Báo cáo cá nhân điển hình tiên tiến 2024

Hoatieu.vn xin giới thiệu tới các bạn Mẫu báo cáo thành tích cá nhân điển hình tiên tiến mà chúng tôi sưu tầm được. Đây là mẫu dùng lập vào cuối năm để đánh giá, tổng kết lại công tác giáo dục ở các cấp mầm non, tiểu học, trung học phổ thông.

1. Báo cáo cá nhân điển hình tiên tiến là gì?

Báo cáo cá nhân điển hình tiên tiến  là văn bản gửi lên cấp trên trình bày toàn bộ kết quả, thành tích làm việc của cá nhân theo định kỳ nhằm mục đích làm căn cứ xét duyệt thăng chức, khen thưởng, đề xuất tăng lương...

2. Báo cáo cá nhân điển hình tiên tiến số 1

Báo cáo cá nhân điển hình tiên tiến

ĐƠN VỊ CP TRÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Tỉnh (thành phố), ngày…… tháng……. năm……..

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐNGHỊ TẶNG........

(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): .................................................

- Sinh ngày, tháng, năm: ............................................................... Giới tính:……………….

- Quê quán3:.........................................................................................................................

- Trú quán: ..........................................................................................................................

- Đơn vị công tác: ...............................................................................................................

- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): ..........................................................................

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: .....................................................................................

- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: .........................................................................

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: ...........................................................

2. Thành tích đạt được của cá nhân4:..................................................................................

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2. Hình thức khen thưởng;

Năm

Hình thc khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
XÁC NHẬN, ĐNGHỊ
(Ký, đóng dấu)

NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG
(Ký, đóng dấu)

3. Báo cáo cá nhân điển hình tiên tiến số 2

PHÒNG GDĐT……..

TRƯỜNG MN……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….…….., ngày….tháng……năm………

BÁO CÁO
CÁ NHÂN LÀ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN NĂM……….

Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người, toàn xã hội và của cả nhân loại.

Vì vậy trong trường mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt động vui chơi, lao động, hoc tập, ..cần tạo điều kiện kích thích trẻ nói.

Ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu trong quá trình giao tiếp. Giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người và con người nhằm mục tiêu trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn kinh nghiệm, kĩ năng và kĩ xảo nghề nghiệp, là một hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, chính môi trường đó đòi hỏi con người ngày càng phải mở rộng ngôn ngữ để giao tiếp và giao tiếp nhiều hơn. Để tồn tại và phát triển, con người phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội, khi đó con người cần đến ngôn ngữ, cũng chính trong quá trình giao tiếp tư duy của con người ngày càng phát triển và hoàn thiện, ngôn ngữ để hình thành kĩ năng giao tiếp là hành trang không thể thiếu của một người thành công.

Ở Việt Nam, từ lâu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt hơn, dần dần có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và viết đúng tiếng Việt”. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn ......... cũng đã xác định một trong những giải pháp phát triển giáo dục: Từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù hợp với đặc thù mỗi địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu rèn luyện ngôn ngữ (năng lực giao tiếp khẩu ngữ) cho học sinh nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói riêng ở Việt Nam và các nước trên thế giới thực sự thiết thực trong giai đoạn hiện nay.

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người, nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín…

Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các em trở thành con người hoàn thiện.

* Vai trò của ngôn ngữ đối với việc phát triển trí tuệ.

Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Trước hết, ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện được khi không có ngôn ngữ.

Ngôn ngữ chính là cơ sở của mọi suy nghĩ và công cụ của tư duy. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh, trong quá trình nhận thức những sự vật hiện tượng, muốn cho các cháu phân biệt các vật này với vật khác, biết được tên giọi, hình dạng, công dụng, và những thuộc tính cơ bản của vật, nếu chỉ cho các cháu xem xét mà không dùng từ ngữ để giải thích, hướng dẫn và khẳng định những kết quả đã quan sát được thì những tri thức mà các cháu thu được đó nhất định sẽ hời hợt, nông cạn, có khi còn sai lệch hẳn. Trong khi nhận thức các sự vật đó, trẻ phải dùng từ để gọi tên sự vật, tên các chi tiết, đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật, từ đó trẻ biết phân biệt sự vật nà với sự vật khác.

Khi đứa trẻ đã lớn nhận thức của trẻ phát triển. Trẻ không chỉ nhận thức những sự vật, hiện tượng trẻ không trực tiếp nhìn thấy. Trẻ muốn biết cả về quá khứ cả về tương lai: trẻ muốn biết cả công việc của người lớn, của bố mẹ, của Bác Hồ, của chú bộ đội…Để đáp ứng những nhu cầu đó trẻ không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua tác phẩm văn học…có kết hợp với hình ảnh trực quan.

Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định trẻ sử dụng ngôn ngữ như một biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được chỉ dẫn của người lớn, của cô giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích trẻ tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói và sự hiểu biết của trẻ ngày càng được nâng lên.

Trẻ còn dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện biết bao thái độ, tình cảm yêu, ghét…Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ được sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường có các hoạt động giao tiếp sẽ giúp trẻ nảy sinh những suy nghĩ sáng tạo mới. Vì vậy trong trường mầm non, khi cho trẻ tiến hành các hoạt động vui chơi, lao động, hoc tập, ..cần tạo điều kiện kích thích trẻ nói.

Rõ ràng ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ. Thông qua ngôn ngữ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh một cách sâu, rông, rõ ràng, chính xác. Ngôn ngữ giúp trẻ tích cực sáng tạo trong hoạt động trí tụê, vì vậy việc phát triển trí tuệ không tách rời việc phát triển ngôn ngữ.

* Vai trò ngôn ngữ đối với việc giáo dục đạo đức.

Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là tuổi mẫu giáo, các cháu bắt đầu hiểu biết và lĩnh hội những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Tuy mới chỉ là những khái niệm ban đầu nhưng lại vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định những nét tính cách riệng biệt của mỗi con người trong tương lai. Muốn cho các cháu hiểu, và lĩnh hội những khái niệm đạo đức này, chúng ta không thể thông qua những hoạt động cụ thể hoặc qua những sự vật hiện tượng trực quan đơn thuần, mà phải có ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà các cháu có thể hiện được đầy đủ những nhu cầu và nguyện vọng đầy đủ của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục có điều kiện hiểu con cháu mình hơn, để từ đó có thể uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu những tình cảm và những hình vi đạo đức trong sáng nhất. ...

Về phía cô giáo nâng cao được kiến thức, kỹ năng về tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng sinh động, phát huy được tính tích cực của trẻ , tạo được môi trường học tập và vui chơi cho trẻ trong và ngoài lớp một cách khoa học , bổ xung được nhiều đồ chơi cho hoạt động một cách phong phú hơn và các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi được lồng ghép tích hợp một cách nhẹ nhàng linh hoạt hơn. Giáo viên đã có thêm kiến thức về nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Phụ huynh đã yên tâm tin tưởng hơn khi gửi con vào trường, kết hợp được phụ huynh trong lớp tham gia ủng hộ các phong trào của lớp một cách nhiệt tình.

Trên đây là báo cáo cá nhân là điển hình tiên tiến của trường mầm non……..

4. Hướng dẫn làm báo cáo thành tích cá nhân điển hình tiên tiến

Báo cáo thành tích cá nhân là căn cứ để cá nhân được xét thưởng. Do đó, khi làm báo cáo thành tích cá nhân, người báo cáo cần đặc biệt lưu ý các điểm sau:

- Về thông tin cá nhân và đơn vị công tác

Khi thực hiện viết báo cáo thành tích cá nhân, các thông tin của người lập báo cáo và đơn vị công tác cần phải được ghi chính xác tuyệt đối.

Việc cung cấp đúng thông tin không sẽ góp phần hiện tính chuyên nghiệp của người lập báo cáo trong công việc.

Trong trường hợp người lập báo cáo điền sai thông tin cá nhân của mình hoặc thông tin về đơn vị công tác, quá trình thực hiện các thủ tục xét thưởng cũng có thể sẽ bị gián đoạn, mất thời gian.

- Về thành tích đã đạt được

Người làm báo cáo cần thể hiện được năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc một cách chi tiết, dễ hiểu nhất. Có thể so sánh kết quả với các năm trước để thấy được sự tiến bộ của bản thân.

Đây là nội dung quan trọng nhất trong báo cáo thành tích cá nhân. Nội dung này quyết định mục đích của việc viết báo cáo có được cấp trên chấp nhận hay không.

Người viết báo cáo phải dựa vào những nhiệm vụ thực tế mà mình đã hoàn thành trong quá trình công tác để làm cơ sở đánh giá năng lực, thành tích của mình.

Ngoài ra, người làm báo cáo còn có thể nêu cả những đổi mới, sáng tạo tích cực trong công việc của mình. Đây là điểm nổi bật trong quá trình công tác và là một yếu tố quan trọng để cấp trên xem xét khen thưởng.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.

Đánh giá bài viết
1 21.197
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo