Câu hỏi đánh giá sau tập huấn môn Đạo đức sách Chân trời sáng tạo

Câu hỏi và đáp án đánh giá sau tập huấn môn Đạo đức sách Chân trời sáng tạo là tài liệu hữu ích để các thầy cô tham khảo nhằm hoàn thành bài tập trong chương trình tập huấn giáo viên. Sau đây là nội dung chi tiết.

Đáp án đánh giá sau tập huấn môn Đạo đức sách Chân trời sáng tạo

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.

1. Triết lí biên soạn SGK Đạo đức (Bộ Chân trời sáng tạo) là gì?

A. SGK Đạo đứclà những lời giáo huấn.

B. SGK Đạo đức là cánh cửa đầu tiên mở ra con đường lớn cho HS hướng tới tương lai; tạo điều kiện để HS luôn có ý thức sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống.

C. SGK Đạo đức là công cụ truyền đạt kinh nghiệm sống.

D. SGK Đạo đức là bài học về kĩ năng sống.

2. Vì sao SGK Đạo đức 1 lại thiết kế thành 14 bài học?

A. Thiết kế ngẫu nhiên.

B. Theo SGK Đạo đức hiện hành.

C. Căn cứ vào đặc điểm, phạm vi nội dung của các chủ đề.

D. Căn cứ vào thời lượng chương trình.

3. Việc thiết kế các chủ đề thành 14 bài học có tác dụng gì?

A. Thể hiện đầy đủ, chính xác nội dung chương trình.

B. Phù hợp với khả năng nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí của HS tiểu học.

C. Thể hiện hài hòa, hợp lí hai mạch giáo dục đạo đức và giáo dục kĩ năng sống.

D. Cả 3 ý trên.

4. Vì sao mỗi bài học trong SGK Đạo đức 1 đều có cấu trúc 5 thành phần: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Thực hành, Ghi nhớ?

A. Theo SGK Đạo đức hiện hành.

B. Theo quan điểm riêng của tác giả SGK.

C. Tuân thủ Thông tư 33/2017.

D. Tuân thủ Thông tư 33/2017 và kế thừa SGK Đạo đức hiện hành.

5. Ưu điểm của việc thiết kế các chuỗi hoạt động dạy học ổn định trong SGK Đạo đức 1 (Bộ Chân trời sáng tạo) là gì?

A. Đáp ứng yêu cầu chuẩn mực của SGK.

B. Giúp GV dẫn dắt quá trình dạy học một cách chủ động.

C. GV có thể dễ dàng biến đổi sáng tạo, linh hoạt chuỗi hoạt động đó trong các kế hoạch dạy học cá nhân.

D. Cả 3 ý trên.

6. Giáo viên có thể biến đổi linh hoạt, sáng tạo những chuỗi hoạt động này trong thực tiễn dạy học không?

A. Giáo viên không thể biến đổi linh hoạt, sáng tạo những chuỗi hoạt động này trong thực tiễn dạy học.

B. Giáo viên có thể tùy ý biến đổi linh hoạt, sáng tạo những chuỗi hoạt động này trong thực tiễn dạy học.

C. Giáo viên có thể biến đổi linh hoạt, sáng tạo những chuỗi hoạt động này trong thực tiễn dạy học nhưng cần cân nhắc để không phá vỡ tính hệ thống của SGK.

D. Cả 3 ý trên.

7. Chức năng của hình ảnh trong SGK Đạo đức 1 là gì?

A. Chỉ có chức năng minh họa.

B. Chỉ có chức năng thẩm mỹ.

C. Chỉ có chức năng tạo sự hấp dẫn.

D. Không chỉ có chức năng minh họa, thẩm mỹ, tạo sự hấp dẫn mà còn có chức năng hình ảnh hoá nội dung, giúp HS phát triển các năng lực tư duy phán đoán, suy luận, liên kết...

8. Mục tiêu của các PPDH tích cực (vấn đáp, gợi mở, xử lí tình huống, thảo luận nhóm, sắm vai, liên hệ bản thân…) cài đặt trong SGK Đạo đức 1 là gì?

A. Tích cực hoá hoạt động học tập, phát triển năng lực cho HS theo nguyên tắc: HS được nghĩ nhiều hơn, nói nhiều hơn và làm nhiều hơn.

B. Giúp giáo viên thể hiện bản thân mình.

C. Buộc học sinh phải suy nghĩ.

D. Buộc học sinh phải nói.

9. Nên sử dụng Vở bài tập Đạo đức 1 như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

A. Sử dụng trong quá trình dạy học.

B. Sử dụng sau quá trình dạy học.

C. Chỉ sử dụng trong phần Luyện tập.

D. Sử dụng linh hoạt trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá.

10. Nên sử dụng sách giáo viên như thế nào để thiết kế kế hoạch dạy học?

A. Không sử dụng sách giáo viên.

B. Sử dụng nguyên văn các gợi ý trong sách giáo viên.

C. Tham khảo sách giáo viên kết hợp với tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân.

D. Cả 3 ý trên.

Mời các bạn tham khảo các bài khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 733
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm