Thông tư số 07/2010/TT-BYT về giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm

Tải về

Thông tư số 07/2010/TT-BYT- Giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm

Thông tư số 07/2010/TT-BYT về giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm do Bộ Y tế ban hành, hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, như việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định y khoa .....

Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bãi bỏ 11 loại giấy tờ giải quyết hưởng BHXH, BHYT

Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp

BỘ Y TẾ
-----------
Số: 07/2010/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của
người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
------------------------------

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam,

Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm việc lập hồ sơ, trình tự khám giám định y khoa cho người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưu trước tuổi quy định và thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị suy giảm khả năng lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng.

Tất cả các đối tượng được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

3. Thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bao gồm thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2; Thân nhân của người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết; Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà bị chết; Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà bị chết; Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1, Điều 64 và Khoản 3, Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

a) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 3 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

b) Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 3. Cơ quan thực hiện

1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội:

a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

b) Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Bảo hiểm xã hội - Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội - Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội - Ban Cơ yếu Chính phủ.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội quy định tại điểm b và c Khoản này (sau đây được gọi là cơ quan BHXH cấp tỉnh).

2. Hội đồng Giám định Y khoa:

a) Hội đồng Giám định Y khoa trung ương;

b) Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương I và Phân Hội đồng Giám định Y khoa trung ương II; các Hội đồng Giám định Y khoa - Bộ Quốc phòng gồm: Hội đồng Giám định Y khoa - Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Bệnh nghề nghiệp - Bộ Quốc phòng; Hội đồng Giám định Y khoa Tâm thần - Bộ Quốc phòng.

Hội đồng Giám định Y khoa quy định tại điểm a và b Khoản này (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp trung ương).

c) Hội đồng GĐYK các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Hội đồng Giám định y khoa - Bộ Công an, Hội đồng Giám định y khoa - Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng Giám định y khoa các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Khu vực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây được gọi tắt là Hội đồng GĐYK cấp tỉnh).

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khám giám định lần đầu là giám định mức suy giảm khả năng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động lần đầu, bị bệnh nghề nghiệp lần đầu chưa khám giám định lần nào; người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

2. Khám giám định lại (tái phát) là giám định mức suy giảm khả năng lao động từ lần thứ hai đối với người lao động bị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp đã được giám định, sau đó tái phát đã được điều trị ổn định.

3. Khám giám định tổng hợp là giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi người lao động thuộc một trong các trường hợp: vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; bị tai nạn lao động nhiều lần; bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

4. Khám giám định khiếu nại (phúc quyết) là giám định lại mức suy giảm khả năng lao động cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điều 2 của Thông tư này khi có khiếu nại của người được giám định hoặc có khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với quyết định của Hội đồng GĐYK.

Chương II

HỒ SƠ GIÁM ĐỊNH

Điều 5. Hồ sơ giám định lần đầu

1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;

c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao).

d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.

Đánh giá bài viết
1 5.878
Thông tư số 07/2010/TT-BYT về giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm