Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 môn Tự nhiên xã hội

Tải về

Mô đun 9 với nội dung “Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học/THCS/THPT”. Khi tập huấn mô đun 9, giáo viên sẽ phải nộp Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 môn Tự nhiên xã hội để giảng viên chấm bài, cho điểm. Dưới đây là Mẫu bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin module 9 mà Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, mời các bạn tham khảo.

Mẫu bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin

Khung bản mô tả thực hiện ngắn như sau:

BẢN MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN BÀI DẠY: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC

Môn học/Hoạt động giáo dục: Tự nhiên xã hội; Lớp: 3

Thời lượng thực hiện: (số tiết)

I. Yêu cầu cần đạt

Học xong bài này, học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.

- Nêu được ích lợi của cá.

Năng lực

- Năng lực nhận thức khoa học: Nhận biết và nêu được các lợi ích của cá.

- Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh:

+ HS tìm các biện pháp nên, không nên trong quá trình chăm sóc và bảo vệ cá.

+ Học sinh quan sát tranh ( SGK) tự nêu yêu cầu cho bạn trả lời.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng: Nêu và nhận biết các bộ phận cơ thể của các con cá.

Phẩm chất

- Góp phần hình thành các phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực, yêu thích môn học.

Giáo dục bảo vệ môi trường

- Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong mơi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu số

* Giáo viên:

+ Máy tính (có hỗ trợ Camera và micro), sách giáo khoa, KHBD PowerPoint

* Học sinh:

+ Sách giáo khoa, vở.

III. Mô tả hoạt động học có ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm và học liệu số

Tên hoạt động: Hoạt động khởi động

a) Mục tiêu

Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về những tình huống

loài cá bơi trong nước

b) Nội dung

- Hướng dẫn học sinh biết loài cá sống tong nước (slide 3, 4)

c) Sản phẩm

- Dùng video editor cắt phim: đoạn quay hồ cá

- Dùng audio editor cắt ghép nhạc: Cá vàng bơi

- Phần mềm PP liên kết video, âm thanh và trình chiếu

Tên hoạt động: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

a) Mục tiêu

- HS nói được tên các loại cá mà em đã biết.

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

b) Nội dung

- Hướng dẫn học sinh Truy cập đường link vào trò chơi: https://www.blooket.com/set/61b86db3e9a52a442e5b7dd8 (slide 19, 20, 21)

c) Sản phẩm

- Bài trình chiếu PowerPoint

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động GV

Hoạt động HS

1. HĐ khởi động (5 phút) (slide 3, 4)

- Cho HS hát bài Cá vàng bơi

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ khám phá kiến thức (26 phút) (slide 5đến 18)

* Mục tiêu:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.

- Nêu được ích lợi của cá

*Cách tiến hành:

Việc 1: Quan sát và thảo luận

- Giáo viên giao nhiệm vụ yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các con cá trong SGK trang 100, 101 và tranh ảnh các con cá sưu tầm được, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi :

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu về một con.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.

* Câu hỏi gợi ý:

+ Chỉ và nói tên các con cá có trong hình.

+ Bên ngoài cơ thể của những con cá thường có gì bảo vệ?

+Bên trong cơ thể chúng có xương sống không?

+Cá sống ở đâu?

+Chúng thở bằng gì và di chuyển bằng gì ?

=> Giáo viên giảng thêm: Màu sắc, hình dáng cá rất đa dạng ; có cá màu sắc sặc sỡ nhất là các loài cá cảnh như cá vàng ; có loài có màu trắng bạc như cá mè, các loài cá biển thường có màu xanh lục pha đen ; trên mình cá, sống cá thường sẫm, màu phần bụng ngả dần sang màu trắng. Có con mình tròn như cá vàng ; có con dài như cá chuối, lươn ; có con trông như quả trám như cá chim ; có con trông giống cái diều như cá đuối ; có con cá rất bé có con lại rất to như cá mập, cá voi, cá heo,… Có con có vây cứng như cá mập, rô phi, cá ngừ, cá chuối ; có con có vây lại rất mềm như cá vàng, cá đuối ; các loài cá nước ngọt thường có vẩy, cá loài cá biển thường có da trơn, không vảy ; mồm cá có con rất nhỏ, có con mồm lại to và nhiều răng như cá mập.

Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng thường có vảy bao phủ, có vây.

Việc 2: Thảo luận

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn mà em biết.

+ Nêu ích lợi của cá

+ Giới thiệu về hoạt động nuôi, đánh bắt hay chế biến cá mà em biết.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Gv nhận xét, khen những nhóm làm việc tốt, sáng tạo.

* Lưu ý: Quan sát và theo dõi, trợ giúp đối tượng M1+ M2 hoàn thành YC của bài học

Kết luận chung:

+Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.

+ Ở nước ta có nhiều sông, hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi trồng và đánh bắt cá. Hiện nay, nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu của nước ta.

=>Câu hỏi GDBVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá ?

=> GDBVMT: Để bảo vệ cá, chúng ta cần bảo vệ môi trường sống, không đánh bắt bừa bãi, phát triển nghề nuôi cá, sử dụng cá hợp lí.

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

- Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” (slide 19, 20, 21)

- Hướng dẫn học sinh Truy cập đường link vào trò chơi: https://www.blooket.com/set/61b86db3e9a52a442e5b7dd8

- Về nhà nói lại kiến thức đã được học cho gia đình nghe. Đọc thêm sách, báo để biết rõ hơn về cá và các loại động vật khác.

- Cùng với bố mẹ tìm hiểu về mô hình nuôi các loại cá và các loại động vật khác có tại địa phương.

- HS tham hát.

- Lắng nghe – Mở vở ra ghi bài.

* HĐ cá nhân – Nhóm- Cả lớp

- Lắng nghe nhiệm vụ thực hiện

- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát, thảo luận nhóm, thống nhất KQ và ghi kết quả ra giấy

*TBHT điều hành:

+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

+ Các nhóm khác nghe và bổ sung

*Dự kiến một số ND chia sẻ:

+…

+…vẩy,…

+ Bên trong cơ thể chúng có xương sống.

+Cá sống ở dưới nước.

+ Chúng thở bằng mang, …

=> Cả lớp rút ra đặc điểm chung của cá.

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Lắng nghe và ghi nhớ

* HĐ Nhóm - Cả lớp

- Học sinh thảo luận nhóm, thống nhất KQ và ghi kết quả ra phiếu

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Học sinh trả lời theo suy nghĩ.

- Lắng nghe.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe, thực hiện

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 4.292
Bản mô tả phương án ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động học module 9 môn Tự nhiên xã hội
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm