Thông tư 93/2016/TT-BQP Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe quân sự

Tải về

Thông tư 93/2016/TT-BQP - Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe quân sự

Thông tư 93/2016/TT-BQP hướng dẫn quản lý đào tạo lái xe quân sự; cơ sở đào tạo lái xe quân sự; mục tiêu, yêu cầu và chương trình đào tạo lái xe quân sự; giấy phép lái xe quân sự; sát hạch, cấp giấy phép lái xe quân sự; cấp, đổi, tước giấy phép lái xe quân sự trong Bộ Quốc phòng. Thông tư 93/2016/TT-BQP có hiệu lực ngày 10/8/2016.

Thông tư 58/2015/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ

Thông tư 29/2016/TT-BTC sửa đổỉ phí sát hạch, lệ phí cấp giấy phép lái xe trong Công an nhân dân

Quyết định 3377/QĐ-BQP thủ tục hành chính mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe quân sự

BỘ QUỐC PHÒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 93/2016/TT-BQPHà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe quân sự.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe quân sự; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quân sự trong Bộ Quốc phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quân sự; các cơ sở đào tạo lái xe quân sự trong Bộ Quốc phòng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe quân sự.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Xe con, xe vận tải, xe chuyên dùng, rơ moóc, bán rơ moóc (sơ mi rơ moóc): Là các loại xe được phân loại theo Điều lệ công tác kỹ thuật xe - máy Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Trọng tải thiết kế của xe chuyên dùng: Là trọng tải thiết kế của xe tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.

3. Cơ sở đào tạo lái xe quân sự: Là các học viện, nhà trường, cơ sở đào tạo và dạy nghề trong Bộ Quốc phòng có chức năng đào tạo lái xe quân sự.

4. Giấy phép lái xe quân sự: Là giấy phép lái xe do Cục Xe - Máy, Tổng cục Kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng cấp cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng để được phép điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.

5. Giấy phép lái xe dân sự: Là giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải, Công an cấp hoặc giấy phép lái xe do nước ngoài cấp.

6. Thời gian lái xe: Là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.

7. Số ki-lô-mét (km) lái xe an toàn: Là số km người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe không để xảy ra tai nạn loại A, B.

Điều 4. Lưu trữ hồ sơ đào tạo, sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe

1. Cục Xe - Máy lưu trữ các loại hồ sơ, như sau:

a) Hồ sơ quy định tại Điểm a, b, Khoản 1; Điểm a, b, Khoản 4, Điều 9 Thông tư này;

b) Hồ sơ quy định tại Điểm b, Khoản 1; Điểm b, Khoản 2; Điểm a, e, Khoản 3, Điều 30 Thông tư này;

c) Hồ sơ quy định tại Điểm a, b, c, d, Khoản 1, Điều 43 Thông tư này;

d) Hồ sơ quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 44 Thông tư này, lưu: Văn bản kèm theo danh sách đề nghị đổi giấy phép lái xe của cơ quan xe - máy hoặc cơ quan quản lý xe - máy của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là cơ quan xe - máy); đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe của cá nhân;

đ) Hồ sơ quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 44 Thông tư này (trừ hồ sơ gốc nơi đào tạo giấy phép lái xe dân sự);

e) Hồ sơ quy định tại Điểm a, b, Khoản 2, Điều 45 Thông tư này.

2. Cơ quan xe - máy lưu trữ các loại hồ sơ như sau:

a) Hồ sơ quy định tại Khoản 1, 3, 4, Điều 9 Thông tư này;

b) Hồ sơ quy định tại Khoản 3, Điều 30 Thông tư này;

c) Hồ sơ quy định tại Khoản 2, Điều 44 Thông tư này;

d) Hồ sơ quy định tại Khoản 2, Điều 45 Thông tư này.

3. Cơ sở đào tạo lái xe quân sự lưu trữ các loại hồ sơ như sau:

a) Hồ sơ quy định tại Điều 9 Thông tư này;

b) Hồ sơ quy định tại Điểm b, Khoản 1; Điểm b, Khoản 2; Khoản 3, Điều 30 Thông tư này.

Chương II

ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ

Mục 1. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ

Điều 5. Trách nhiệm của Cục Xe - Máy

Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo lái xe trong Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ:

1. Tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền về quy hoạch, tổ chức hệ thống các cơ sở đào tạo lái xe quân sự.

2. Hằng năm, tổng hợp đề xuất chỉ tiêu đào tạo lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe quân sự, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Ban hành chương trình chi tiết, tài liệu và hệ thống văn bản, sổ sách nghiệp vụ quản lý đào tạo lái xe quân sự.

4. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ sở đào tạo lái xe quân sự.

5. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo lái xe về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, các chế độ nghiệp vụ quản lý đào tạo và sát hạch lái xe quân sự.

6. Cấp Giấy phép dạy lái xe cho giáo viên, Giấy phép xe tập lái, biển Tập lái cho xe tập lái đủ tiêu chuẩn theo quy định.

7. Tổ chức sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe quân sự.

Điều 6. Trách nhiệm của cơ quan xe - máy các đơn vị có cơ sở đào tạo lái xe quân sự

1. Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ đào tạo lái xe quân sự của Cục Xe - Máy.

2. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra cơ sở đào tạo lái xe cùng cấp về việc thực hiện nội dung, chương trình, quy chế đào tạo; nghiệp vụ quản lý xe - máy và thực hiện các chế độ theo quy định.

3. Tham gia các đợt kiểm tra, giám sát cơ sở đào tạo lái xe theo kế hoạch.

4. Đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái, biển Tập lái, Giấy phép dạy lái xe cho cơ sở đào tạo lái xe khi có đủ điều kiện theo quy định.

Điều 7. Tổ chức, hình thức đào tạo

1. Đào tạo lái xe hạng A1, A2: Do cơ quan xe - máy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tại các đơn vị hoặc tại các cơ sở đào tạo lái xe thuộc cấp mình quản lý.

2. Đào tạo lái xe các hạng A3, B2, C, D, E, F: Được tổ chức đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo lái xe quân sự theo quy định của pháp luật.

3. Đào tạo lái xe hạng D, E, F: Tổ chức đào tạo theo hình thức nâng hạng.

Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe quân sự

1. Là quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

2. Đối với người học nâng hạng giấy phép lái xe phải có thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:

a) Từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E; hạng B2, D, E lên hạng F tương ứng: Có thời gian lái xe 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Từ hạng C lên hạng Fc hoặc hạng Fx: Có thời gian lái xe 02 năm trở lên và 30.000 km lái xe an toàn trở lên (trừ các trường hợp đào tạo chuyển tiếp từ hạng C lên hạng Fc hoặc hạng Fx theo chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu);

c) Từ hạng B2 lên hạng D, từ hạng C lên hạng E: Có thời gian lái xe 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

3. Riêng đối với người học nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, hạng E: Ngoài các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Điều 9. Hồ sơ đào tạo lái xe

1. Hạng A1, A2, gồm:

a) Kế hoạch huấn luyện lái xe mô tô quân sự (kèm theo danh sách học viên) của cơ quan, đơn vị;

b) Đơn đề nghị học và sát hạch, cấp giấy phép lái xe của cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên (theo Mẫu số 01);

c) Bản sao chứng minh thư quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng, phiếu quân nhân hoặc bản sao một trong các loại giấy tờ như sau: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, quyết định thăng, phong quân hàm, nâng lương gần nhất còn hiệu lực;

d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định do cấp có thẩm quyền cấp, xác nhận (theo Mẫu số 02).

MẪU BIỂU NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ

(Ban hành kèm theo Thông tư số 93/2016/TT-BQP ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng)

Mẫu 01. Đơn đề nghị học và sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Mẫu 02. Giấy chứng nhận sức khỏe.

Mẫu 03. Bản khai thời gian lái xe và số kilômet lái xe an toàn.

Mẫu 04. Đơn đề nghị sát hạch cấp lại giấy phép lái xe.

Mẫu 05. Giấy phép xe tập lái.

Mẫu 06. Giấy phép dạy lái xe.

Mẫu 07. Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe.

Mẫu 08. Giấy phép lái xe bằng vật liệu giấy.

Mẫu 09. Giấy phép lái xe bằng vật liệu nhựa tổng hợp.

Đánh giá bài viết
1 482
Thông tư 93/2016/TT-BQP Quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe quân sự
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm