(Có đáp án) Đi thi tự vịnh đọc hiểu
Đọc hiểu bài thơ Đi thi tự vịnh
Đi thi tự vịnh là một bài thơ của tác giả Nguyễn Công Trứ. Có thể nói bài thơ Đi thi tự vịnh chính là những quan điểm thời bấy giờ của Nguyễn Công Trứ. Thông qua bài thơ tác giả muốn khẳng định sinh là đấng nam nhi, phải là người ngang dọc trời đất. Có danh là có tài kinh bang tế thế, trị loạn, an dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Sau đây là bộ đề đọc hiểu Đi thi tự vịnh có đáp án, mời các em cùng tham khảo.
1. Đi thi tự vịnh đọc hiểu đề 1
Đọc bài thơ:
Đi thi tự vịnh (Nguyễn Công Trứ)
Đi không há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai ai dễ biết,
Rồi ra mới biết mặt anh hùng
(Thơ Nôm Đường luật- NXB Giáo dục ,1998, tr.429)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng
Câu 4: Nhận xét quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ.
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Câu 5: Thông điệp nào của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị ?
Câu 6: Nhận xét thái độ của nhà thơ.
Gợi ý
Câu 1:
Thể thơ của bài thơ trên là: Thất ngôn bát cú đường luật.
Câu 2:
Phương thức biểu đạt bài Đi thi tự vịnh: Biểu cảm.
Câu 3:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:
+ Câu hỏi tu từ: Đi không há lẽ trở về không?
+ Phép đối: Điền vui - tang bồng.
→ Tác dụng: làm cho câu thơ thêm sinh động và giàu tính biểu cảm hơn.
Câu 4:
Quan niệm về chí làm trai của Nguyễn Công Trứ trong hai câu thơ."Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông" là:
Là một đấng nam nhi, phải là người dũng mãnh, đầy trách nhiệm, tài chí vẹn toàn, phải có tiếng tốt đối với núi sông, người đời kính phục. Nếu không học hành đỗ đạt, làm quan to giúp dân giúp nước thì cũng phải mà một công dân tốt, xây dựng và gánh vác gia đình, giúp ích cho đất nước.
Câu 5:
Thông điệp của bài thơ có ý nghĩa nhất đối với em là: Người con trai nên có ý chí và những phẩm chất, hoài bão tốt đẹp, giúp ích cho xã hội và đất nước.
Câu 6:
Thái độ của nhà thơ qua những vần thơ được thể hiện là người thông minh, tự tin. Qua đó cho thấy ông là người chí đức vẹn toàn.
2. Đi thi tự vịnh đọc hiểu đề 2
Đi không há lẽ trở về không?
Cái nợ cầm thư phải trả xong.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông
Trong cuộc trần ai ai dễ biết,
Rồi ra mới biết mặt anh hùng
(Thơ Nôm Đường luật- NXB Giáo dục, 1998, tr. 429)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Biểu cảm.
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích trên.
Nội dung chính: Chí làm trai là phải học hành, thi thố, đỗ đạt, công thành danh toại, làm quan,
cứu nước, giúp dân. Tác giả ca ngợi người anh hùng mang trên vai trọng trách nặng nề không
ngại bao hiểm nguy, ra sức phấn đấu, hy sinh vì sự hòa bình của đất nước.
Câu 3:
"Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông"
Anh/chị suy nghĩ gì về 2 câu thơ trên?
2 câu thơ trên nói vai trò, bổn phận, trách nhiệm của đấng nam nhi là phải vinh danh, kinh bang
tế thế, trị loạn, an dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Chí làm trai là không ngại mọi gian nan,
khó khăn, thử thách luôn mang lại tiếng thơm cho đời. Người anh hùng là người luôn nỗ lực,
cống hiến mọi điều tốt đẹp cho quê hương, đất nước và biết hy sinh lợi ích riêng của bản thân vì lợi ích chung của cả dân tộc. Tác giả bày tỏ tấm lòng, tình cảm khâm phục, biết ơn, trân quý đối với công lao to lớn của những người anh hùng để lại tiếng thơm cho đời.
Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì sau khi đọc đoạn trích trên?
Thông điệp:
- Mỗi người hãy ra sức học tập, luôn nỗ lực, phấn đấu vì lợi ích chung của cả cộng đồng, dân tộc.
- Thông qua bài thơ, tác giả mong muốn mọi người lấy đó làm nguồn động lực cố gắng, phát huy để không uổng công sức hy sinh của bao thế hệ anh hùng.
- Tác giả ca ngợi, đề cao, bày tỏ tấm lòng ngưỡng mộ, khâm phục trước sự hy sinh cao đẹp của các anh hùng dành cho quê hương, đất nước.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu
-
Suy nghĩ câu Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc
-
(2 đề) Đọc hiểu Giàn bầu trước ngõ có đáp án
-
Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết (có dàn ý)
-
Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
-
Soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) Kết nối tri thức
-
Soạn Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội văn học trong đời sống hiện nay lớp 8 KNTT
-
Phân tích truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam
-
Cảm nhận bài thơ quê hương của Đỗ Trung Quân siêu hay
-
Phân tích Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật
-
Suy nghĩ về câu tục ngữ chết trong còn hơn sống đục lớp 8 siêu hay
-
(4 đề) Đọc hiểu Trong lời mẹ hát có đáp án

Bài viết hay Văn mẫu 8
Nhận xét các chi tiết miêu tả hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ
Top 4 mẫu tóm tắt tác phẩm Tắt đèn siêu hay
15+ mẫu tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu điếu
Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 8 2025 có đáp án chi tiết (20 đề)
(3 mẫu) Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc