Liên hệ trách nhiệm, nhiệm vụ của giáo viên để lan tỏa Đề án Xây dựng xã hội học tập

Liên hệ chức trách, nhiệm vụ bản thân, thầy (cô) nêu những đóng góp để lan tỏa nội dung của Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030" mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt? là một trong những nội dung của Bài thu hoạch chính trị hè năm 2024 của giáo viên.

Sau đây là Mẫu bài liên hệ bản thân góp phần lan tỏa nội dung của Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030" do Hoatieu.vn sản xuất, sẽ làm tài liệu giúp thầy (cô) tham khảo để hoàn thành Bài thu hoạch chính trị hè 2024 tốt hơn.

Bài viết do Hoatieu.vn tự sản xuất, cấm mọi hình thức sao chép

1. Trách nhiệm của giáo viên góp phần lan tỏa Đề án Xây dựng xã hội học tập

Liên hệ chức trách, nhiệm vụ bản thân, thầy (cô) nêu những đóng góp để lan tỏa nội dung của Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030" mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt là một trong các nội dung của Mẫu bài thu hoạch chính trị hè 2024 dành cho cán bộ giáo dục và giáo viên. Dưới đây là một số gợi ý của Hoatieu.vn giúp các thầy (cô) hoàn thiện bài thu hoạch của mình.

MỞ ĐẦU

Tại buổi lễ phát động Phong trào ""Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030" thuộc Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030", Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã nói: "Học tập để xây dựng đất nước ngang tầm với các nước phát triển...". Bản thân là một giáo viên, tôi luôn cho rằng học tập, làm việc và cống hiến là nhu cầu tất yếu, khách quan của mỗi người trong quá trình phát triển xã hội. Mọi người trong xã hội đều cần có trách nhiệm và quyền được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để phấn đấu trở thành công dân tốt trong thời đại mới.

Trong bài viết này, tôi xin nêu một số quan điểm cá nhân của bản thân về vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong góp phần lan tỏa những nội dung của Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

NỘI DUNG

1. Khái quát kế hoạch thực Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030" của UBND tỉnh/thành phố....... (địa phương công tác)

Sau tổng kết giai đoạn thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg với nhiều thành công ban đầu, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn với những nội dung cụ thể sau:

Mục tiêu:

- Tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong xây dựng xã hội học tập bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

- Mục tiêu cụ thể chia làm 2 lộ trình:

+ Mục tiêu đến năm 2015

+ Mục tiêu đến năm 2030

=> Mỗi giai đoạn đều chia ra mục tiêu về phổ cập giáo dục, năng lực cơ bản và trình độ của người dân, hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, các mô hình học tập trong xã hội. Ở mỗi mục tiêu cụ thể lại có chỉ tiêu phấn đấu bám sát tình hình thực tế. Hướng đến mục tiêu chung là trở thành thành phố/tỉnh học tập đến năm 2030.

Nhiệm vụ và giải pháp:

  • Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xây dựng xã hội học tập.
  • Hoàn thiện cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập.
  • Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời; tăng cường các biện pháp dạy học trực tuyến có chất lượng để đảm bảo chương trình, nội dung và nhu cầu dạy và học của mọi đối tượng.
  • Đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng.
  • Tổ chức các phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời.
  • Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa.

2. Kết quả Xây dựng xã hội học tập tại tỉnh/thành phố...... (địa phương công tác)

Năm học 2021-2022, qua triển khai thực hiện, đề án đã đạt được những kết quả tích cực.

Lãnh đạo, chỉ đạo

- Ngay từ đầu năm, Đảng ủy, HĐND, UBND các huyện, xã, thị trấn đã có kế hoạch kiện toàn Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch cho công tác xây dựng xã hội học tập, triển khai đến các tổ dân phố, thôn, xóm, phân công cán bộ phụ trách các tổ để theo dõi, chỉ đạo.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập các cấp đã đi vào nền nếp, làm việc có kế hoạch, có tổ chức...

Kết quả thực hiện nhiệm vụ

  • Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng "Tuần lễ học tập suốt đời" => Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

  • Sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội.
  • Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức và người lao động.

Hằng năm đều có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, cúng để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ.

Qua đào tạo, từng cán bộ, công chức, người lao động thể hiện được năng lực của mình, luôn thể hiện tinh thần, trách nhiệm, nhiệt tình tham gia công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  • Kết quả thực hiện các mục tiêu:

- Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. (tiêu chuẩn trẻ em, cơ sở vật chất, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, đội ngũ giáo viên)

- Phổ cập giáo dục tiểu học:

+ Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ trẻ em 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học.

+ Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp...

+ Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo đủ tối thiểu.

- Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông

+ Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, tỷ lệ tốt nghiệp THCS.

+ Tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp phổ thông.

+ Đủ giáo viên, nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng.

+ Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

  • Kết quả học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề lao động

- Đối với cán bộ, công chức cấp xã

- Đội ngũ giáo viên các cấp (số lượng, chất lượng)

  • Công tác khuyến học khuyến tài địa phương (số lượng hội khuyến học, quỹ khuyến học, mô hình học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, công dân học tập...) => Qua phong trào xuất hiện nhiều mô hình học tập tiêu biểu, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Hạn chế và nguyên nhân

  • Học tập thường xuyên phát triển chưa sâu rộng, việc tự học, tự thu nhận thông tin chưa trở thành thói quen của nhiều người.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tại các trung tâm học tập cộng đồng còn thiếu. Việc điều tra nhu cầu học nghề của nhân dân còn hạn chế.
  • Khả năng tư vấn điều tra nhu cầu xã hội chưa được phong phú do chưa có nguồn kinh phí.
  • Công tác tuyên truyền về xã hội học tập chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn một bộ phận người lao động chưa thấy được tầm quan trọng việc học tập suốt đời là nhằm nâng cao trình độ văn hóa, tiếp thu khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, cải thiện cuộc sống.
  • Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về xây dựng xã hội học tập chưa đầy đủ nên việc tổ chức thực hiện còn chậm.
  • Ban chỉ đạo chưa có giải pháp hiệu quả để thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia học tập cộng đồng.

nhiệm vụ của giáo viên góp phần lan tỏa nội dung của Đề án "Xây dựng xã hội học tập"

3. Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên góp phần lan tỏa nội dung của Đề án "Xây dựng xã hội học tập"

Những năm qua, học sinh, giáo viên trên địa bàn tỉnh......... luôn tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng xã hội học tập. Trong đó, nhiều tập thể, giáo viên đã sáng tạo trong giảng dạy, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Bản thân là Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở........, tôi cho rằng, giáo viên phải tự rèn luyện để làm gương cho học sinh trong học tập. Học tập không chỉ là quyền lợi, nhiệm vụ của riêng nhóm cá thể nào, học tập là quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng, là giáo viên thì càng phải tích cực học tập, có ý thức nghiên cứu khoa học, tự học để nâng cao trình độ bản thân.

Tại Trường THCS......., năm học qua, nhà trường đã xây dựng phong cách làm việc khoa học. Trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị phải có kế hoạch, chương trình cụ thể với phương châm “giờ nào việc nấy, đổi mới, sáng tạo”, lấy hiệu quả làm thước đo của việc thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, giáo viên. Mỗi một giáo viên không chỉ được đánh giá qua kết quả giảng dạy, mà còn được đánh giá qua sáng kiến kinh nghiệm, kế hoạch tự học, khả năng kêu gọi vận động học sinh, mọi người xung quanh cùng tham gia học tập, rèn luyện.

Thường kỳ, theo kế hoạch của Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh, nhà trường tổ chức cho giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ... Các giáo viên tích cực tham gia lớp học đầy đủ, chủ động tiếp nhận kiến thức mới để áp dụng vào thực tế giảng dạy.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, tôi nhận thấy, cán bộ, đảng viên, giáo viên cũng cần rèn luyện đạo đức, nhân cách, làm gương trước học sinh; thực hiện tốt công tác tự phê bình và phê bình, lắng nghe ý kiến đóng góp của quần chúng để khắc phục hạn chế. Khi làm việc phải làm bằng trách nhiệm, lương tâm với nghề giáo dục, khi báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phải trung thực.

Bản thân giáo viên chủ động lên kế hoạch tự học, đồng thời, là cầu nối cộng đồng với cánh cửa tri thức. Thời gian qua, các giáo viên trong nhà trường còn chủ động tham gia Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, các nhóm xã hội học tập tại địa phương, tích cực tham gia tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng xã hội học tập; vận động người dân hưởng ứng “Tuần lễ học tập suốt đời”, tích cực tham gia các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng; đẩy mạnh công tác khuyến học, phát huy và nhân rộng các mô hình học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị… => Giáo viên thể hiện sự tích cực của bản thân trong học tập, qua đó góp phần lan tỏa Đề án Xây dựng xã hội học tập. Giúp mọi người trong cộng đồng hiểu rằng, học tập để không ngừng hoàn thiện mình về đức, trí, thể, mỹ; góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát triển đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng và nâng cao chất lượng cuộc sống của chính bản thân mình. Như vậy, việc học tập là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội; “học để chung sống, học để biết, học để làm và học để tồn tại”;...

Nêu gương cá nhân giáo viên tiêu biểu của trường: Một trong những công dân học tập tiêu biểu của tỉnh/huyện/nhà trường......... là thầy (cô)............... Trong công việc, thầy (cô) dành nhiều thời gian đọc, nghiên cứu văn bản, tài liệu liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chính trị, lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt, thầy (cô) tự trau dồi, tự học tiếng Anh, tin học, cũng như học thêm những kiến thức thuộc lĩnh vực mình yêu thích. Qua đó, đem lại cho học sinh những bài giảng chất lượng, lan tỏa đến học sinh tinh thần chủ động học tập và tình yêu với sách...

KẾT LUẬN

Bản thân là giáo viên, tôi nghĩ rằng, nếu ngừng học, tôi sẽ tụt hậu lại phía sau. Do đó, tôi học mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều hình thức. Tôi cũng cố gắng lan tỏa tinh thần học ấy đến các học sinh, phụ huynh và gia đình mình. Học sinh học, giáo viên càng phải học, để thấy rằng kiến thức mênh mông và tầm quan trọng của việc học tập suốt đời. Học không chỉ ở trường lớp mà còn có thể học ngoài xã hội, chúng ta có thể tiếp nhận kiến thức mới ở bất cứ đâu, chỉ cần bản thân luôn trong tâm thế học hỏi.

Bên cạnh đó, phong trào học tập suốt đời rất cần sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước, hướng đến giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục.

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư.

Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục => Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chính sách hỗ trợ giáo viên, nhất là giáo viên trẻ trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Thời gian tới, để cả xã hội trở thành một trường học lớn, tôi cho rằng, mỗi người dân, mỗi tổ chức, đơn vị phải nhận thức sâu sắc rằng, nhu cầu học thường xuyên ở mỗi con người và việc học suốt đời, học không mệt mỏi cũng thiết yếu như hơi thở cuộc sống. Có như vậy, ý nghĩa của sự học mới “chuyển hóa” thành giá trị vật chất tác động lên sự phát triển, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh, hiện đại.

chương trình Bồi dưỡng chính trị hè

2. Nội dung, tài liệu của chương trình Bồi dưỡng chính trị hè 2024

2.1. Nội dung chương trình Bồi dưỡng chính trị hè 2024

- Nội dung chính, điểm mới trong các văn kiện Hội nghị lần thứ 6, kết quả Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khóa XIII.

- Học tập Chuyên đề toàn khoám nội dung sinh hoạt chuyên đề năm 2023 về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tại Hội nghị lần thứ bảy (Hội nghị giữa nhiệm kỳ) về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

- Tình hình thế giới và trong nước nổi bật 6 tháng đầu năm 2023.

- Những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ từ thực tiễn giảng dạy chương trình, giáo trình các môn lý luận chính trị, môn Giáo dục chính trị biên soạn mới thực hiện Kết luận số 94-KL/TW.

- Những vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương và nghị quyết đại hội, chương trình, kế hoạch hành động của đảng bộ địa phương;

- Các nội dung khác về chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2.2. Tài liệu chương trình Bồi dưỡng chính trị hè

- Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn; kết quả Hội nghị lần thứ bảy (Hội nghị giữa nhiệm kỳ) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (theo Hướng dẫn số 104-HD/BTGTW, ngày 25/5/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Tuyên truyền kết quả Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng giữa nhiệm kỳ khóa XIII”); tài liệu phục vụ tuyên truyền về Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (theo Công văn số 5563-CV/BTGTW, ngày 02/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tuyên truyền Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII).

- Tài liệu học tập chuyên đề toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.

- Các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn giảng dạy, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở đào tạo, giảng dạy chuẩn bị.

- Các tài liệu khác do cấp ủy địa phương cung cấp (nghị quyết đảng bộ; chương trình, kế hoạch hành động của địa phương; nội dung sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 do địa phương biên soạn,...).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.505
0 Bình luận
Sắp xếp theo