Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người sửa đổi 2020 số 71/2020/QH14
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống nhiễm vi rút HIV/AIDS
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội, số 71/2020/QH14.
Ngày 16/11/2020, Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) của Quốc hội, số 71/2020/QH14.
Cụ thể, Luật bổ sung các đối tượng được thông báo kết quả HIV dương tính và tiếp cận thông tin của người nhiễm HIV như sau: Nhằm đảm bảo dự phòng lây nhiễm HIV cho vợ, chồng, người chuẩn bị kết hôn, người sống chung như vợ chồng của người nhiễm HIV, quy định người nhiễm HIV phải có nghĩa vụ thông báo cho những đối tượng này thay vì thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác như quy định cũ.
Nội dung Luật số 71/2020/QH14
QUỐC HỘI Luật số: 71/2020/QH14 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS)
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) số 64/2006/QH11
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 11 như sau:
“11. Xét nghiệm HIV là việc thực hiện, các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV trong mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể người, bao gồm xét nghiệm sàng lọc HIV và xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 14, khoản 15 và bổ sung khoản 16 vào sau khoản 15 như sau:
“14. Người di biến động là người thường xuyên sống xa gia đình, thay đổi chỗ ở và nơi làm việc.
15. Biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV là giải pháp nhằm giảm tác động có hại của hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đối với cá nhân và cộng đồng.
16. Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV là việc sử dụng thuốc kháng HIV để phòng ngừa, giảm nguy cơ nhiễm HIV.”.
2. Sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c khoản 2 Điều 4 như sau:
“b) Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
c) Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 11 như sau:
“2. Ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng sau đây:
a) Người nhiễm HIV;
b) Người sử dụng ma túy;
c) Người bán dâm;
d) Người có quan hệ tình dục đồng giới;
đ) Người chuyển đổi giới tính;
e) Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này;
g) Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
h) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
i) Người di biến động;
k) Phụ nữ mang thai;
l) Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
m) Người dân tộc thiểu số; người sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
n) Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 30 tuổi.”.
4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 12 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 như sau:
“3. Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí thường xuyên thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép chương trình phòng, chống HIV/AIDS với chương trình, thông tin, truyền thông khác.
3a, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình.”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:
“5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau:
“7. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên đài phát thanh, đài truyền hình; dung lượng và vị trí đăng trên báo in, báo hình, báo điện tử theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS không thu phí, trừ trường hợp thực hiện theo đặt hàng, giao nhiệm vụ có bố trí kinh phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hợp đồng với chương trình, dự án về phòng, chống HIV/AIDS hoặc do tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tài trợ.”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
“Điều 18. Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác
1. Người đứng đầu cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác có trách nhiệm tổ chức quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV ở cơ sở do mình quản lý.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, tuyên truyền, tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và dự phòng lây nhiễm HIV quy định tại khoản 1 Điều này.”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:
“Điều 20. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia phòng, chống HIV/AIDS
1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao có quyền tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ cho người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao tham gia nhóm giáo dục đồng đẳng và các hình thức tổ chức sinh hoạt khác trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
3. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tuyên truyền và tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định của Chính phủ;
b) Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, sinh phẩm tự xét nghiệm HIV cho người có hành vi nguy cơ cao khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ;
c) Tư vấn và hỗ trợ cho người có hành vi nguy cơ cao tham gia điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm với HIV;
d) Hỗ trợ, chăm sóc người nhiễm HIV;
đ) Tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS;
e) Các hoạt động khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:
“Điều 21. Can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm:
a) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su;
b) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch;
c) Dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV;
d) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
đ) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại phù hợp khác.
2. Ưu tiên can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và 1 khoản 2 Điều 11 của Luật này.
3. Chính phủ quy định việc tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 27 như sau:
“2. Người từ đủ 15 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự được tự nguyện yêu cầu xét nghiệm HIV.
3. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện của người đó.”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:
“Điều 29. Xét nghiệm sàng lọc HIV, xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.
1. Xét nghiệm sàng lọc HIV được thực hiện tại cơ sở y tế, tại cộng đồng và tự xét nghiệm.
2. Xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, chỉ được thực hiện tại cơ sở xét nghiệm HIV đủ điều kiện khẳng định HIV dương tính. Người được xét nghiệm muốn nhận kết quả xét nghiệm phải cung cấp địa chỉ nơi cư trú và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có ảnh, thông tin cá nhân do cơ quan nhà nước có thầm quyên cấp còn giá trị sử dụng.
3. Điều kiện, hồ sơ, thử tục công nhận cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính theo quy định của Chính phủ.”,
..................................
Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Y tế sức khỏe được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người sửa đổi 2020 số 71/2020/QH14
259,2 KB 15/12/2020 6:04:37 CHCơ quan ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Số hiệu: | 71/2020/QH14 | Lĩnh vực: | Y tế |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2021 |
Loại văn bản: | Luật | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Quyết định 4782/QĐ-BYT Bộ tiêu chí khung đánh giá nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm
Thông tư 17/2020/TT-BYT giá tối đa để xác định giá một đơn vị máu toàn phần
Quyết định 4946/QĐ-BYT 2020 về sàng lọc và can thiệp giảm tác hại người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia
Thông tư 21/2020/TT-BYT thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa
Quyết định 4942/QĐ-BYT 2020 thủ tục hành chính mới lĩnh vực thi đua khen thưởng
Quyết định 4627/QĐ-BYT bồi dưỡng dạy - học lâm sàng trong đào tạo ngành sức khỏe
Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện
Quyết định 4815/QĐ-BYT Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn
Bài liên quan
-
Chính sách mới về lao động, tiền lương, giáo dục sắp có hiệu lực
-
Đối tượng được miễn, giảm giá vé tàu trong dịp Tết Nguyên Đán 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Y tế - Sức khỏe
Công văn 943/BHXH-CSYT bổ sung giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế 2016
Công văn 2143/SYT-NVY TP.HCM 2022 cập nhật Hướng dẫn gói Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0 (phiên bản 2.0)
Nghị định 155/2018/NĐ-CP
Thông tư 20/2012/TT-BYT
Quyết định 5458/QĐ-BYT về Kế hoạch nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm bệnh truyền nhiễm
Công văn 90/2013/QLCL-CL1
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác