Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS16

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS16 - Hồ sơ dạy học

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS16 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS16 là bài thu hoạch về hồ sơ dạy học, hệ thống hồ sơ dạy học của các môn... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tai về bài thu hoạch tại đây.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS9

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS11

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS16: Hồ sơ dạy học

Năm học: ..............

Họ và tên: .................................................................................................................

Đơn vị: ......................................................................................................................

Hồ sơ dạy học là tập hợp các kế hoạch, số sách, tài liệu chuyên môn của môn học được chuẩn bị trước theo sự chỉ đạo của nhà trường và sự phân công của tổ chuyên môn giúp GV thực thi dạy học trong quá trình công tác để đạt được mục tiêu chất lượng dạy học đã đề ra.

Việc đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc xây dựng và quản lí, bảo quản hồ sơ dạy các môn học ở các trường THCS đã được triển khai từ cách đây hàng chục năm. Tuy nhiên, đến nay, việc hướng dẫn xây dựng, quản lí sử dụng hồ sơ dạy học hầu như chưa có bước đổi mới nào đáng kể; thậm chí, một số GV và cán bộ quản lí chưa hiểu rõ và chưa xây dựng được những tiêu chí của một bài học theo tinh thần đổi mới. Trước yêu cầu đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện buộc mọi GV phải tìm cách đổi mới xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học. Chúng ta sẽ nghiên cứu đổi mới dần dần từng công đoạn một của việc xây dựng và quản lí hồ sơ dạy học các môn học (nắm bắt mục tiêu bài học; xây dựng kế hoạch bài học theo tinh thần mới; tổ chức cho HS hoạt động học tập...); tiến tới đổi mới hoàn toàn việc dạy và học các môn học ở cấp trưng học.

Sơ đồ hệ thống hồ sơ dạy học của môn học gồm:

1. Hồ sơ tổ chuyên môn (CM) là tập hợp các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, những tài liệu chuyên môn về chương trình, khung phân phối chương trình, các chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu của môn học; các kế hoạch phân công dạy học, sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, đăng kí thi đua, đăng kí học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ... Hồ sơ này do tổ trưởng chuyên môn chủ trì xây dựng.

2. Thông tin chung là các thông số cho biết sơ bộ tên môn học, cấp học, lớp học, phạm vi chuyên môn, GV dạy... Thông tin này do GV bộ môn xây dựng.

3. Số bồi dưỡng chuyên môn cá nhân (BDCMCN) là những tích lũy ghi chép và tự bồi dưỡng của GV trong các đợt tập huấn chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, hoặc tự bồi dưỡng về các lĩnh vực:

  • Nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa.
  • Các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực bộ môn.
  • Các kĩ năng dạy tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục.
  • Các kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học bộ môn.
  • Các kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
  • Tự làm thiết bị dạy học.
  • Kinh nghiệm dạy học phân hóa HS yếu kém.
  • Kinh nghiệm bồi dưỡng HS giỏi.
  • Kế hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên.
  • Những kinh nghiệm về sư phạm, giáo dục khác.

Số này do GV ghi chép trong quá trình công tác nhiều năm.

4. Số dự giờ là văn bản ghi các đánh giá của GV về tiết dạy của đồng nghiệp theo các tiêu chí tiết dạy nhằm rút kinh nghiệm học hỏi trau dồi chuyên môn nghiệp vụ trong quá trình công tác. Số dự giờ do GV xây dựng và ghi chép khi dự giờ thăm lớp đồng nghiệp.

5. Số điểm cá nhân là văn bản ghi chép tóm tắt những đặc điểm của HS về bộ môn và các đánh giá kiểm tra thường xuyên và định kì trong quá trình HS theo học môn học. Số điểm cá nhân do GV bộ môn xây dựng và ghi chép thường xuyên.

6. Số mượn thiết bị dạy học là số ghi chép mượn phương tiện, thiết bị dạy học của GV với nhà trường thường xuyên trong quá trình công tác. Số này do nhà trường xây dựng và quản lí.

7. Số báo giảng ghi kế hoạch lịch dạy học của GV bộ môn theo kế hoạch tuần, học kì và cả năm phù hợp với thời khóa biểu của nhà trường. Nội dung ghi chi tiết cho từng tiết dạy: tên bài dạy, lớp dạy, thiết bị dạy học. Người phụ trách thiết bị dạy học của trường sẽ căn cứ vào số này để hỗ trợ cho GV chuẩn bị thiết bị dạy học. Số này do GV bộ môn xây dựng trước ít nhất 1 tuần trước thực hiện.

8. Kế hoạch bài dạy (giáo án)

a) Giáo án là bản kế hoạch chuẩn bị trước của GV, ước lượng những hoạt động học tập của HS trong tiết học, đề xuất những tình huống có thể gặp phải và dự kiến cách giải quyết để giúp HS thực hiện được mục tiêu bài dạy. Đây là tài liệu quan trọng nhất, bắt buộc đối với mọi GV khi dạy học. Nội dung của giáo án thể hiện phương pháp dạy học của GV, hoạt động của HS, kiến thức cơ bản.

b) Kiểu bài dạy. Tùy từng đặc trưng môn học, có những kiểu bài dạy và cấu trúc giáo án khác nhau. Thông thường có các kiểu bài dạy sau đây:

  • Bài dạy lí thuyết, xây dựng các kiến thức, kĩ năng mới.
  • Bài dạy bài tập, vận dụng các kiến thức lí thuyết vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn hoặc giải các bài tập.
  • Bài dạy ôn tập, hệ thống khắc sâu lại các kiến thức đã học.
  • Bài dạy thực hành, vận dụng và rèn luyện các kĩ năng thực hành, củng cố các kiến thức đã học.
  • Tiết kiểm tra là dạng đặc biệt của bài dạy đuợc soạn theo cấu trúc riêng.

Ngoài ra, tùy theo từng môn có các kiểu bài dạy ngoài thực địa, trong phòng học bộ môn, tham quan dã ngoại...

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Đánh giá bài viết
1 8.598
0 Bình luận
Sắp xếp theo