Công văn 39/BGDĐT-GDTH tổng hợp đánh giá và khen thưởng HS tiểu học theo TT 30/2014/TT-BGDĐT
Công văn 39/BGDĐT-GDTH - Hướng dẫn đánh giá và khen thưởng Học sinh tiểu học
Công văn 39/BGDĐT-GDTH tổng hợp đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT do Bộ giáo dục Đào tạo ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2015 gửi đến Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, thực hiện đánh giá học sinh tiểu học và chỉ đạo đánh giá định kì theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ------- Số: 39/BGDĐT-GDTH V/v tổng hợp đánh giá và khen thưởng HS tiểu học theo TT 30/2014/TT-BGDĐT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2015 |
Kính gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo
Tiếp theo Công văn số 6169/BGDĐT-GDTH ngày 29 tháng 10 năm 2014 về việc thực hiện đánh giá học sinh tiểu học và Công văn số 7475/BGDĐT-GDTH ngày 25 tháng 12 năm 2014 về việc chỉ đạo đánh giá định kì theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện một số việc như sau:
1. Chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác tổng hợp đánh giá cuối học kỳ I và cuối năm học: hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:
a) Quá trình học tập từng môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục; xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, từng hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;
b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật về đặc điểm, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;
c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật về đặc điểm và sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt.
2. Chỉ đạo các phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường tiểu học tổ chức tốt công tác khen thưởng học sinh cuối học kỳ I và cuối năm học: giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá (theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT) trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định.
Ví dụ: Khen thưởng về các môn học: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật; …; Khen thưởng về năng lực, phẩm chất: Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …
Việc ghi vào Giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là hết sức linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.
3. Tuyên truyền, giải thích để giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh hiểu và nhận thức đúng về việc khen thưởng theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Mục đích khen thưởng nhằm động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp động viên các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện cho các em.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Phạm Ngọc Định
Giấy khen của học sinh tiểu học sẽ không theo khuôn mẫu
Sau công văn hướng dẫn đánh giá học sinh tiểu học và chỉ đạo đánh giá định kỳ, ngày 6/1, Bộ GD&ĐT tiếp tục gửi công văn cho giám đốc các Sở Giáo dục hướng dẫn tổng hợp đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học theo thông tư 30.
Theo đó, các Sở phải chỉ đạo phòng Giáo dục hướng dẫn trường tiểu học tổng hợp đánh giá cuối học kỳ I và cuối năm học. Giáo viên chủ nhiệm từng lớp sẽ họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập... để tổng hợp, đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh.
Các lĩnh vực đánh giá bao gồm quá trình học tập từng môn học và tham gia các hoạt động giáo dục khác. Đó là những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục... Xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, từng hoạt động giáo dục sẽ thuộc một trong hai mức là "hoàn thành" hoặc "chưa hoàn thành".
Về mức độ hình thành và phát triển năng lực, giáo viên đánh giá những biểu hiện nổi bật về đặc điểm, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với các em và khuyến nghị với nhà trường, phụ huynh. Xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức "đạt" hoặc "chưa đạt".
Về mức độ hình thành và phát triển phẩm chất, giáo viên đánh giá những biểu hiện nổi bật về đặc điểm và sự tiến bộ, góp ý với các em cũng như đưa ra khuyến nghị. Xếp loại từng học sinh cũng theo hai mức "đạt" hoặc "chưa đạt".
Theo quy định của Bộ Giáo dục, giáo viên chủ nhiệm sẽ hướng dẫn học sinh bình bầu những bạn đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, hoặc đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua, có thành tích đột xuất khác. Giáo viên cũng tham khảo thêm ý kiến cha mẹ học sinh, từ đó tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Hiệu trưởng trường sẽ quyết định khen thưởng học sinh hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học (như nội dung học tập môn Toán; Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mỹ thuật...); hay khen thưởng về năng lực, phẩm chất (như có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập...).
Việc ghi vào giấy khen (nếu có) về nội dung khen thưởng học sinh là rất linh hoạt do giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn.
"Mục đích khen thưởng là động viên, khuyến khích khả năng của mỗi học sinh, giúp các em phấn đấu vươn lên, mang lại niềm vui và hứng thú học tập, rèn luyện. Các Sở phải tuyên truyền, giải thích để giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận thức đúng", Vụ trưởng Giáo dục Tiểu học Phạm Ngọc Định nhấn mạnh.
Trước đó Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 30 (có hiệu lực từ 15/10) quy định cách đánh giá thường xuyên với học sinh tiểu học. Theo văn bản này, thay vì dùng điểm số, giáo viên sẽ nhận xét định tính hoặc định lượng kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học. Trong đó, giáo viên dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chia sẻ:Đinh Thị Thu
- Ngày:
Công văn 39/BGDĐT-GDTH tổng hợp đánh giá và khen thưởng HS tiểu học theo TT 30/2014/TT-BGDĐT
113 KB 06/01/2015 4:40:00 CHTải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CHThông tư 30/2014/TT-BGDĐT
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Quyết định 923/QĐ-BGDĐT 2023 về kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng mầm non 2023
-
Tải Công văn 4128/BGDĐT-GDMN 2023 về nhiệm vụ giáo dục mầm non 2023-2024
-
Thông tư 10/2023/TT-BGDĐT về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và cao đẳng mầm non
-
Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non
-
Tài liệu truyền thông, giáo dục về nước sạch
-
Quyết định 764/QĐ-BGDĐT 2024 cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ 2025
-
Tải Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT về Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia file doc, pdf
-
Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ 6 bậc 2023
-
Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT hợp nhất Thông tư về Điều lệ Trường Tiểu học
-
Nghị định 125/2024/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Tải Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú file Doc, Pdf
Công văn 4216/BGDĐT-GDMN 2022 về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022-2023 mầm non
Đề cương thi viên chức mầm non vòng 2 tỉnh Quảng Ngãi 2019
Phụ cấp dạy lớp ghép cho giáo viên
Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường cao đẳng
Quyết định số 394/QĐ-TTG
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác