Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức

Mẫu bản phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức

Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức là mẫu bản phương án được lập ra để nêu ra phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức. Mẫu nêu rõ nội dung phương án... Mẫu được ban hành theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG
(Chủ rừng là tổ chức)

Tên chủ rừng

Địa chỉ:

Điện thoại:

Phần I

CƠ SỞ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Căn cứ pháp lý(1)

2. Đặc điểm của khu rừng(2)

3. Những nguy cơ gây cháy rừng(3)

4. Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng(4)

Phần II

PHÒNG CHÁY RỪNG

1. Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng(5)

2. Các biện pháp phòng cháy rừng(6)

3. Trang bị phương tiện và thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng(7)

4. Kinh phí(8)

Phần III

PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CHÁY RỪNG

1. Tình huống xảy ra cháy rừng (Chủ rừng tự tổ chức chữa cháy)(9)

2. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất

2.1. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất(10)

2.2. Tổ chức triển khai chữa cháy rừng(11)

2.3. Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy (12)

2.4. Báo cáo tình hình cháy rừng(13)

2.5. Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra(14)

Phần IV

BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY HẰNG NĂM (nếu có thay đổi) (15)

TT

Ngày, tháng, năm

Nội dung bổ sung, chỉnh lý

Thủ trưởng đơn vị

………ngày.... tháng.... năm....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký ghi rõ họ tên)

HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY RỪNG

Ghi chú: Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng có thể co giãn số trang tùy theo yêu cầu thực tế.

(1) Căn cứ pháp lý: Nêu rõ các văn bản quy định của pháp luật liên quan đến phòng cháy và chữa cháy rừng.

(2) Đặc điểm của khu rừng: Ghi rõ diện tích rừng đang quản lý, trạng thái rừng (rừng tự nhiên); rừng trồng (loài cây, cấp tuổi); thảm thực bì (cỏ ranh, lau lách ...); tiếp giáp với các chủ rừng khác; về giao thông bên trong và bên ngoài khu rừng; thống kê các nguồn nước chính gần nhất có thể phục vụ chữa cháy như: bể, hồ, ao, sông, ngòi, kênh, rạch, trụ, bến lấy nước, hố lấy nước.

(3) Những nguy cơ gây cháy rừng: Nêu các nguy cơ gây cháy rừng: Nêu các nguồn lửa có nguy cơ gây cháy rừng, đốt nương làm rẫy; xử lý đốt thực bị ...

(4) Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng: Nêu rõ tình hình cháy rừng (số vụ, diện tích; đặc điểm cháy, khu vực thường xảy ra cháy, thời điểm cháy thống kê ít nhất trong 5 năm); lực lượng PCCCR; phương tiện, thiết bị, công cụ PCCCR hiện có; các giải pháp PCCCR đang áp dụng; phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ở địa phương và khu vực.

(5) Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy rừng: Ghi rõ tổ, đội PCCCR, số lượng thành viên phòng cháy chữa cháy rừng và số người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy rừng, số người thường trực trong phòng cháy và chữa cháy rừng, nêu quy chế hoạt động của tổ, đội PCCCR, người chỉ huy chữa cháy rừng và các thành viên.

(6) Các biện pháp phòng cháy rừng: Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn; xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng; xây dựng dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức của cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng; xây dựng và duy trì các công trình phòng cháy rừng; xây dựng các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy phù hợp; xây dựng và thực hiện phát hiện điểm cháy rừng

(7) Trang bị phương tiện và thiết bị phục vụ phòng cháy, chữa cháy rừng: Ghi rõ chủng loại, số lượng, vị trí bố trí phương tiện chữa cháy rừng, công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng... (chỉ thống kê phương tiện chữa cháy rừng đảm bảo chất lượng theo quy định).

(8) Kinh phí: Ghi rõ nguồn kinh phí thực hiện phương án.

(9) Tình huống xảy ra cháy rừng (Chủ rừng tự tổ chức chữa cháy): Giả định tình huống cháy rừng xảy ra, đám cháy rừng mới phát sinh xảy ra, chủ rừng phát hiện, tự tổ chức lực lượng và công cụ dập tắt đám cháy. Nội dung nêu rõ từng tình huống được ghi tóm tắt theo thứ tự và số lượng lực lượng, phương tiện của chủ rừng cần huy động và bố trí triển khai chỉ huy chữa cháy, huy động phương tiện, công cụ chữa cháy, sơ đồ chữa cháy... Tổng hợp báo cáo về vụ cháy rừng về Ban chỉ đạo các cấp và cơ quan Kiểm lâm địa phương (Cơ quan thường trực PCCCR); nêu biện pháp khắc phục hậu quả sau cháy rừng, trồng lại rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên phục hồi rừng...

(10) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất: Giả định tình huống cháy rừng dễ dẫn đến cháy lan diện rộng với quy mô lớn, đám cháy gây thiệt hại về rừng, gây khó khăn, phức tạp cho việc chữa cháy rừng, cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra cháy, điểm xuất phát cháy, nguyên nhân xảy ra cháy, loại rừng, lớp thảm thực bì, thời gian cháy tự do, dự kiến khả năng lan truyền của đám cháy và những ảnh hưởng tác động tới việc chữa cháy rừng.

(11) Tổ chức triển khai chữa cháy rừng: Ghi rõ nhiệm vụ của người chỉ huy, của từng người, từng bộ phận trong việc báo cháy, triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy rừng, chống cháy lan, hướng dẫn thoát nạn và tổ chức cứu người, cứu và di tản tài sản; đón tiếp các lực lượng được cấp có thẩm quyền huy động đến chữa cháy rừng; đảm bảo hậu cần và thực hiện các hoạt động phục vụ chữa cháy rừng: bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả vụ cháy rừng.

(12) Sơ đồ triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy rừng: Vẽ sơ đồ thể hiện rõ vị trí và kích thước đám cháy rừng, xác định khoanh vùng khu rừng xung quanh có nguy cơ cháy lan; hướng gió chủ đạo; các vị trí bố trí triển khai lực lượng, phương tiện để dập cháy, chống cháy lan, hướng dẫn tự thoát nạn và tổ chức cứu người, di tản tài sản; hướng chữa cháy chính; áp dụng các biện pháp phát đường băng cản lửa...

(13) Báo cáo tình hình cháy rừng: Tổng hợp báo cáo tình hình về vụ cháy rừng Ban chỉ đạo các cấp và cơ quan Kiểm lâm địa phương (Cơ quan thường trực PCCCR).

(14) Khắc phục hậu quả do cháy rừng gây ra: Ghi rõ các biện pháp khắc phục hậu quả sau cháy rừng, trồng lại rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên phục hồi rừng ...

(15) Bổ sung, chỉnh lý phương án phòng cháy và chữa cháy: Ghi rõ trường hợp thay đổi có liên quan đến việc tổ chức chữa cháy nhưng chưa đến mức làm thay đổi cơ bản nội dung phương án chữa cháy. Khi có thay đổi lớn cơ bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng và phê duyệt lại.

Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức

Mẫu phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của tổ chức

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 3.502
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi