Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN2

Tải về

hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN2 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN2 là bài thu hoạch về đặc điểm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội – Mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm, kỹ năng xã hội.

Bài thu hoạch BDTX module MN2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÀI THU HOẠCH

Module bồi dưỡng thường xuyên năm học………

Họ tên: ………………

Chức vụ:……………………………

Tên module bồi dưỡng: MN2 - Đặc điểm phát triển tình cảm- kĩ năng xã hội. Mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về tình cảm- kĩ năng xã hội

1. Các khái niệm cơ bản

- Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sụ vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm bao giở cũng gắn vòi một đổi tượng cụ thể.

- Cảm xúc là sự thể hiện của tình cảm trong những hoàn cảnh nhất định.

Kĩ năng xã hội là những cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xã hội nhằm giúp con người thích nghi và phát triển tổt hơn.

2. Đặc điểm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của trẻ mầm non và mục tiêu cần đạt:

1. Đặc điểm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của lứa tuổi Nhà trẻ và những mục tiêu cần đạt

1.1. Đặc điểm phát triển tình cảm và những mục tiêu cần đạt ở trẻ Nhà trẻ:

1.1.1. Đặc điểm phát triển tình cảm:

Ngay từ khi lọt lòng đứa trẻ đã có những ửng xử làm cho người lớn phải quan tâm như khóc, cười, bám níu, rúc tìm sữa, muốn được âu yếm vỗ về... Những biểu hiện đó là sự thể hiện cả nhu cầu được giao lưu gắn bó với người lớn mà trước hết là với người mẹ. Nhu cầu gắn bó mẹ con đã được nhiều nhà khoa học chứng minh đó cũng là nhu cầu gốc chứ không phái chỉ là nhu cầu thứ sinh do đòi hỏi của nhu cầu ăn uống mà thành. Việc thưởng xuyên gắn bó giữa mẹ và con là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển các nhu cầu giao tiếp giữa trẻ với những người xung quanh, trẻ dần biết thể hiện cảm xúc của mình khi giao tiếp với mọi người: Cười khi nhìn tháy ai đó hoặc được “hỏi chuyện", mếu, khóc khi người ta bỏ đi và trẻ chỉ có một mình. Đó chính là những phản ứng vận động xúc cảm đặc biệt hướng tới người lớn, được gọi là “phức cảm hớn hở".

Cho tới khoảng 15 tháng, giao tiếp xúc cảm trục tiếp với mọi người xung quanh là hoạt động chủ đạo của trẻ. Giao tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển tâm lí của trẻ đặc biệt là về mặt xúc cảm. Trong giai đoạn này có một mốc quan trọng của sự phát triển tình cảm đó là sự phân biệt giữa người lạ và quen (khoảng tháng thú 6 - tháng thú 8).

Cùng với việc giao tiếp với người lớn, ờ trẻ dần hình thành nhu cầu hoạt động với các đồ vật và vì vậy người lớn đã trỏ thành một “chiếc cầu nối" giúp trẻ tiếp xúc và khám phá thế giới đồ vật xung quanh. Sự phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần của hệ vận động giúp trẻ thực hiện tốt hơn nhiều vận động từ đơn gian đến phúc tạp dần. Các giác quan của trẻ cũng biểu lộ tính nhạy cảm cao trong quá trình tìm hiểu khám phá xung quanh. Trẻ nhỏ tỏ ra rất nhạy cảm vòi âm nhạc và có những biểu hiện hoà mình vào các giai điệu.

Từ 2 tuổi trờ lên, tình cảm cửa trẻ thể hiện thêm những sắc thái mới. Trẻ mong muốn được người lớn âu yếm, khen ngợi. Trẻ sợ khi bị chê hoặc khi người lớn tỏ ra không hài lòng. Sụ khen ngợi cửa người lớn là nguồn cổ vũ để hình thảnh ờ trê tình cảm tự hào, vì vậy trẻ thường cố gắng làm những điều tốt để được khen ngợi. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc lỗi, sự không hài lòng, những lời khiển trách cửa người lớn cũng làm xuất hiện tình cảm xẩu hổ. Đây là những biểu hiện của tình cảm đạo đức mà nếu được giáo dục tốt chúng sẽ có tác dụng thúc đẩy trẻ lầm nhiều việc tốt.

Nhận thức cửa trẻ chịu ảnh hường rất lớn từ xúc cảm, tình cảm của trẻ và điều này kéo dài khá lâu..

1.1.2. Những mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho trẻ tuổi nhà trẻ:

- Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi

+ Từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ thích hóng chuyện. Biểu lộ cảm xúc với khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của người giao tiếp cùng trẻ. Trẻ thích thú với đồ vật chuyển động, có màu sắc và chuyển động.

+ Từ 6 - 12 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự thích giao tiếp bằng âm thanh, cử chỉ với người giao tiếp cùng. Trẻ biểu lộ các cảm xúc với người xung quanh. Trẻ thích chơi với các đồ chơi chuyển động, có màu sắc sặc sỡ và phát ra âm thanh.

+ Từ 12 - 24 tháng tuổi: Biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lởi nói vòi những người gần gũi. Trẻ cảm nhận và biểu lộ cám xức vui, buồn, sợ hãi của mình với người xung quanh. Trẻ thích chơi với đồ chơi, có đồ chơi yêu thích và quan sát một số đối tượng thú vị xung quanh (con vật, đồ vật).

+ Từ 24 - 36 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ sự thích thú giao tiếp bằng cử chỉ, lởi nói với người khác. Trê nhận biết được trạng thái cám xúc vui, buồn, sợ hãi. Trẻ biểu lộ các cám xúc này qua nét mặt, cú chỉ. Trẻ biểu lộ sụ thân thiện với các đổi tượng quen thuộc (con vật, đồ vật, cây cỏ...).

- Trẻ thể hiện cám xúc qua các hoạt động mang tính nghệ thuật

+ Từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ cám xúc tích cực khi nghe hát, nghe các âm thanh (nghe, cười, khua tay chân).

+Từ 6-12 tháng tuổi: Trẻ biểu lộ cám xúc tích cực khi nghe hát, nghe các âm thanh (nhún nhảy, vỗ tay, reo cười...).

+ Từ 12 - 24 tháng tuổi: Trẻ thích nghe hát và vận động theo nhạc. Thích xem tranh ảnh, thích vẽ.

+ Từ 24 - 36 tháng tuổi: Trẻ biết hát và vận động theo vài bài hát, bản nhac. Trẻ thích xem tranh, ảnh, xếp hình, tô, vẽ (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc).

1.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội và những mục tiêu cần đạt ở trẻ Nhà trẻ:

1.2.1. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội:

Nhờ sự dẫn dắt của người lớn, trẻ đến được với thế giới đồ vật xung quanh. Qua các hoạt động phối hợp với người lớn, trẻ nảy sinh khả năng bắt chước các hành động của người lớn. Đây là điều kiện rất quan trọng để giúp trẻ tiếp thu những điều người lớn dạy bảo, từ đó mở rộng vốn kiến thức và kinh nghiệm cho Trẻ. Đây là quá trình trẻ học các kiến thức, kĩ năng hoạt động đúng với các đổi tượng đồng thời trẻ cũng lĩnh hội các quy tắc hành vĩ xã hội. Tuy nhiên việc trẻ bắt chước người lớn cũng khiến cho thái độ cửa trẻ dễ bị phụ thuộc vào thái độ của người lớn đó. Do vậy các chuẩn mực về hành vi lời nói, thái độ của người lớn có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục trẻ.

Với quá trình giao tiếp và sự phát triển ngôn ngữ trẻ có thể nghe và lĩnh hội được các thông tin do người lớn phát ra và đặc biệt là các sắc thái giọng nói hoặc biểu hiện nét mặt, đã giúp trẻ học được một số kĩ năng trong ứng xử và đặc biệt là kĩ năng giao tiếp.

Dấu hiệu đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách là sự xuất hiện của sự tự ý thức. Đến khoảng 2 tuổi, nhiều Trẻ đã có khả năng gắn tên mình với bản thân mà không đồng nhất minh với người khác như trước nữa. Các hoạt động sẽ mang tính độc lập nhiều hơn. Cũng trong thỏi gian này, trê tiếp tục hiểu về co thể mình, quan tâm đến từng bộ phân cơ thể và đến giới tính.

Ở Trẻ nhà trẻ đã xuất hiện khả năng đánh giá. Trẻ đánh giá người khác và tự đánh giá mình dù sự đánh giá của trẻ vẫn chủ yếu dựa theo nhận xét của người lớn. Nhận xét cửa trẻ chủ yếu quy về “ngoan", “hư”, “xấu", “đẹp" và trẻ dựa vào thái độ của người lớn để phân biệt. Khả năng tự điều chỉnh hành vi của trẻ còn rất hạn chế.

Đến cuối tuổi nhà trẻ, chuẩn bị bước sang tuổi mẫu giáo, Trẻ gặp phải “khủng hoảng tuổi lên ba". Giai đoạn này trẻ phân biệt mình với người lớn. Trẻ tự cảm nhận về sự “trưởng thành" của mình, do đó chúng muốn làm những việc như người lớn. Nhu cầu tự khẳng định trở thành động lục mạnh mẽ thúc đẩy trẻ hoạt động. Đây là dấu hiệu cửa sụ trương thành dáng để khích lệ. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ gây căng thẳng trong quan hệ giữa trẻ với mọi người xung quanh.

1.2.2. Các mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ tuổi nhà trẻ:

- Biểu lộ sự nhận thức về bản thân

+Từ 3-6 tháng: Trẻ quay đầu về phía phát ra âm thanh hoặc tiếng gọi.

+ Từ 6-12 tháng: Trẻ nhận ra tên của mình và có phản ứng khi nghe gọi tên.

+Từ 12 - 24 tháng: Trẻ nhận ra mình trong gương, trong ảnh

+Từ 24 - 36 tháng: Trẻ nói được vài thông tin về bản thân như tên, tuổi. Trẻ biết thể hiện điều mình thích và không thích.

- Thực hiện hành vi xã hội đơn giản:

+ Từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ đáp lại người giao tiếp với mình bằng các phản ứng xúc cảm tích cực.

+ Từ 6-12 tháng tuổi: Trẻ bắt chước một vài hành vi đơn giản thể hiện tình cảm.

+Từ 12 - 24 tháng tuổi: Trẻ chào khi được nhắc nhở. Trẻ bắt chước một vài hành vi xã hội vẫn thường thấy (bế búp bê, nghe điện thoại...). Trẻ làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn.

+Từ 24 - 36 tháng tuổi: Trẻ biết chào, biết cảm ơn, biết thêm từ “ạ" khi nói với người lớn. Biết thực hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ. Trẻ chơi thân thiện cạnh trẻ khác. Trê thực hiện một sổ yêu cầu của người lớn.

2. Đặc điểm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của lứa tuổi Mẫu giáo bé (3-4T )và những mục tiêu cần đạt

2.1. Đặc điểm phát triển tình cảm và những mục tiêu cần đạt ở trẻ MG bé:

2.1.1. Đặc điểm phát triển tình cảm ở trẻ MG bé:

Trẻ mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) rất dễ xúc cảm và rất nhạy cảm. Xúc cảm của trẻ nảy sinh nhanh chóng và mất đi cũng dễ dàng do đó tình cảm của trẻ chưa ổn định và chưa bền vững. Mọi hành động cửa Trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm.

Tình cảm đạo đức và thẩm mĩ được nảy sinh, phát triển mạnh và luôn luôn gắn quyện với nhau. Trẻ bất đầu rung động trước cái đẹp và yêu thích cái đẹp, hứng thú tham gia các hoạt động nghệ thuật như múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, tạo hình. Trẻ bước đầu nhận biết được các hành vi đạo đức đơn giản trong mối quan hệ giữa người với người: tốt/xấu, đúng/sai.

2.1.2. Mục tiêu cơ bản cần đạt trong giáo dục tình cảm cho Trẻ mẫu giáo bé là:

Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh

- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc truớc vẻ đẹp cửa thiên nhiên cuộc sống và các hoạt động mang tính nghệ thuật

2.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội và những mục tiêu cần đạt ở trẻ MG bé:

2.2.1. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ MG bé:

Trẻ mượn các trò chơi (chú yếu là trò chơi đóng vai theo chú đề) để tìm hiểu và thâm nhâp vào xã hội phức tạp của người lớn. Trong trò chơi, trẻ học được nhiều điều mới, được rèn luyện các kĩ năng xã hội “thật" và “giả". Trẻ gắn kết nhiều hơn với các bạn xung quanh.

Tuổi mẫu giáo bé là điểm khỏi đầu cửa sự hình thành ý thức bản ngã nên ý thức đó còn mang đặc điểm tự kỉ trung tâm. Trẻ chưa phân biệt rõ được hai thế giới: một là thế giới chủ quan và hai là thế giới khách quan tồn tại bên ngoài. Do đó, Trẻ ờ độ tuổi này còn rất chú quan và ngậy thơ. Từ sự chủ quan ngây thơ đó nên trẻ hay đặt ra những yêu cầu vô lí nằm ngoài khả năng

Trẻ mẫu giáo bé đã có thể tiếp thu kinh nghiệm quan hệ tình cảm xã hội ở người lớn, cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc của họ. Trẻ đã thể hiện một số kĩ năng xã hội: chờ đến lượt, chia sẻ và quan tâm đến những người khác, tuy nhiên vẫn hay xảy ra những xung đột giữa trẻ với nhau.

Ở lứa tuổi này, trẻ ít phụ thuộc hơn vào người khác. Trẻ có thể tự chơi trong một khoảng thời gian dài hơn... Trẻ muốn khẳng định mình, mong muốn đạt tới tính tự lực. 2.2.2. Những mục tiêu cần đạt về phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ MG bé:

- Thể hiện ý thức vẻ bản thán: Trẻ nói được tên, tuổi, giới tính của bản thân; nói được điều bé thích, không thích.

- Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động. Trẻ cố gắng thực hiện công việc được giao.

Thực hiện hành vi và quy tc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp và gia đình. Trẻ biết chào hỏi, cám ơn, xin lỗi khi được nhắc nhở; chú ý nghe khi người khác nói với mình; cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ.

3. Đặc điểm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của lứa tuổi Mẫu giáo nhỡ (4-5T )và những mục tiêu cần đạt

3.1. Đặc điểm phát triển tình cảm và những mục tiêu cần đạt ở trẻ MG nhỡ:

3.1.1. Đặc điểm phát triển tình cảm ở trẻ MG nhỡ:

Trẻ mẫu giáo nhỡ đời sổng tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước. Các mối quan hệ của trẻ cũng được phát triển và mở rộng.

Trẻ mẫu giáo nhỡ rất thích sụ trìu mến yêu thương, đồng thời rất lo sợ trước những thái độ thờ ơ, lạnh nhạt cửa những người xung quanh đối với mình. Nhu cầu được yêu thương cửa trẻ mẫu giáo nhỡ rất lớn.Tình cảm của trẻ phát triển mãnh liệt, trẻ không chỉ bộc lộ tình cám với mọi người mà còn thể hiện những cảm xúc yêu thương trìu mến, thậm chí đồng cảm với cây cỏ, đồ vật... Đây là một thời điểm thuận lợi để giáo dục lòng nhân ái cho Trẻ.

Các loại tình cảm bậc cao như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ đều ở vào thời điểm phát triển thuận lợi nhất, đặc biệt là tình cám thẩm mĩ. Tình yêu cái đẹp trong tự nhiên và trong nghệ thuật càng khiến trẻ gắn bó hơn với con người và thiên nhiên, từ đó mong muốn làm những điều tốt đẹp cho mọi người và cho môi trường sổng.

3.1.2. Những mục tiêu cần đạt về phát triển tình cảm ở trẻ MG nhỡ:

- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh

- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc truớc vẻ đẹp cửa thiên nhiên cuộc sống và các hoạt động mang tính nghệ thuật

3.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội và những mục tiêu cần đạt ở trẻ MG nhỡ:

3.2.1. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ MG nhỡ:

- Trẻ bắt đầu có khuynh hướng tìm cho mình những người bạn thân, hợp ý nhau để cùng chơi.

- Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết nghe ý kiến của các bạn và phục tùng theo số đông ngay cả khi ý kiến đó trái với kiến thức và kinh nghiệm trẻ đã có. Tính a dua này sẽ dần mất đi nếu trẻ được người lớn dạy bảo và cho trẻ rèn luyện tính tự tin.

- Lúc này, những động cơ đã xuất hiện trước đây như muốn được khẳng định, muốn được sống và làm việc như người lớn, muốn nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh đều được phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt những động cơ đạo đức, thể hiện thái độ của trẻ với những người khác có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển các động cơ hành vi. Những động cơ này gắn liền với việc lĩnh hội có ý thức những chuẩn mực và những quy tắc đạo đức của những hành vi trong xã hội.

3.2.2. Những mục tiêu cần đạt về phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ MG nhỡ:

- Thể hiện ý thức về bản thân: Nói dược họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ. Trẻ nói được điều mình thích, không thích, những việc trẻ được làm.

- Thể hiện sự tự tin, tự lực: Trẻ tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích, cố gắng hoàn thành công việc được giao.

- Thục hiện hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy định ờ lớp, gia đình (sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, giở ngủ không gây ồn, vâng lời người lơn). Trẻ biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép. Chú ý nghe khi cô, bạn nói với mình; biết chở đến lượt khi được nhắc nhở; biết trao đổi thoả thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung.

4. Đặc điểm phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội của lứa tuổi Mẫu giáo lớn (5-6T )và những mục tiêu cần đạt

4.1. Đặc điểm phát triển tình cảm và những mục tiêu cần đạt ở trẻ MG lớn:

4.1.1. Đặc điểm phát triển tình cảm ở trẻ MG lớn:

- Tình cảm của trẻ đã khá rõ nét và ổn định hơn các độ tuổi trước. Với sử phát triển cửa ngôn ngữ và tư duy, Trẻ có thể sử dụng các sắc thái khác nhau của ngôn ngữ, các từ ngữ phong phú biểu cảm, điệu bộ để thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình. Trẻ cũng có thể nói về tình cảm của mình cho người khác nghe

- Trẻ biết cách thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân quen. Tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức tiếp tục phát triển và được củng cổ. Trẻ không chỉ có những rung động trước cái đẹp, cái tốt lành mà còn có mong muốn đựợc hoạt động tạo ra cái đẹp, bảo vệ cái đẹp, bảo vệ lẽ phải. Tình cám trí tuệ cũng rất phát triển ờ giai đoạn này. Các cháu bé thực sự mong muốn và yêu thích các hoạt động khám phá phát triển nhận thức. Trẻ tỏ rõ sự muốn hiểu biết trước những điều mới lạ mà mình chưa biết rõ và có nhu cầu tìm hiểu về chúng. Trẻ không dễ dàng chấp nhận các câu trả lởi qua quýt hoặc lảng tránh.

4.1.2. Những mục tiêu cần đạt về phát triển tình cảm ở trẻ MG lớn:

- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung quanh

- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc truớc vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống và các hoạt động mang tính nghệ thuật:.

- Trẻ thể hiện những tình cảm trí tuệ tích cực: Trẻ thể hiện niềm vui, sự ham thích được tìm hiểu các sụ vật hiện tượng, kiên trì khi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức, có thái độ trân trọng các kết quả đạt được.

4.2. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội, những mục tiêu cần đạt ở trẻ MGL:

4.1.1. Đặc điểm phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ MG lớn:

- Sự chuyển tiếp sang tuổi mẫu giáo lớn liên quan đến sự thay đổi vị thế về tâm lí của trẻ. Trẻ bất đầu cảm nhận mình là người lớn nhất trong tất cả các trẻ ở trường mầm non.

- Khả năng kiềm chế của trẻ ờ độ tuổi này tốt hơn so với trước. Trẻ có thể phục tùng các mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu cửa người lớn, song các nhiệm vụ đề ra phải rõ ràng và dễ hiểu, các yêu cầu phái phù hợp với độ tuổi. Trong khi hành động, trẻ không bị phụ thuộc vào các tình huống trực tiếp trong trò chơi và các hoạt động khác. Trẻ hành động phù hợp với các mục đích xa hơn và tự kiềm chế mình trong thời gian lâu hơn.

Trẻ mẫu giáo lớn thể hiện tính kiên trì thường xuyên và có ý thức hơn. Trẻ đã có thể đánh giá các trở ngại một cách đúng hơn và biết lương sức mình để khắc phục các trờ ngại đó.

Ở độ tuổi này, trẻ bất đầu có sụ quan tâm đến các bạn trong nhóm, tình bạn ổn định bắt đầu nảy sinh, chúng sẵn sàng chia sẻ với các bạn và việc có bạn bất đầu trở nên quan trọng đối với trẻ. Hầu hết trẻ ờ độ tuổi này đều cảm thấy tự tin và thể hiện bản thân mình thông qua những thành tích của bản thân chúng.

4.2.2. Những mục tiêu kĩ năng xã hội cần đạt ở trẻ MG lớn:

- Thể hiện ý thúc về bản thân: Nói dược họ tên, tuổi, giới tính của bản thân, tên bố mẹ, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại. Nói được điều mình thích, không thích, những việc trẻ được làm và không được làm. Nói được những điểm giống và khác bạn. Biết vị trí của mình trong gia đình. Biết vâng lời, giúp đỡ người lớn những việc vừa sức

- Thể hiện sự tự tin, tự lực: Tự làm một sổ việc đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, trực nhât, chơi...). Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.

- Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: Trẻ thực hiện được một số quy định ở lớp, gia đình và nơi công cộng. Trẻ biết chào hỏi lễ phép, cảm ơn, xin lỗi, chú ý nghe khi cô, bạn nói với mình, không ngắt lời người khác; biết chờ đến lượt. Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn.

…., ngày tháng năm

Người viết thu hoạch

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
3 11.911
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN2
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm