Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS17

Tải về

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS17 - Tìm hiểu, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS17 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS17 là bài thu hoạch về việc tìm hiểu, khai thác và xử lý thông tin phục vụ bài giảng. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch module THCS17 tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS14

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS15

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS17: Tìm hiểu, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng

Năm học: ..............

Họ và tên: ..................................................................................................................

Đơn vị: .......................................................................................................................

A - NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Thông tin

Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén... Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu.

Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng lớn do đó lượng tin càng cao.

Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu sau:

  • Tính cần thiết
  • Tính chính xác
  • Độ tin cậy
  • Tính thời sự

Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới, có ích hơn, từ đó có những phản ứng nhất định. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý.

Với quan niệm của công nghệ thông tin, thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ.... Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang... Trong công nghệ thông tin, thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử (là tổ hợp các linh kiện điện tử)... Thông tin muốn được xử lý trên máy tính phải được mã hoá theo những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý được. Sau khi xử lý, thông tin được giải mã trở thành các tín hiệu mà con người có thể nhận thức được.

1.1.2. Công nghệ thông tin và truyền thông

Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt là IT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".

Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin.

Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.

1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển xã hội

1.2.1. Vai trò đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

CNTT có vai trong quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Công nghệ thông tin và truyền thông làm cho kho tri thức của nhân loại giàu lên nhanh chóng, con người tiếp cận với lượng tri thức đó nhanh hơn, dễ hơn, có tính chọn lọc hơn. Điều đó đẩy mạnh sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ hiện đại.
- Công nghệ thông tin làm cho những phát mình, phát hiện được phổ biến nhanh hơn, được ứng dụng nhanh hơn, tạo điều kiện thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Công nghệ thông tin làm cho năng suất lao động tăng lên do có điều kiện thuận lợi để kế thừa và cải tiến một số công nghệ sẵn có hoặc nghiên cứu phát minh công nghệ mới.

- Công nghệ thông tin tạo ra tính hiện đại, chặt chẽ, kịp thời trong quản lý, làm cho hiệu quả quản lý cao hơn, góp phần giảm những khâu trung gian trong quá trình quản lý kém hiệu quả.

Xác định rõ vai trò quan trọng của CNTT đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước đã chú trọng đến việc thúc đẩy ứng dụng Công nghệ thông tin với nhiều chủ trương, chỉ thị, văn bản, nghị quyết phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn, trong đó có một số nghị quyết quan trọng:

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/03/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập trung sức phát triển của một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học, ...".

Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90".

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, ngày 30/07/1994 xác định: "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hóa và tin học hóa nền kinh tế quốc dân".

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh: "Ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả; hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế..."

Đặc biệt là chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ thị đã nêu rõ "Công nghệ thông tin là một trong các công cụ và động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa".

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
3 9.832
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm