Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24 - Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24 là bài viết về kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch module THCS24 tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS16
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS24: Kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học
Năm học: ..............
Họ và tên: .................................................................................................................
Đơn vị: .....................................................................................................................
Hoạt động 1: Thiết lập các bước cụ thể để xây dựng một đề kiểm tra cho môn học cụ thể.
Bưóc 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
- Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra.
- Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mọi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lí các hình thức sao cho phù hợp với nội dựng kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh lầm phần tự luận.
- Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra (Bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra).
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức, kĩ năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
- Bưóc 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm.
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu: Nôi dung khoa học và chính xác. Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bưóc 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra, cần xem xét lai việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm,
- Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không,
- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Hoạt động 2: Xác định các mục tiêu kiểm tra, đánh giá và thiết lập bảng ma trận.
Xác định theo các cấp độ: biết, hiểu, áp dụng, giáo viên phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định trong chương trình của môn học để mô tả yêu cầu cần đạt theo các cấp độ của tư duy.
- Nhận biết là mức độ thấp nhất, chủ yếu là ghi nhớ và nhắc lại được những gì đã được học trước đây, yêu cầu nhớ lại hay nhận thức lại các sự kiện, các thuật ngữ, các quy ước, các nguyên tắc, các quy luật, các đặc trưng..., không cần giải thích những thông tin thu được. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ này thưởng bao gồm các động từ: nhận biết được, nêu được, phát biểu được, viết được, liệt kê được,...
- Thông hiểu: bao gồm cả biết nhưng ở mức độ cao hơn, đòi hỏi biết được cả ý nghĩa của tri thức, liên hệ chúng với những gì đã học, đã biết. Hiểu được thể hiện ở ba dạng: Thứ nhất là có thể truyền đạt lại thông tin thu nhận được bằng các thuật ngữ khác hay bằng một hình thức khác của thông tin; Thứ hai là khi đưa ra một thông tin, có thể nắm vững được ý tưởng chính có trong thông tin đó, nó bao gồm khả năng nhận ra những cái cơ bản và phân biệt chúng với cái khác;
Vận dụng
Yêu cầu giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kĩ năng đã học đòi hỏi sự tư duy lôgic, phân tích, tổng hợp. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt ở cấp độ này thường là: vận dụng được, giải được bài tập, làm được...
* Xây dựng ma trận cho đề kiểm tra
Khi viết câu hỏi phải căn cứ vào bảng đặc trưng (còn gọi là bảng đặc tính, hay bảng ma trận hai chiều). Bảng đặc trưng này được coi là một công cụ hữu ích giúp cho người soạn trắc nghiệm viết các câu hỏi phù hợp với mục tiêu giảng dạy, nó phân loại từng câu hỏi trắc nghiệm ra thành hai chiều cơ bản, một chiều là hành vi đòi hỏi ở học sinh, một chiều là nội dung sách giáo khoa, giáo trình môn học
Đề thành lập bảng đặc trưng cần phải tiến hành phân tích nội dung của môn học, cần liệt kê các mục tiêu giảng dạy cụ thể hay các năng lực cần được đo lường.
Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra:
- B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;
- B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mọi cấp độ tư duy;
- B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...);
- B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
- B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %;
- B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mọi chuẩn tương ứng;
- B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
- B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
- B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24
157 KB 17/05/2017 2:12:00 CHBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS24 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Tập huấn giáo viên
Tài liệu tập huấn môn Ngữ Văn
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý QLPT 06
Đáp án trắc nghiệm module 9 Cán bộ quản lý (CBQL)
Đáp án tập huấn Toán lớp 2 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 4 Cánh Diều (Full 15 câu)
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN8