Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS41
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS41 - Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS
hoatieu.vn xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS41 - Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS để thầy cô cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ những hiểu biết đặc trưng tâm lí để tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh, đặc điểm của tập thể giáo dục... Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS22
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module THCS41: Tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh THCS
Năm học: ..............
Họ và tên: ................................................................................................................
Đơn vị: .....................................................................................................................
Hoạt động 1: Hiểu đặc trưng tâm lí HS THCS để tổ chức các hoạt động tập thể.
- Sự biến đối về mặt giải phẫu sinh lí:
+ Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về các mặt của cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên khá nhanh. Trung bình một năm các em cao lên được 5 – 6 cm, các em gái có độ tuổi 12, 13 phát triển chiều cao nhanh hơn các em nam cùng độ tuổi, cá biệt một số trường hợp mới chỉ học lớp 8, lớp 9 các em đã có tầm vóc như một thiếu nữ, nghĩa là các em có thể cao tới lm55 đến 1m60. Nhưng đến 10, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao của các em gái chững lại, đến 22 tuổi thì dừng hẳn sự phát triển chiều cao. Các em trai ở độ tuổi 15, 16 tuổi thì cao đột biến, vượt hẳn các em gái và đến 24,25 tuổi mới dừng lại. Tuy nhiên, hiện nay do có hiện tượng gia tốc phát triển nên sự phát triển của các em có thể sớm hơn 1-2 năm. Trọng luợng cơ thể của thiếu niên có thể tăng từ 2,4kg đến 3kg trong một năm. Nhiều em trai có tầm vóc như những thanh niên trưởng thành.
+ Sự phát triển của hệ xương, mà chủ yếu là sự phát triển các xương ống, xương ống chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Hệ cơ phát triển chậm, không kịp với sự dài ra nhanh chóng của các xương ống. Vì thể, ở lứa tuổi này các em thường cao, cơ thể thiếu cân đối; các em có vẻ lóng ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ, nếu dùng dao hay cắt phải tay mình, điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lí khó chịu. Các em ý thức được sự lóng ngóng vụng về của mình và che giấu nó bằng cách cố tạo ra các điệu bộ tự nhiên, từ vẻ mạnh bạo, can đảm để người khác không chú ý tới vẻ bề ngoài của mình. Nhưng người lớn phải hiểu điều này để không chê bai, chế giễu các em. Vì chỉ cần một sự chê bai, chế giễu nhẹ nhàng về hình thể, tư thế đi đứng của các em có thể khiến các em phản ứng rất gay gắt.
+ Sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không căn đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó, các em có thể có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay gây nhức đầu, chóng mặt khi đứng lên, ngồi xuống, mệt mỏi khi làm việc. Cần lưu ý ở các em gái thời kỳ này thường có biểu hiện giống như thiếu máu: ngồi xuống đứng lên thấy hơi chóng mặt điều đó có thể do sự phát triển không căn đối của hệ tim mạch gây ra. Kích thước mạch nhỏ nên khi có các vận động mạnh thì lượng máu đưa đến các cơ quan không kịp, gây ra hiện tượng thiếu máu cực bộ tại thời điểm đó. Vì thế, các em và các bậc phụ huynh không phải lo lắng. Hiện tượng đó sẽ mất khi trẻ vượt qua thời kì này. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài thì cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám...
+ Hệ thần kinh nhìn chung đã phát triển khá hoàn thìện. Trọng lượng não gần đạt trọng lượng của người trường thành. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thần kinh thì chưa thật hoàn thiện, chưa thật sự căn bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế. Quá trình hưng phấn có phần trội hơn ức chế nên khả năng kiềm chế của các em học sinh THCS còn yếu.
+ Sự thay đổi về thể chất của lứa tuổi học sinh THCS đã làm cho các em có những đặc điểm nhân cách khác với các em ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định lớn lao. Những bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các anh chị phụ trách cần thấy đuợc đặc điểm này để tổ chức các hoạt động cho phù hợp, hiệu quả, tránh định kiến với các em.
+ Một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này mà chúng ta cần quan tâm, đó là sự dậy thì ở các em. Sự dậy thì ở lứa tuổi học sinh THCS là một hiện tượng bình thường diễn ra theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ở tuổi dậy thì, với sự phát triển sinh lí của tuyến yên và tuyến sinh dục, cơ thể trẻ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dạng, tâm sinh lí. Đặc biệt là cơ quan sinh dục, phân biệt rõ giới tính là nam hay nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản.
+ Dậy thì ở các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi, ở các em nữ vào khoảng 13, 14 tuổi. Biểu hiện của thời kì này là các cơ quan sinh dục ở các em phát triển và xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính (các em trai có ria mép, các em gái ngực bắt đầu phát triển). Thời kì dậy thì sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có đặc điểm dân tộc, đặc điểm địa lí tự nhiên và môi trường xã hội. Các em sống ở xứ nóng thường dậy thì sớm hơn các em sống ở xứ lạnh. Các em sống ở thành phố dậy thì sớm hơn các em sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dậy thì còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt của cá nhân, sức khoẻ và chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi, đòi sống tĩnh thần của các em,... Hiện này do điều kiện xã hội có nhiều thay đổi, nên gia tốc phát triển thể chất và tuổi dậy thì có thể sớm hơn. Các em gái có thể dậy thì ở tuổi 12 - 13 chủ không hẳn là tuổi 13 - 14. Các em trai cũng vậy, các em có thể dậy thì sớm hơn tuổi 15 - 16.
+ Cuối cấp THCS, giai đoạn dậy thì ở các em gái kết thúc. Các em trai thì muộn hơn nên có thể đển cấp THPT các em mới kết thức giai đoạn dậy thì. Ở lứa tuổi này khả năng hoạt động tình dục của các em đã có. Nhưng các em chưa trường thành một cách đầy đủ về mặt cơ thể và đặc biệt là các em chưa có sự trưởng thành về mặt xã hội. Vì thế, một số nhà khoa học cho rằng ở lứa tuổi thiếu niên không có sự cân đối giữa những tình cảm và ham muốn đượm màu sắc tình dục với mức độ trường thành về mặt xã hội và tâm lí. Nhiều khó khăn trở ngại ở lứa tuổi này chính ở cho các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn những ham muốn của mình một cách đứng đắn; chưa biết kiểm soát tình cảm và hành vi, chưa biết dựng mối quan hệ đứng đắn với người bạn khác giới vì thể, các thầy cô giáo và anh chị phụ trách cần phải giúp đỡ các em một cách tế nhị, khéo léo để các em hiểu đứng vấn đề, tránh làm cho các em băn khoăn, lo ngại, chúng ta cũng phải giúp các em có các kĩ năng sống cần thiết để phân biệt, nhận biết thế nào là sự yêu thương, sự lạm dụng nhằm tránh được sự lạm dụng. Đồng thời cũng cánh báo cho tất cả những người có ý đồ lạm dụng các em biết rằng: Quan hệ tình dục với vị thành niên là phạm pháp, giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi dưới bất kì hình thức nào đều là hiếp dâm trẻ em.
+ Sự thay đổi của điều kiện sống.
+ Đời sống gia đình của thiếu niên.
+ Đời sống trong nhà trường của học sinh THCS.
+ Sự thay đổi nội dung dạy học.
+ Sự thay đổi về phương pháp và hình thức học tập.
+ Đời sống của học sinh THCS trong xã hội.
+ Học sinh THCS đều là đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Mình. Sự trưởng thành của lứa tuổi và trách nhiệm của người đội viên ở các em được xã hội thừa nhận như một thành viên tích cực trong các hoạt động xã hội. Các em được giao một số công việc nhất định trên nhiều lĩnh vực khác nhau như tuyên truyền cổ động, giữ trật tự đường phố, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và các hoạt động xã hội khác nhau do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Mình tổ chức. Các em rất hào hứng tham gia các hoạt động xã hội vì:
+ Các em đã có sức lực, hiểu biết nhiều, muốn đuợc mọi người thừa nhận mình là người lớn, muốn làm những công việc được mọi người biết đến, nhất là những công việc làm cùng với người lớn.
+ Các em cho rằng, hoạt động xã hội là việc làm của người lớn và có ý nghĩa lớn lao. Do đó, được tham gia các hoạt động xã hội là thể hiện mình đã là người lớn. Muốn được thừa nhận là người lớn là một nhu cầu của các em, vì thể nhiều khi các em bỏ công việc gia đình, học tập để tham gia hoạt động xã hội một cách tích cực.
+ Hoạt động xã hội là hoạt động có tính tập thể. Ở lứa tuổi này các em thích tham gia những hoạt động có tính tập thể, những công việc liên quan đển nhiều người, được nhiều người cùng tham gia và đánh giá sự tích cực của mình.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS41
213 KB 17/08/2017 1:35:00 CHBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module THCS41 (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN6
Mẫu dự toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú
Kịch bản Đại hội Chi đội hay nhất năm học 2024 - 2025
7 mẫu Nội quy học sinh Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT 2024
Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II - Chuyên đề 4
Quy trình dạy học Tiếng Việt 1 CNGD
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến