Cách tổ chức giảng dạy Tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học

Giao lưu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” năm học 2020-2021 là cuộc thi diễn ra từ ngày 09/4/2021 đến 20/4/2021 dành cho cấp tiêu học. Cách tổ chức giảng dạy Tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học là một câu hỏi tự luận trong bộ đề dành cho giáo viên. Sau đây là gợi ý trả lời.

Lưu ý: Cách tổ chức giảng dạy Tài liệu giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học là tài liệu được tổng hợp, sưu tầm từ các nguồn để chia sẻ miễn phí đến thầy cô nhằm hoàn thành tốt cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ.

Câu hỏi: Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, thầy/cô hãy chia sẻ cách tổ chức giảng dạy tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Cách tổ chức giảng dạy Tài liệu giáo dục an toàn giao thông số 1

Sau mỗi giờ dạy về an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học ......., nhà trường và giáo viên giảng dạy đều tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm. 100% học sinh có tài liệu đọc trước, phụ huynh học sinh cũng có thể tham khảo tài liệu của học sinh. Ban chỉ đạo, tổ công tác cơ sở tổ chức giao ban, dự giờ thường xuyên theo lịch; tổ chức khảo sát, thăm dò tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tham gia thí điểm và 100% phụ huynh học sinh có con, em tham gia thí điểm bộ tài liệu này.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã báo cáo Bộ GD&ĐT và UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện dạy đại trà bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10 tại các trường học trên địa bàn thành phố từ đầu năm học 2019-2020.

Do vậy, với bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông” khi được giảng dạy đại trà tại các trường học trên địa bàn thành phố sẽ góp phần giáo dục học sinh thái độ và hành vi cần có trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chính vì vậy trường Tiểu học.........chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu để xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Luật giao thông đường bộ và tổ chức hội thi cho học sinh toàn trường. Đồng thời, tiến hành trao thưởng cho những tập thể và cá nhân xuất sắc trong hội thi.

Bên cạnh công tác tổ chức hội thi trắc nghiêm, công tác giáo dục tuyên truyền luât ATGT trước cờ cũng được chú trọng quan tâm, tôi đã tham mưu nhà trường mời các đồng chí Cảnh sát giao thông về nói chuyên tuyên truyền với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

Qua đó, các kiến thức về an toàn giao thông cũng như các tình huống nguy hiểm giả định, các kỹ năng đối phó cần thiết khi găp những tình huống nguy hiểm cũng được truyền tải đến học sinh dễ dàng hơn và đem lại hiêu quả cao hơn.

Để nâng cao hiêu quả của công tác giáo dục rèn luyên kỹ năng, tôi đã tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa các tiểu phẩm về ATGT. Qua đó, các kiến thức pháp luât cũng như các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại hiêu quả cao khi chính các em trải nghiêm và nhập vai vào các tình huống đó. Hiêu quả mang lại của các hội thi mang tính giáo dục và rèn luyên kỹ năng một cách hiệu quả hơn, mang lại hứng thú hơn cho các em.

2. Cách tổ chức giảng dạy Tài liệu giáo dục an toàn giao thông số 2

Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường tiểu học là một việc làm hết sức thiết thực và lâu dài, nhằm giáo dục thế hệ trẻ là những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông trong tương lai thì ngay từ lúc con người mới tiếp nhận kiến thức ban đầu.

- Với đội viên tôi tổ chức: Hội thi tìm hiểu kiến thức ATGT đường bộ với đa dạng hình thức thể hiện như: Giới thiệu thành viên đội mình bằng bài vè, bài hát, bài thơ,…; Trắc nghiệm câu hỏi kiến thức về các quy định, các nguyên tắc ATGT, các mức xử phạt hành chính vi phạm giao thông,…; Xây dựng tiểu phẩm, xử lí tình huống giao thông thường xảy ra trên đường....

- Với nhi đồng, tôi tổ chức thi báo tập, báo tranh với chủ đề “Chúng em với văn hóa giao thông”. Từ những bài tranh vẽ, hình ảnh sưu tầm của mình sẽ giúp các em nhận thức được nếu không có ý thức chấp hành tốt giao thông khi đi trên đường thì sẽ gây ra tai nạn cho mình và cho người khác. Để từ đó các em biết bảo vệ được mình an toàn khi một mình đi trên đường và sẽ có ý thức chấp hành tốt hơn ATGT đường bộ, góp phần thực hiện tốt văn hóa giao thông do nhà trường phát động.

- Ngoài các hoạt động trải nghiệm ngoại khóa trên, tôi còn tổ chức cho các em tham gia vẽ tranh “Chiếc ô tô mơ ước; Chúng em với ATGT,…” do ngành, cấp trên, Liên đội tổ chức và phát động.

Để công tác tuyên truyền giáo dục cho thiếu niên, nhi đồng ý thức chấp hành ATGT đường bộ trong nhà trường được thường xuyên và đồng bộ, thì sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên - tổng phụ trách Đội với các đoàn thể trong nhà trường cùng với cha mẹ học sinh là không thể thiếu. Vì đó là những người gần gũi, thường xuyên nhắc nhở và theo dõi sát việc thực hiện ATGT đến trường của các em hàng ngày.

3. Cách tổ chức giảng dạy Tài liệu giáo dục an toàn giao thông số 3

Gợi ý trả lời:

Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học để đạt được hiệu quả tốt nhất là:

+ Tổ chức các hội thi tìm hiểu về Luât ATGT, các buổi tuyên truyền dưới cờ; Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, Hội thi rung chuông vàng về ATGT; Tổ chức giảng dạy các nội dung về kỹ năng nhân diện và đối phó với các tình huống nguy hiểm khi tham gia giao thông theo nội dung của tài liêu tập huấn về giáo dục ATGT trong trường học.

+ Cần trao đổi với phụ huynh học sinh để đưa ra các giải pháp như: cần hạ thấp yên xuống, hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong lên để các em không phải nhoài người ra mới nắm được tay lái

+ Khi đi từ ngõ ra đường chính, cần đi chậm và quan sát cẩn thận

+ Giáo dục cho các em không được đi lạng lách đánh võng, đuổi nhau trên đường, không được đi dàn hàng ngang, không được buông tay lái cầm ô, dừng xe giữa đường....

- Tôi đã thiết kế riêng các khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ để học sinh tiếp cận nhanh hơn trong viêc rèn luyên các kỹ năng, đồng thời tải các đoạn phim tai nạn giao thông thực tế theo những vấn đề tuyên truyền để học sinh quan sát, đúc rút thêm kinh nghiêm cho bản thân trong quá trình tham gia giao thông..

Tôi thường tổ chức cho các vào các tiết sinh hoạt lớp sau đó tôi thường cho các em theo dõi lẫn nhau và báo cáo lại những bạn vi phạm, sau đó tôi sẽ nhắc nhở các em thường xuyên, nhấn mạnh tác hại của việc tuôn thủ giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với những người tham gia giao thông mà từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh tiểu học mà còn về sau này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
46 47.927
0 Bình luận
Sắp xếp theo