Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT23
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT23 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT23 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ mục đích, ý nghĩa và vai trò của việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT20
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THPT23: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Năm học: ..............
Họ và tên: ...................................................................................................................
Đơn vị: ........................................................................................................................
Câu 1: Nêu mục đích, ý nghĩa và vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh? Nêu mối quan hệ giữa giảng dạy và đánh giá?
1. MỤC ĐÍCH ,Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH.
a. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá
- Công khai hoá nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình; khuyến khích, động viên việc học tập.
- Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
- Như vậy, đánh giá không chỉ nhằm nhận định thực trạng và định hướng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
b. Ý nghĩa của việc kiểm tra đánh giá
Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, giáo viên và đặc biệt là đối với cán bộ quản lí.
- Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên, cung cấp kịp thời những thông tin “liên hệ ngựợc" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.
+ Về giáo dưỡng: Kiểm tra, đánh giá chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.
+ Về mặt phát triển năng lực nhận thức: Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái hiện, chính xác hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến thức, tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế.
+ Về mặt giáo dục: Kiểm tra, đánh giá giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập; có ý chí vươn lên đạt những kết quả cao hơn; củng cố lòng tin vào khả năng của mình; nâng cao ý thức tự giác; khắc phục tính chủ quan tự mãn trong học tập.
- Đối với giáo viên: Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.
- Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Kiểm tra, đánh giá cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.
c. Vai trò của kiểm trar đánh giá
Trong nhà trường hiện nay, việc dạy học không chỉ chú trọng đến dạy cái gì mà cần quan tâm đến dạy học như thế nào. Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách có tính chất đột phá để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành một cách đồng bộ từ đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cho đến kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học. Kiểm tra, đánh giá có vai trò rất to lớn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Kết quả của kiểm tra, đánh giá là cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và quản lí giáo dục. Nếu kiểm tra, đánh giá sai sẽ dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo, tác hại to lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lục. Vậy đổi mới kiểm tra, đánh giá trở thành nhu cầu bức thiết của ngành Giáo dục và toàn xã hội ngày nay. Kiểm tra, đánh giá đúng thục tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin, hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.
2. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIẢNG DẠY - ĐÁNH GIÁ.
- Giảng dạy và đánh giá thường được xem là hai mặt không thể tách rời của hoạt động dạy học và chúng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau
- Đánh giá học tập cần phải dựa trên nền tảng thông tin mà hoạt động giảng dạy cung cấp.
- Chất lương giảng dạy được phát triển liên tục trên cơ sở thường xuyên xử lí thông tin từ đánh giá học tập; từ sự tìm hiểu yêu cầu, ưu - nhược điểm của người học và từ đánh giá giảng dạy cùng các yếu tố tác động đến học tập của nó.
- Điểm/xếp loại (hạng) chúng cần phải dựa trên kết quả của chuỗi những đánh giá quá trình.
Câu 2. Trình bày các yêu cầu của Bộ GD – ĐT về đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học?
1. Yêu cầu đối mới công tác kiềm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học:
- Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan, công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;
- Trong quá trình dạy học, GV cần kết hợp một cách hợp lí hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kì thi theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, kiểm tra học kì cả lí thuyết và thực hành (với cả môn thực nghiệm).
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT23
140 KB 23/08/2017 10:37:00 SABài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THPT23 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Đáp án tập huấn SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo 2024-2025
Đáp án trắc nghiệm tập huấn Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
(Chính xác) Đáp án câu hỏi tập huấn Hoạt động trải nghiệm 5 Kết nối tri thức
Đối với học sinh trung học cơ sở, lĩnh vực nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất?
Gợi ý đáp án Mô đun 2 môn Lịch sử THPT
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo