Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài
Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài. Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây là ai? Các cung tần, mỹ nữ trong hậu cung của vua nước Việt không chỉ toàn là người Việt mà còn có sự xuất hiện của một phi tần phương Tây. Điều này thoạt nghe thật lạ. Các bạn có biết vị vua ấy là ai? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé
Vị vua Việt Nam lấy vợ nước ngoài
1. Vị vua đầu tiên trong lịch sử Việt Nam lấy vợ phương Tây
Vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài chính là vua Lê Thần Tông. Người vợ phương Tây của vua Lê Thần Tông là con gái của Phó toàn quyền Hà Lan.
2. Những người vợ nước ngoài của vua Lê Thần Tông
Theo một số thông tin lịch sử, vua Lê Thần Tông không chỉ có 1 vợ người nước ngoài.
Để phục vụ mục đích chính trị và giao thương quốc tế, Lê Thần Tông còn lấy một số phụ nữ nước ngoài làm vợ mà theo dã sử và tài liệu phương Tây thì những người này có vị thế cao hơn các phi tần người Việt, họ chỉ xếp sau hoàng hậu mà thôi.
Còn theo nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp là Le Breton, trong cuốn sách viết vào thời kỳ Pháp thuộc có tên gọi “Những đình chùa và những nơi lịch sử trong tỉnh” cho biết tại ngôi chùa Đại Bi nằm dưới dân núi Kỳ Lân, còn gọi là núi Ngọc Nữ (nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa) có đặt tượng vua Lê Thần Tông và 6 người vợ.
Theo Le Breton thì sáu bức tượng hậu phi gồm Hoàng hậu người Việt dân tộc Kinh, Hoàng phi Hà Lan, Hoàng phi người Việt dân tộc Mường, Hoàng phi Xiêm, Hoàng phi Trung Hoa, Hoàng phi người Ba Thục (Trung Hoa).
Chuyện Lê Thần Tông có nhiều người vợ ngoại quốc xuất phát từ những quan hệ chính trị, kinh tế thời bấy giờ.
Theo sử sách thì từ trước khi Lê Thần Tông lên ngôi, quan hệ ngoại giao và thương mại giữa Đại Việt và các quốc gia lân bang cũng như những nước đến từ châu Âu xa xôi đã được hình thành, xác lập ở mức độ khác nhau nhưng giai đoạn ông ở ngôi thì quan hệ đó đã phát triển rất mạnh mẽ.
Có ý kiến cho rằng, giống như trường hợp của bà phi người Trung Quốc, phi tần người Ai Lao do tiểu quốc này tuyển chọn dâng tiến cho hoàng đế Đại Việt như một cách bày tỏ tấm thân tình, kính trọng.
Còn phi tần người Xiêm La có lẽ do các thương nhân đến từ nước này dâng lên, bởi khi đó các lái buôn Xiêm La thường dùng thuyền theo đường biển sang trao đổi, mua bán và có khi còn trực tiếp cử phái đoàn đến Thăng Long để dâng sản vật quý.
Về phi tần người Hà Lan (người Việt thời trước thường gọi là Ô Lang, Hoa Lang hay Hòa Lan), dù thông tin không nhiều nhưng so với các phi tần ngoại quốc của Lê Thần Tông thì dữ kiện liên quan đến bà có nhiều hơn chút ít.
Dù có nhắc đến nhưng trong các tư liệu của một số giáo sĩ, thương nhân châu Âu không chép rõ người vợ phương Tây của Lê Thần Tông tên thật là gì, nhưng có tài liệu nói bà là người Hà Lan lai Triều Tiên tên là Onrona.
Trong cuốn “Histoire ancienne et moderne de l’Anam” (Lịch sử cổ và hiện đại của Trung Kỳ) của giáo sĩ Adrien Lurray thuộc Hội truyền giáo ngoại quốc của Pháp có đoạn viết: “Vua Lê Thần Tông khi ở ngôi lần thứ nhất đã lấy một người vợ Hà Lan lai Triều Tiên.
Nàng tên là Onrona, được xếp hàng cung tần, đứng thứ hai sau Hoàng hậu”. Trong một tác phẩm của mình, nhà nghiên cứu người Pháp G Dumoutier cho biết bà phi này tên OurouSan, là con gái của viên Toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan và “bà OurouSan là một cung phi được vua Lê Thần Tông sủng ái"”.
3. Vua Lê Thần Tông
Lê Thần Tông (1607-1662) có tên húy Lê Duy Kỳ, là vị vua thứ 17 của nhà Hậu Lê. Ông là con trai trưởng của vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh - con thứ của chúa Trịnh Tùng.
Không chỉ là vị vua đầu tiên của lịch sử Việt Nam lấy vợ nước ngoài mà Lê Thần Tông còn là vị vua đầu tiên 2 lần lên ngôi vua.
Năm 1619, vua Lê Kính Tông bị Trịnh Tùng ép thắt cổ chết. Duy Kỳ lúc này mới 12 tuổi - được đánh giá là vị vua có tướng mạo đế vương với sống mũi cao, mặt rồng - được đưa lên làm vua lấy hiệu là Lê Thần Tông. Ông cũng được nhận định là người thông minh, học rộng, mưu lược sâu sắc và giỏi văn chương.
Thần Tông làm vua 24 năm thì nhường ngôi cho con trai 13 tuổi Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được 7 năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời nên Thái thượng hoàng Lê Duy Kỳ trở lại làm vua.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc thông tin về vị vua Việt Nam đầu tiên lấy vợ nước ngoài. Vua Lê Thần Tông là người đã tạo ra những "kỷ lục" thú vị: Vị vua đầu tiên lấy vợ nước ngoài, vị vua đầu tiên lên ngôi 2 lần, 4 người con của vua Lê Thần Tông đều làm vua, vợ của vua thuộc nhiều các dân tộc khác nhau và đều chung sống hòa bình với nhau, đến lúc chết các bà vợ của vua vẫn có mong ước được sống bên nhau.
Việc tìm hiểu sử thi là một chuyện thú vị giúp chúng ta hiểu được lịch sử của dân tộc. Đó cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Ngọc Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Có thể bạn quan tâm
-
Đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt. Viết vào phiếu đọc sách
-
Em hãy viết một bài văn thuyết minh kể lại hội chợ xuân siêu hay (8 mẫu)
-
Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết
-
Giành độc lập, tách khỏi khối Liên hiệp Anh và thành lập nước Cộng hòa Nam Phi
-
Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi
-
Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi Địa lí 7
-
(Có đáp án) Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con
-
Thuyết minh về bánh chưng
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết lớp 4
Bài viết hay Học tập
Top 6 bài thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
Vậy theo em, thắc mắc của gia đình N là đúng hay sai? GDCD 12 trang 31
5 bài phân tích chí làm trai trong Xuất dương lưu biệt siêu hay
Soạn bài Người thầy đầu tiên lớp 8 Cánh Diều
Hãy chứng minh văn chương đã làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc
Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn