văn Nam Định 2019

Sau đây là nội dung chi tiết đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn tỉnh Nam Định 2019.

Đề thi thử văn Nam Định 2019

Đề thi thử văn Nam Định 2019

Đề thi thử Văn Nam Định 2018

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

"Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc với những người xung quanh là một liều thuốc diệu kỳ giúp con người lấy lại cân bằng mỗi khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, đôi lúc người ta lại nhầm lẫn giữa chia sẻ suy nghĩ với người khác với sy nghĩ theo người khác.

Trong mối quan hệ sẻ chia bình đẳng, ta có tư duy độc lập, biết cách làm chủ nó và chia sẻ cởi mở những suy nghĩ đó. Tuy nhiên, trong mối quan hệ sẻ chia một chiều, ta thường để bản thân choáng ngợp bởi những suy nghĩ của người khác. Thay vì đưa ra chính kiến và cảm nhận của riêng mình, ta lại bị cuốn theo lối suy nghĩ của họ để rồi không còn giữ được lập trường của mình.

Trong mọi mối quan hệ, sự tương trợ là điều rất cần thiết. Ta có thể nhờ người khác giúp đỡ nhưng không được để mình trở thành cái bóng của họ bởi cuộc sống của ta là do chính ta quyết định. Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hàng thu hút tình cảnh và sự quan tâm của người khác, là sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đó là con người thật của mình,

Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa đưa ta đến hạnh phúc. Hãy làm bất kì điều gì ta cho là Tiên làm, vì chính ta mới là người quyết định cuộc sống của bản thân. Bên cạnh đó, cũng không cần bào chữa hay giải thích gì về mình: không cần sự cho phép của bất cứ ai để được là chính mình. Ta có thể sống hạnh phúc với con người thực của mình và hãy nghĩ tốt về bản thân, bất kể người khác nhìn nhận thế nào chăng nữa."

(Trích Quen hôm qua sông cho ngày mai - Tian Dayton. Ph. D, NXB - Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2017, tr 18 - 19)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta cần phải có tư duy độc lập? (0,5 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi khoác lên mình chiếc mặt nạ hòng thu hút tình cảm và sự quan tâm của người khác, ta sẽ đánh mất điều quan trọng nhất, đỏ là con người thật của mình? (1,0 điểm)

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Hãy sống thật với chính mình, bởi đó là chìa khóa đưa ta đến hạnh phúc? Vì sao? (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của tư duy độc lập trong cuộc sống.

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa Của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của những người lao động vùng biển, từ đó liên hệ với số phận của những người dân phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2016) và nhận xét cách nhìn hiện thực của mỗi nhà văn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 19.024
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm