Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không 2022?

Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không? Người bị tạm giam có quyền gì? Người bị tạm giam có được gặp người thân không?

1. Quyền của người bị tạm giam

Khoản 1 điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 (Luật THTGTG) quy định quyền của người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

  • Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
  • Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
  • Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
  • Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
  • Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
  • Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
  • Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
  • Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
  • Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
  • Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.

Quyền của người bị tạm giam

2. Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không?

Pháp luật quy định quyền của người bị tạm giam không có quyền được gọi điện, sử dụng điện thoại di động. Bên cạnh đó, điện thoại di động là một trong những đồ vật bị cấm đưa vào buồng tạm giam

=> Bị bắt tạm giam không được dùng điện thoại

3. Những đồ vật không được đưa vào buồng tạm giam

Điều 4 Thông tư 32/2017/TT-BCA quy định những đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, tạm giam gồm:

  • Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.
  • Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.
  • Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.
  • Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm...).
  • Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.
  • Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.
  • Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.
  • Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng đ đánh bạc dưới mọi hình thức.
  • Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).
  • Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.
  • Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.

4. Lệnh tạm giam

Chủ thể có quyền ra lệnh, quyết định tạm giam:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
  • Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
  • Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị tạm giam cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam làm việc, học tập biết.

=> Người đang bị tạm giam sẽ được cơ quan điều tra thông báo cho gia đình, chính quyền địa phương mà không cần phải gọi điện.

5. Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?

Việc gặp thân nhân của người bị tạm giam được quy định thế nào?

Người bị tạm giam có quyền được gặp thân nhân. Để biết các quy định, thời gian gặp thân nhân của người bị tạm giam, mời các bạn tham khảo bài: Đang bị tạm giữ, tạm giam có được gặp người thân?

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Bị bắt tạm giam có được dùng điện thoại không? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác tại mục Hình sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 1.108
0 Bình luận
Sắp xếp theo