Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?

Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ? Diện tích đất tối thiểu để được tách sổ đỏ là bao nhiêu? Đất phải có diện tích bao nhiêu mới được cấp sổ đỏ? Để giải đáp cho tất cả các thắc mắc trên, Hoatieu.vn mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tách sổ đỏ hay hiểu đơn giản là việc tách thửa một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều mảnh đất nhỏ hơn, vì nhiều mục đích khác nhau như để: chia tài sản, chuyển nhượng một phần diện tích đất, thay đổi mục đích sử dụng đất,... sau khi thực hiện thủ tục, mỗi mảnh đất đều sẽ có sổ đỏ riêng.

1. Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?

Diện tích tối thiểu tách sổ đỏ là bao nhiêu? Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024 quy định: Các thửa đất sau khi tách thửa phải bảo đảm diện tích tối thiểu với loại đất đang sử dụng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, để biết được diện tích đất tối thiểu bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ, bạn cần xem rõ quy định của UBND cấp tỉnh nơi có đất.

Đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ?

Ví dụ:

Diện tích cấp sổ đỏ và diện tích tách thửa ở Hà Nội được quy định tại Điều 3 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND. Theo đó, hạn mức giao đất và công nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội như sau:

Khu vựcMức tối thiểuMức tối đa
Các phường30m290m2
Các xã giáp ranh các quận và thị trấn60m2120m2
Các xã vùng đồng bằng80m2180m2
Các xã vùng trung du120m2240m2
Các xã vùng miền núi150m2300m2

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND quy định các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

- Chiều rộng và chiều sâu từ 3m trở lên so với chỉ giới xây dựng.

- Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại bảng trên đối với các xã còn lại.

- Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.

Để biết diện tích tách sổ đỏ tối thiểu đối với các tỉnh thành khác, mời các bạn tham khảo bài viết sau trên trang Hoatieu.vn:

2. Các trường hợp không được tách sổ đỏ 2024

Kể từ thời điểm Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Các trường hợp không được tách thửa sổ đỏ có thể kể đến như:

  • Đất đang có tranh chấp.
  • Đất hết thời hạn sử dụng.
  • Đất đã có thông báo thu hồi.
  • Quyền sử dụng đất đang bị kê biên.
  • Đất không có sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đât).
  • Không đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu khi tách thửa.
  • Việc tách đất không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Tách sổ đỏ hết bao nhiêu tiền?

Thông thường, khi thực hiện thủ tục tách sổ đỏ (tách thửa đất) cần nộp chi phí đo đạc dao động từ 1.800.000 - 2.500.000 triệu đồng/lần.

Ngoài ra, còn cần nộp các loại chi phí như sau:

  • Phí công chứng hoặc chứng thực nhà đất
  • Thuế TNCN (miễn thu khi chuyển nhượng, tặng cho)
  • Lệ phí trước bạ (miễn thu khi tặng cho)
  • Phí thẩm định hồ sơ

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Diện tích đất bao nhiêu m2 thì được tách sổ đỏ? Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật

Đánh giá bài viết
4 4.551
0 Bình luận
Sắp xếp theo