Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản

Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là gì? Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là gì?

Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản là mẫu đơn được lập ra để ghi chép về việc đề xuất giá thanh lý tài sản. Mẫu nêu rõ nội dung đề xuất, thông tin người làm đơn, giá đề xuất, thông tin tài sản...

2. Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản

Mẫu đơn đề xuất giá thanh lý tài sản

Thanh lý tài sản cố định là những tài sản đã thu hồi đủ vốn đầu tư, hết thời gian trích khấu hao tài sản cố định, hoặc hư hỏng nặng, lạc hậu, lỗi thời hoặc vì một lý do nào đó doanh nghiệp muốn bán tài sản đó đi để thay thế bằng một tài sản mới, hoặc xử lý để thu hồi vốn.

Việc thanh lý tài sản tương tự như việc bán tài sản trong đó mối quan tâm hoặc mục tiêu chính là thanh lý tài sản (nhà, nhà để xe, nhà kho và sân) với một tổ chức bán hàng tài sản.

Thanh lý tài sản xảy ra chủ yếu như bán bất động sản, với các nhà thanh lý làm cho nhà và các mặt hàng được bán sẵn sàng để bán công khai. Hầu hết các nhà thanh lý sẽ tính một khoản hoa hồng là một số tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng.

Các hồ sơ cần thiết khi tiến hành thanh lý tài sản:

  • Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Quyết định Thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản kiêm kê tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ
  • Biên bản thanh lý TSCĐ
  • Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
  • Hóa đơn bán TSCĐ
  • Biên bản giao nhận TSCĐ
  • Biên bản hủy tài sản cố định
  • Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.

Thủ tục tiến hành thanh lý tài sản:

Bước 1: Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.

Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp

Hội đồng thanh lý tài sản gồm:

  • Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
  • Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
  • Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
  • Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
  • Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
  • Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).

Bước 4: Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản (bán tài sản, hủy tài sản)

Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị. Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.135
0 Bình luận
Sắp xếp theo