Mẫu báo cáo về quản lý rủi ro

Mẫu báo cáo về quản lý rủi ro là gì? Mẫu bản báo cáo quản lý rủi ro gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Định nghĩa mẫu báo cáo về quản lý rủi ro là gì?

Mẫu báo cáo về quản lý rủi ro là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo về việc quản lý rủi rõ. Mẫu nêu rõ nội dung báo cáo, chính sách quản lý rủi ro, nội dung quản lý rủi ro...

2. Mẫu báo cáo về quản lý rủi ro

TÊN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:....../.........

......, ngày... tháng... năm...

BÁO CÁO
VỀ QUẢN LÝ RỦI RO

(Năm...)

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

I. Chính sách quản lý rủi ro:

1. Khẩu vị rủi ro:

2. Các hoạt động trọng yếu và rủi ro trọng yếu:

3. Thay đổi về chính sách quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro trong kỳ báo cáo, lý do thay đổi:

II. Quản lý các rủi ro cụ thể:

1. Quản lý rủi ro tín dụng:

a) Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

b) Hạn mức rủi ro tín dụng, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

c) Tình hình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng trong kỳ báo cáo;

d) Đánh giá về việc đo lường (các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro tín dụng), theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng;

đ) Các trường hợp vi phạm về quản lý rủi ro tín dụng, lý do vi phạm;

e) Các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quản lý rủi ro tín dụng và nguyên nhân;

g) Kết quả thực hiện kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng khác đối với quản lý rủi ro tín dụng.

2. Quản lý rủi ro thị trường:

a) Chiến lược quản lý rủi ro thị trường, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

b) Hạn mức rủi ro thị trường, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

c) Tình hình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro thị trường, hạn mức rủi ro thị trường trong kỳ báo cáo;

d) Đánh giá về việc đo lường (các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro thị trường), theo dõi, kiểm soát rủi ro thị trường;

đ) Các trường hợp vi phạm về quản lý rủi ro thị trường, lý do vi phạm;

e) Các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quản lý rủi ro thị trường và nguyên nhân;

g) Kết quả thực hiện kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng khác đối với quản lý rủi ro thị trường.

3. Quản lý rủi ro hoạt động:

a) Chiến lược quản lý rủi ro hoạt động, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

b) Hạn mức rủi ro hoạt động, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

c) Tình hình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro hoạt động, hạn mức rủi ro hoạt động trong kỳ báo cáo;

d) Đánh giá về việc đo lường (các phương pháp, công cụ đo lường rủi ro hoạt động), theo dõi, kiểm soát rủi ro hoạt động;

đ) Các trường hợp vi phạm về quản lý rủi ro hoạt động, lý do vi phạm;

e) Đánh giá tác động của các sự kiện rủi ro hoạt động và tổn thất trọng yếu;

g) Đánh giá hiệu quả của việc mua bảo hiểm rủi ro hoạt động (nếu có) và việc xây dựng kế hoạch duy trì hoạt động liên tục;

h) Các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quản lý rủi ro hoạt động và nguyên nhân;

i) Kết quả thực hiện kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng khác đối với quản lý rủi ro hoạt động.

4. Quản lý rủi ro thanh khoản:

a) Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

b) Hạn mức rủi ro thanh khoản, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

c) Tình hình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản, hạn mức rủi ro thanh khoản trong kỳ báo cáo;

d) Đánh giá về việc đo lường (các công cụ đo lường rủi ro thanh khoản), theo dõi, kiểm soát rủi ro thanh khoản;

đ) Kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản:

(i) Các giả định đã sử dụng trong kịch bản có diễn biến bất lợi;

(ii) Phương pháp tính toán tác động của các giả định;

- Mô tả phương pháp sử dụng;

- Đánh giá tính phù hợp của phương pháp (nêu rõ điểm mạnh, hạn chế);

e) Kế hoạch dự phòng nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản;

g) Các trường hợp vi phạm về quản lý rủi ro thanh khoản, lý do vi phạm;

h) Các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quản lý rủi ro thanh khoản và nguyên nhân;

i) Kết quả thực hiện kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng khác đối với quản lý rủi ro thanh khoản.

5. Quản lý rủi ro tập trung:

a) Chiến lược quản lý rủi ro tập trung, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

b) Hạn mức rủi ro tập trung, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

c) Tình hình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro tập trung, hạn mức rủi ro tập trung trong kỳ báo cáo;

d) Các trường hợp vi phạm về quản lý rủi ro tập trung, lý do vi phạm;

đ) Các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quản lý rủi ro tập trung và nguyên nhân;

e) Kết quả thực hiện kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng khác đối với quản lý rủi ro tập trung.

6. Quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng:

a) Chiến lược quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

b) Hạn mức rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, các thay đổi trong kỳ báo cáo (nếu có) và lý do thay đổi;

c) Tình hình thực hiện chiến lược quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, hạn mức rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng trong kỳ báo cáo;

d) Các trường hợp vi phạm về quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, lý do vi phạm;

đ) Các tồn tại, hạn chế, vướng mắc trong quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và nguyên nhân;

e) Kết quả thực hiện kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán độc lập, cơ quan chức năng khác đối với quản lý rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng.

III. Đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
(Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu báo cáo về quản lý rủi ro

Mẫu báo cáo về quản lý rủi ro

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.978
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi