Giáo án STEAM Làm bè nổi (Word)
HoaTieu.vn xin chia sẻ Giáo án STEAM làm bè nổi giúp giáo viên tham khảo để biên soạn kế hoạch bài dạy - giáo án steam làm bè nổi trên mặt nước cho trẻ mầm non. Top 4 Mẫu Giáo án tạo hình làm bè nổi trên mặt nước bản word này sẽ gợi ý cho thầy cô giáo thiết kế dự án, sản phẩm làm bè nổi có tính thiết thực cao, mang đến tiết dạy làm bè nổi thú vị cho các bé, đồng thời giúp bé nhận biết tác hại của lẽ lụt đến đời sống con người. Sau đây là nội dung chi tiết Giáo án tạo hình làm bè nổi trên mặt nước, mời các bạn cùng tham khảo và tải về.
Giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước

1. Giáo án STEM làm bè nổi số 1
GIÁO ÁN ĐỀ XUẤT
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
- Hoạt động: Dự án STEAM “Làm bè nổi trên mặt nước”
- Đối tượng: 4- 5 tuổi
- Số trẻ: 20 trẻ
- Giáo viên: ............. – .............
- Thời gian: 25-30 phút.
- Ngày dạy:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
* S - Science (Khoa học):
- Trẻ biết cấu tạo, đặc điểm của bè nổi trên mặt nước.
- Trẻ biết những nguyên vật liệu khác nhau sẽ có chất liệu khác nhau như:Chai nhựa, ống hút làm từ nhựa, que xiên làm từ gỗ; giấy màu...những vật liệu này nhẹ có thể nổi được trên mặt nước và sử dụng làm bè được.
* T - Technology (Công nghệ):
- Các dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu hỗ trợ trong quá trình thiết kế bè nổi.
* E - Engineering (Kỹ thuật):
- Trẻ thiết kế, sáng tạo ra chiếc bè nổi.
- Các bước làm bè nổi trên nước. Cắt các vật liệu như cây chuối, xốp có kích thước bằng nhau. Biết cách dùng băng dính, que xiên… để ghép thành chiếc bè có thể nổi trên mặt nước.chai nhựa, ống hút làm từ nhựa; que xiên làm từ gỗ; giấy màu
* A – Art - (Nghệ thuật):
- Trẻ vẽ, lựa chọn nguyên vật liệu có màu sắc phù hợp, bắt mắt, để trang trí cho chiếc bè.
- Giáo dục: Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động, cố gắng hoàn thành công việc được giao; Giữ gìn sản phẩm tạo ra; mong muốn được giúp đỡ......; chấp hành luật lệ ATGT khi ngồi trên cá phương tiện giao thông.
* M – Math (Toán):
- Sắp xếp, chắp ghép, lựa chọn nguyên vật liệu có hình dạng phù hợp với cấu tạo của thuyền bè, dự kiến số lượng nguyên vật liệu trẻ sử dụng; Xếp cạnh, xếp chồng.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc không lời nhẹ nhàng, nhạc bài hát “Lá thuyền ước mơ”, video kể chuyện “Chú thỏ qua sông”, bể nước nhỏ.
2. Đồ dùng của trẻ:
- 3 rổ đựng nguyên vật liệu: chai nhựa, ống hút, Bẹ chuối, miếng xốp mút, giấy màu, giấy nhũ, giấy xốp...hồ dán, que xiên, băng dính, kéo...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Các bước | HĐ của giáo viên | HĐ của trẻ |
1 .Tạo tình huống – Hỏi | + Cho trẻ xem 1 đoạn kịch nhỏ chuyện “Chú thỏ qua sông”. - Cô vừa kể cho chúng mình nghe đoạn chuyện có tên là gì? - Trong đoạn chuyện này chú thỏ con đang gặp vấn đề gì nhỉ? - Vậy các con có ý tưởng gì để giúp đỡ chú thỏ không? => Chốt phương án: Chú thỏ đang gặp chút khó khăn chưa biết qua sông bằng cách nào. Để đi qua sông cần sử dụng các phương tiện GT đường thủy như thuyền buồm, thuyền thúng, bè...Hôm nay các bạn trong lớp mình đã quyết định làm chiếc bè nổi để giúp bạn thỏ. - Khảo sát sự hiểu biết của trẻ về đặc điểm, cấu tạo chiếc bè nổi . - Các con biết gì về bè nổi? - Chiếc bè nổi trên mặt nước trông nó như thế nào? - Chiếc bè nổi phải đảm bảo tiêu chí gì? Cô khẳng định: Yêu cầu chiếc bè nổi tạo ra phải đảm bảo tiêu chí chắc chắn và nổi được trên mặt nước, bè phải chở được đồ vật và trang trí đẹp. | Trẻ chú ý xem đoạn câu chuyện: “Chú thỏ qua sông” - Trẻ trả lời. - Con thưa cô chú thỏ đang chưa biết qua sông bằng cách nào ạ. -Trẻ trả lời ( làm bè, làm thuyền…) -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời |
2. Tưởng tượng | + Cô đưa ra các câu hỏi gợi mở giúp trẻ định hình và nêu ý tưởng. - Con sẽ định làm chiếc bè như thế nào? - Chiếc bè có những phần nào? - Phần cánh buồm có tác dụng gì không? - Con dự định sử dụng nguyên vật liệu gì để làm? - Làm thế nào để gắn kết chai nhựa hoặc ống hút lại với nhau? - Còn phần cánh buồm được gắn ra sao? - Con lựa chọn màu sắc gì cho cánh buồm của con? | -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời |
3. Lập kế hoạch
| - Cho trẻ tự chọn nhóm bạn cùng chung ý tưởng sử dụng nguyên vật liệu làm bè. - Đề nghị trẻ đặt tên cho nhóm - Trẻ lấy giấy cùng nhau hoàn thành bản thiết kế về bè nổi. - Trẻ đi lấy nguyên vật liệu cùng nhau thỏa thuận và phân công nhiệm vụ và thực hiện chế tạo ra bè nổi mà trẻ đã thiết kế. + Cô bao quát, giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn | - Trẻ chia nhóm về thảo luận và vẽ ra bản thiết kế trên giấy -Trẻ chia nhóm và thảo luận , phân công công việc. -Trẻ thực hiện |
4. Thực hiện | - Trong quá trình trẻ thực hiện, cô theo dõi, quan sát, động viên khích lệ trẻ hoàn thành công việc. - Khi trẻ thực hiện, cô nhắc trẻ có thử nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp với tiêu chí và bản thiết kế của việc chế tạo bè nổi. - Nhóm nào hoàn thành công việc trước, cô cho trẻ thu dọn đồ dùng và đặt sản phẩm lên bàn - Cho trẻ chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình. Cô gợi ý câu hỏi: + Nhóm của các con dùng những nguyên vật liệu gì để tạo ra bè nổi? +Con sử dụng đồ dùng gì để gắn kết? + Các con trang trí như thế nào? + Nhóm con đã làm đúng với bản thiết kế chưa? + Các nhóm khác, các con có đặt câu hỏi gì với nhóm của bạn không? + Các con có nhận xét gì về sản phẩm của nhóm bạn ? - Trẻ thử nghiệm bằng cách cho bè vào bồn nước, thả đồ vật lên và đẩy bè đi. | - Trẻ thực hiện -Trẻ chia sẻ sản phẩm của nhóm mình -Trẻ trả lời - Trẻ mang sản phẩm đi thử nghiệm |
5. Cải tiến | - Hôm nay các con thấy sản phẩm của nhóm con có đạt được các tiêu chí chưa? - Nếu được làm lại, con muốn thay đổi điều gì không? - Vậy là hôm nay các con đã cùng nhau thiết kế ra những chiếc bè nổi để giúp bạn thỏ qua sông về nhà đúng không nào. Cô khen ngợi cả lớp | - -Trẻ chào khách |
2. Giáo án STEAM làm bè nổi trên mặt nước số 2
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Tên hoạt động: Dự án STEAM “làm bè nổi trên mặt nước”
Đối tượng: 5 – 6 tuổi
Số lượng: 24 trẻ
Thời gian: 30 - 35 phút
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
I. Các yếu tố STEAM:
S – Khoa học: Khám phá tìm hiểu về hiện tượng lũ lụt gây ảnh hưởng đến cuộc sống sức khỏe của con người.
T- Công nghệ: Dùng thiết bị công nghệ: Máy tính, các hình ảnh, kéo, giấy, băng dính…
E- Chế tạo: Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra bè nổi được trên mặt nước.
A- Nghệ thuật: Vẽ thiết kế bè nổi, trang trí bè nổi.
M- Toán: Xếp cạnh, hình dạng, số lượng, đo.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết được tác hại của lũ lụt gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trẻ biết được cách làm bè nổi trên mặt nước, chất liệu để tạo ra được chiếc bè.
- Rèn trẻ kỹ năng thảo luận, lắng nghe, chia sẻ khi hoạt động nhóm. Sử dụng các kỹ năng tạo hình: Vẽ, cắt, gắn dính để tạo ra chiếc bè. Phát triển năng khiếu thẩm mỹ, sự tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động. Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, tự giác trong hoạt động. Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô, cố gắng hoàn thành công việc được giao.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc bài hát: nhạc không lời, bài hát: “ Trái đất này là của chúng mình” , “ Nối vòng tay lớn”.
- Powerpoint về câu đố.
- Giá treo bảng thiết kế
- 4 rổ có các nguyên học liệu: ống mút, bèo, mùng, chai lọ nhựa,que kem, que xiên, kéo, băng dính, giấy A4, sắp màu, 8 bàn gấp ….
- 5 Chậu đựng nước.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
*Hoạt động 1: Nêu vấn đề: Lũ lụt ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của con người. *Hoạt động 2: Khám phá và tìm giải pháp: Khám phá tác dụng của chiếc bè nổi đối với người dân vùng lũ. (Đã thực hiện ở tiết 1) * Hoạt động 3: Lên kế hoạch hoạt động - Cô và trẻ vận động bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”. - Cô giới thiệu cuộc thi “ Bé khéo tay” - Cô đọc câu đố về một số hiện tượng tự nhiên để trẻ trả lời. (Giáo viên nhắc lại bài học trước) - Hôm trước cô và các con đã tìm hiểu về lũ lụt miền trung ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của con người và môi trường. - Cả lớp cũng đã đồng ý làm dự án gì nào? - Cô giới thiệu các nguyên học liệu chiều ngày hôm trước cô và trẻ cùng chuẩn bị. * Cô cho trẻ chia sẻ về ý tưởng làm bè nổi của mình. - Hỏi trẻ: + Con sẽ sử dụng nguyên liệu gì để làm bè nổi? + Tại sao con lại sử dụng nguyên liệu đó? + Con thích làm bè dài hay bè ngắn? + Con trang trí thêm gì cho chiếc bè? + Con muốn gửi tặng chiếc bè cho ai? *Hoạt động 4:Thiết kế - Trẻ về 4 nhóm vẽ bản thiết kế chiếc bè nổi. - Cô đi từng nhóm bao quát trẻ thực hiện và hỏi ý tưởng của trẻ. - Cô hỏi một vài trẻ về bản thiết kế của mình - Trẻ hoàn thành bản thiết kế của mình. - Cho các nhóm cùng nhau thảo luận và lựa chọn một bản thiết kế mà trẻ thấy hợp lí để làm bè nổi theo ý tưởng của mình. - Cô mời đại diện mỗi nhóm 1 người lên thuyết trình về bản thiết kế của nhóm mình. * Hoạt động 5: Làm bè nổi - Trẻ tiến hành làm dự án chiếc bè nổi ( Trẻ thảo luận về cách làm, giáo viên khuyến khích gợi mở để trẻ thực hiện.) - Trẻ thực hiện ( Cô quan sát và gợi ý cho trẻ nếu trẻ gặp khó khăn) * Hoạt động 6: Đánh giá - Cho trẻ cầm và nói về chiếc bè của mình: + Chiếc bè của con có giống như bản thiết kế không? + Con làm bằng nguyên liệu gì? + Con đã ưng ý với bè của con chưa? + Con có muốn thay đổi gì không? + Con đặt tên chiếc bè của mình là gì? + Con định sử dụng chiếc bè này làm gì? Tặng ai? Cho trẻ thử nghiệm cuộc thi “ Chiếc bè siêu cấp” - Cho trẻ thả bè xuống chậu nước và kiểm tra: + Bè có nổi không? + Bè đã chắc chắn chưa, khi có gió thổi, sóng đánh có bị chìm không? - Trao giải cuộc thi “Chiếc bè siêu cấp” tặng tíckcơ cho các đội. - Trẻ cùng cô vận động nhẹ nhàng theo nhạc bài hát “ nối vòng tay lớn. | - Trẻ vận động cùng cô - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời - Trẻ lựa chọn bản thiết kế của nhóm mình.
- Trẻ thực hiện dự án. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời |
Tiết 1:
Dự án Steam – “Làm bè nổi trên mặt nước”
1. Hoạt động 1: Nêu vấn đề: Lũ lụt ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của con người.
- Cô và trẻ vận động bài hát: “ Em vẽ môi trường màu xanh”
- Trò truyện với trẻ
- Cho trẻ xem video về lũ lụt miền trung
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa thấy những hình ảnh gì?
+ Trẻ nêu cảm nhận về video.
+ Các con muốn làm gì để giúp đỡ người dân miền trung.
+ Các con thấy người dân miền trung muốn đi lại được thì cần có gì?
2. Hoạt động 2: Khám phá và tìm giải pháp: Khám phá tác dụng của chiếc bè nổi đối với người dân vùng lũ.
- Cho trẻ xem video về những chiếc bè của người dân vùng lũ.
- Hỏi trẻ:
+ Những chiếc bè giúp người dân những gì?
+ Chúng mình thấy chiếc bè nổi có cần thiết không?
+ Để những chiếc bè nổi được thì người dân sử dụng những nguyên liệu gì?
- Cho trẻ làm thí nghiệm với các nguyên vật liệu mà trẻ đã chuẩn bị để xem vật nào có thể nổi trên mặt nước.
- Cô gợi ý cho trẻ nêu ý kiến của bản thân về ý tưởng của mình.
- Cô chốt lại giờ học sau “Cô và cả lớp sẽ thiết kế những chiếc bè nổi để gửi tặng các bạn miền trung nhé”.
- Kết thúc tiết 1.
3. Giáo án tạo hình làm bè nổi trên mặt nước số 3
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TRÃI NGHIỆM LÀM BÈ NỔI TRÊN MẶT NƯỚC
I. Các yếu tố STEAM:
S – Khoa học: Khám phá tìm hiểu về những nguyên liệu có thể nổi trên mặt nước
T- Công nghệ: Dùng thiết bị công nghệ: Máy tính, các hình ảnh, kéo, giấy, băng dính…
E- Chế tạo: Trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra bè nổi được trên mặt nước.
A- Nghệ thuật: Vẽ thiết kế bè nổi, trang trí bè nổi.
M- Toán: Xếp cạnh, hình dạng, số lượng, đo.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết chọn nguyên liệu có thể nổi trên mặt nước
- Rèn trẻ kỹ năng thảo luận, lắng nghe, chia sẻ khi hoạt động nhóm. Sử dụng các kỹ năng tạo hình: Vẽ, cắt, gắn dính để tạo ra chiếc bè. Phát triển năng khiếu thẩm mỹ, sự tưởng tượng sáng tạo của trẻ.
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động. Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, tự giác trong hoạt động. Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô, cố gắng hoàn thành công việc được giao.
II. CHUẨN BỊ
- Rổ có các nguyên học liệu: ống hút, , chai lọ nhựa,que kem, que xiên, kéo, băng dính, giấy A4, sắp màu,
- 4 bể đựng nước.
- Gậy đẩy bè
- Lá cây, vật nổi,….
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.
ổn định giới thiệu: Cô làm ảo thuật biến ra chiếc bè
Hoạt động 1: Nêu vấn đề: cô đố các con chiếc bè này có nổi trên mặt nước được không nè?
Các con có muốn làm ra các chiếc bè không?
Cô và trẻ trò chuyện về ý tưởng của trẻ để làm ra chiếc bè
- Thực hiện
- Trẻ lên chọn nguyên liệu để thực hiện,
- Trẻ về nhóm cùng thực hiện
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ thực hiện
- Trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình ( vài trẻ)
- Trải nghiệm bè nào nổi được
- Sau khi trẻ hoàn thành sản phẩm, cô cho trẻ lên trải nghiệm để bè vào bể nước xem bè có nổi được không?
- Cô nhận xét chung
* Hoạt động 2: trò chơi “ Chiếc bè siêu cấp”
Cho trẻ thử nghiệm cuộc thi “ Chiếc bè siêu cấp”
- Cho trẻ thả bè xuống bể nước và kiểm tra:
+ Bè có nổi không?
+ Bè đã chắc chắn chưa, khi có gió thổi, sóng đánh có bị chìm không?
Vậy bây giờ mình cùng thi đua nhé
Lớp chia 2 đội, mỗi đội 5 bạn lần lượt từng bạn sẽ để chiếc bè của mình vào bể bơi, trẻ dùng gậy đẩy bè đi, vượt qua các chướng ngại vật, bè về tới đích trẻ sẽ được 1 lá cờ, kết thúc đội nào được nhiều lá cờ sẽ chiến thắng
Cho lớp thi đua, cô nhận xét tuyên dương.
Tiết 1:
Dự án Steam – “Làm bè nổi trên mặt nước”
1. Hoạt động 1: Nêu vấn đề: Lũ lụt ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của con người.
- Cô và trẻ vận động bài hát: “ Em vẽ môi trường màu xanh”
- Trò truyện với trẻ
- Cho trẻ xem video về lũ lụt miền trung
- Hỏi trẻ:
+ Các con vừa thấy những hình ảnh gì?
+ Trẻ nêu cảm nhận về video.
+ Các con muốn làm gì để giúp đỡ người dân miền trung.
+ Các con thấy người dân miền trung muốn đi lại được thì cần có gì?
2. Hoạt động 2: Khám phá và tìm giải pháp: Khám phá tác dụng của chiếc bè nổi đối với người dân vùng lũ.
- Cho trẻ xem video về những chiếc bè của người dân vùng lũ.
- Hỏi trẻ:
+ Những chiếc bè giúp người dân những gì?
+ Chúng mình thấy chiếc bè nổi có cần thiết không?
+ Để những chiếc bè nổi được thì người dân sử dụng những nguyên liệu gì?
- Cho trẻ làm thí nghiệm với các nguyên vật liệu mà trẻ đã chuẩn bị để xem vật nào có thể nổi trên mặt nước.
- Cô gợi ý cho trẻ nêu ý kiến của bản thân về ý tưởng của mình.
- Cô chốt lại giờ học sau “Cô và cả lớp sẽ thiết kế những chiếc bè nổi để gửi tặng các bạn miền trung nhé”.
- Kết thúc tiết 1.
4. Giáo án STEM Làm bè nổi trên mặt nước số 4
1. Kết quả mong đợi :
* Kiến thức: - Trẻ biết được các kiểu bè khác nhau.
- Trẻ Biết được đặc điểm chính của chiếc bè (Thân, phao, cờ...).
- Trẻ biết được công dụng của chiếc thuyền (Chở người, chở hàng hóa)
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tái chế khác nhau: Nhựa, gỗ, giấy,... Để làm thuyền, bè nổi.
* Kỹ năng: Nhóm kỹ năng 4C (Sáng tạo, Hợp tác, Phản biện, Trình bày)
- Kỹ năng quan sát, thảo luận và chia sẻ.
- Quy trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để chế tạo ra chiếc bè có thể nổi được trên mặt nước.
- Sử dụng kỹ năng chắp ghép, gắn đính tạo nên chiếc bè.
- Kỹ năng xếp cạnh, đếm.
* Thái độ : - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
* Các thành tố S-T-E-A-M:
S – Science – Khoa học:
+ Trẻ biết được các kiểu bè khác nhau.
+ Trẻ Biết được đặc điểm chính của chiếc bè (Thân, phao, cờ...).
+ Trẻ biết được công dụng của chiếc thuyền (Chở người, chở hàng hóa).
+ Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu tái chế khác nhau: Nhựa, gỗ, giấy... Để làm thuyền, bè nổi.
T – Technology – Công nghệ:
+ Trẻ biết sử dụng các dụng cụ, nguyên vật liệu tái chế khác nhau: Ống hút, bẹ chuối, que kem,... để làm thuyền, bè nổi hỗ trợ người dân trong bối cảnh được đặt ra.
E – Engineering – Kỹ thuật:
Quy trình (các bước) trẻ sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để chế tạo ra chiếc bè có thể nổi được trên mặt nước.
A – Art – Nghệ thuật:
+ Sản phẩm đẹp mắt, sáng tạo, thẩm mỹ, cân đối...
+ Sử dụng nguyên vật liệu tái chế làm bè nổi, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường.
M – Math – Toán học:
Kỹ năng xếp cạnh, đo, đếm; Tính toán và so sánh kích thước, số lượng nguyên vật liệu, dự trù kinh phí.
2. Chuẩn bị:
* Địa điểm tổ chức: Trong lớp
* Đồ dùng của cô: Nhạc không lời. Một số chiếc bè gợi ý. Chậu nước để trẻ thử nghiệm. * Đồ dùng của trẻ: Nguyên vật liệu đa dạng khác nhau: Chai lọ nhựa, ống hút, que kem, bẹ chuối. Băng dính, bằn dính 2 mặt, kéo, thước, bút dạ, giấy A4, bút chì... Bàn thấp để trẻ ngồi theo nhóm.
3. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (Hỏi và Tưởng tượng)
- Hát vận động: Em đi chơi thuyền - Cho trẻ xem đoạn phóng sự về miền Trung bão lũ.
- Hỏi trẻ: Ai có nhận xét gì về đoạn phóng sự vừa được xem?
- Chúng mình có ý tưởng gì để giúp đồng bào miền Trung vận chuyển người và hàng hóa ra khỏi vùng lũ lụt khi mùa bão lũ về?.
=> Cô chốt lại ý tưởng làm bè nổi trên mặt nước và đưa ra tiêu chí cho sản phẩm.
Hoạt động 2: Khám phá tìm giải pháp
- Chia lớp thành 3 nhóm: - Cô tặng cho mỗi nhóm hộp quà (Mỗi nhóm 1 kiểu bè)
+ Nhóm 1: Bè làm bằng ống hút
+ Nhóm 2: Bè làm bằng que kem
+ Nhóm 3: Bè làm bằng bẹ chuối
- Giao nhiệm vụ: Các nhóm nhận hộp mang về nhóm mình khám phá, khi khám phá các con nhớ là quan sát thật kỹ để lát nữa kể cho cô và các bạn biết được nhóm mình vừa khám phá gì? Cái bè có đặc điểm gì? Được làm bằng nguyên vật liệu gì? Và làm như thế nào?
- Trình bày kết quả thảo luận nhóm: Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
+ Bè có những bộ phận nào? Thân bè như thế nào? Được làm bằng gì? Có màu gì? Phao bè như thế nào? Được làm bằng gì? Có màu gì? Bè dùng để làm gì?
Mời 3 - 4 trẻ nêu nhận xét.
Trẻ đưa ra ý tưởng. - Trẻ hưởng ứng - Nhóm khám phá - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
Hoạt động 3 : Lên kế hoạch hoạt động
- Cô đưa ra nguyên vật liệu cho trẻ tìm hiểu lựa chọn các nguyên vật lệu phù hợp để làm chiếc bè có thể nổi được.
- Hỏi trẻ: + Con định làm bè bằng nguyên vật liệu gì? Tại sao con lại chọn nguyên vật liệu đó? Nếu chọn nguyên vật liệu đó thì bè của con như thế nào? Con định chọn thân bè làm bằng gì? Con làm như thế nào? Phao của bè con làm bằng gì? Làm như thế nào?
- Cô tổng hợp lại các nguyên vật liệu phù hợp có thể sử dụng được để làm bè. Cô thấy các nhóm đã đưa ra được ý tưởng rất là hay và lựa chọn được các nguyên vật liệu để tạo ra chiếc bè nổi được trên nước rất là phù hợp rồi. Bây giờ các con hãy về nhóm vẽ bản thiết kế về chiếc bè của nhóm mình.
- Từng nhóm thảo luận và vẽ bản thiết kế - Trong quá trình trẻ thiết kế cô hỏi trẻ:
+ Con định vẽ cái bè như thế nào? Con vẽ thân bè như thế nào? Con trang trí cho thân bè như thế nào? Phao con vẽ như thế nào?
- Cô nhận xét về bản thiết kế của trẻ.
Hoạt động 4: Thực hiện chế tạo ra chiếc bè nổi được trên mặt nước
- Trẻ các nhóm lên lấy các nguyên vật liệu để làm chiếc bè .
- Cô quan sát và gợi ý cho trẻ nếu trẻ gặp khó khăn .
- Trong quá trình thực hiện trẻ dùng thước đo để đo độ dài ông hút, bẹ chuối, que kem để cắt. - Làm xong chiếc bè con có định trang trí gì cho chiếc bè của mình thêm đẹp? (Giáo viên gợi mở để trẻ nói lên ý tưởng của mình)
Hoạt động 5: Đánh giá và trình bày sản phẩm
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm mà trẻ đã quan sát và thảo luận về ý tưởng.
Hỏi trẻ: Các con vừa làm được cái gì? Có nổi được trên mặt nước hay không? (cho trẻ thử nghiệm lại, thả bè vào chậu nước)
+ Con thấy bè của nhóm đã nổi chưa? Con có muốn chỉnh sửa gì cho chiếc bè của mình không? GV quan sát, lắng nghe cách trẻ sẽ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn.
Hoạt động 6: Kết thúc - Nhận xét kết thúc giờ học.
- Cho trẻ cùng quan sát sản phẩm của các nhóm, chia sẻ với bạn tại góc sản phẩm STEAM của lớp.
- Các nhóm mang sản phẩm lên trưng bày.
Mời các bạn cùng tham khảo các tài liệu có liên quan trên chuyên mục Giáo án STEM của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Giáo án STEAM Làm bè nổi (Word)
50,7 KB 08/04/2025 8:53:00 SATải Giáo án STEAM Làm bè nổi PDF
213,5 KB 08/04/2025 9:31:30 SA
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Lớp 1
- Giáo án STEM lớp 1 (PPT + WORD)
- Giáo án PowerPoint STEM lớp 1 (PPT)
- Làm khay 10 học Toán (PPT + WORD)
- Làm dụng cụ so sánh số (PPT + WORD)
- Thực hành cùng thẻ học Toán (PPT + WORD)
- Thực hành trang trí lớp học bằng các hình hình học (PPT + WORD)
- Dụng cụ tính cộng, tính trừ (PPT + WORD)
- Dụng cụ thực hành tính nhẩm (PPT + WORD)
- Đèn hiệu và biển báo giao thông (PPT + WORD)
- Cây xung quanh em (PPT + WORD)
- Làm bảng các số từ 1 đến 100 (PPT + WORD)
- Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi (PPT + WORD)
- Trang trí cảnh quan nơi em sống (PPT + WORD)
- Làm mô hình tính dọc (PPT + WORD)
- Làm đồng hồ tiện ích (PPT + WORD)
- Bầu trời ngày và đêm (PPT + WORD)
- Thời tiết và trang phục (PPT + WORD)
- Lớp 2
- Giáo án STEM lớp 2 (PPT + WORD)
- Giáo án PowerPoint STEM lớp 2 (PPT)
- Món quà yêu thương (PPT + WORD)
- Làm bưu thiếp chúc mừng ngày 20/11 (PPT + WORD)
- Tia số của em (PPT + WORD)
- Làm sổ tay thông tin công việc, nghề nghiệp (PPT + WORD)
- Giữ gìn vệ sinh nhà (PPT + WORD)
- Thanh cộng trong phạm vi 20 (PPT + WORD)
- Lịch để bàn tiện ích (PPT + WORD)
- Hộp đựng bút đa năng (PPT + WORD)
- Thước gấp (PPT + WORD)
- Nơi sống của động vật (PPT + WORD)
- Các mùa trong năm ở Việt Nam (PPT + WORD)
- Trải nghiệm thành phố hình học (PPT + WORD)
- Thực hành nhân nhẩm, chia nhẩm (PPT + WORD)
- Làm bàn tay Rô-bốt (PPT + WORD)
- Thực hành biểu diễn số với bàn tính (PPT + WORD)
- Làm kính chắn giọt bắn (PPT + WORD)
- Các loại phương tiện và đường giao thông (PPT + WORD)
- Làm vòng xoay ngẫu nhiên (PPT + WORD)
- Lớp 3
- Giáo án STEM lớp 3 (PPT + WORD)
- Giáo án PowerPoint STEM lớp 3 (PPT)
- Thùng rác thân thiện (PPT + WORD)
- Làm cây gia đình (PPT + WORD)
- Làm bảng nhân, chia tiện ích (PPT + WORD)
- Trải nghiệm cùng một phần mấy (PPT + WORD)
- Đồng hồ sử dụng số La Mã (PPT + WORD)
- Cân thăng bằng (PPT + WORD)
- Các bộ phận của thực vật (PPT + WORD)
- Cẩm nang sử dụng máy thu hình (PPT + WORD)
- Làm máy chiếu phim (PPT + WORD)
- Làm mô hình cơ quan tiêu hóa (PPT + WORD)
- Thực hành với tệp và thư mục trong máy tính (PPT + WORD)
- Trải nghiệm cùng diện tích hình vuông, hình chữ nhật (PPT + WORD)
- Làm đồ dùng học tập (PPT + WORD)
- Bề mặt Trái Đất (PPT + WORD)
- Mô hình Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng (PPT + WORD)
- Lớp 4
- Giáo án STEM lớp 4 (PPT + WORD)
- PowerPoint STEM lớp 4 (PPT)
- Giáo án STEM Khoa học lớp 4 (PPT + WORD)
- Giáo án STEM Tin học lớp 4 (PPT + WORD)
- Nấm có hại (PPT + WORD)
- Làm mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên (PPT + WORD)
- Bình tưới cây thông minh (PPT + WORD)
- Làm đèn kéo quân (PPT + WORD)
- Chậu cây thân thiện với môi trường (PPT + WORD)
- Làm chong chóng (PPT + WORD)
- Làm bình giữ nhiệt (PPT + WORD)
- Làm diều giấy (PPT + WORD)
- Đèn lồng trung thu (PPT + WORD)
- Bộ chữ số bí ẩn (PPT + WORD)
- Làm sơ đồ dòng thời gian (PPT + WORD)
- Làm mô hình bữa ăn (PPT + WORD)
- Tạo bài thuyết trình lịch sử văn hóa truyền thống của địa phương (PPT + WORD)
- Dân cư và hoạt động sản xuất vùng Tây Nguyên (PPT + WORD)
- Thực hành ước lượng trong tính toán đơn giản (PPT + WORD)
- Lớp 5
- Giáo án STEM lớp 5 (PPT + WORD)
- PowerPoint STEM lớp 5 (PPT)
- Giáo án PowerPoint STEM lớp 5 (PPT)
- Giáo án STEM môn Khoa học lớp 5 (WORD)
- Làm áo phao bơi lớp 5 (PPT + WORD)
- Bức tranh đèn LED (PPT + WORD
- Tách muối ra khỏi dung dịch (PPT + WORD)
- Biến đổi chất (PPT + WORD)
- Mạch điện đơn giản (PPT + WORD)
- Trồng cây không hạt (PPT + WORD)
- Mô hình thuyền buồm (PPT + WORD)
- Bộ lắp ghép hình Tangram (PPT + WORD)
- Dụng cụ học số thập phân (PPT + WORD)
- Vòng đời của động vật (PPT + WORD)
- Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm (PPT + WORD)
- Xe ô tô cánh quạt chạy bằng pin (PPT + WORD)
- Máy phát điện gió (PPT + WORD)
- Sử dụng máy tính cầm tay (PPT + WORD)
- Ngôi nhà nhỏ tiện ích (PPT + WORD)
- Cẩm nang chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì (PPT + WORD)
- Lập trình trò chơi (PPT + WORD)
- Kẹo tinh thể (PPT + WORD)
- Em điều khiển và tham gia giao thông (PPT + WORD)
- Lọc nước sạch (PPT + WORD)
- Ngôi nhà điện mặt trời (PPT + WORD)
- Xe buồm (PPT + WORD)
- STEM Địa phương
- Mầm non
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028