Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?

Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra? Thiên nhiên có nhiều hiện tượng kích thích con người tìm tòi. Hãy cùng Hoatieu.vn giải thích hiện tượng chỗ bị bóc vỏ trên cành cây, thân cây phình ra sau 1 thời gian.

Vỏ cây là lớp da của cây, có chức năng chính là bảo vệ lớp libe. Đối với thực vật có mạch, đây là lớp cung cấp chất dinh dưỡng, như hệ tuần hoàn của chúng ta, cung cấp năng lượng do lá cây tạo ra đến các bộ phận khác. Do đó, khi vỏ cây tổn thương, lớp libe cũng sẽ bị ảnh hưởng.

1. Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?

Khi ta bóc vỏ quanh cành cây hay thân cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra. Các bạn có thể tự thực hành và quan sát hiện tượng phình ra này của cành cây, thân cây.

Vì sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra?

Lí do khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra là:

Thân cây gồm có mạch rây và mạch gỗ. Trong đó mạch rây ở sát lớp vỏ cây nhất, có chức năng vận chuyển chất hữu cơ từ lá cây xuống rễ cây. Khi bạn bóc vỏ cây, đồng thời cũng bóc cả phần mạch rây ra. Chất hữu cơ từ lá cây chuyển xuống thân bị tích lại ở phần mép vỏ trên. Cứ thế mép vỏ trên cứ phình to ra.

2. Vì sao có hiện tượng vỏ cây bong ra?

  • Gió mạnh có thể khiến vỏ cây rách, bong hoặc tách khỏi thân cây,
  • Động vật hay có thể lột vỏ cây theo từng mảng.
  • Do tác động của con người.

3. Cây bị bóc vỏ có sống được hay không?

Cây rất sợ bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang hợp. Bộ rễ do không được cung cấp đủ chất hữu cơ có thể rơi vào trạng thái đói khát cuối cùng dẫn đến cây khô chết.

Nếu mức độ tổn thương ở vỏ ít hơn 25%, cây vẫn sẽ tồn tại mà không gặp vấn đề nghiêm trọng, miễn là vết thương được điều trị và không mở quá rộng để có thể lây nhiễm bệnh cho cây. Nếu tổn thương 25-50%, cây sẽ chịu một số thiệt hại nhất định nhưng vẫn có thể sống. Dấu hiệu tổn hại thường là rụng lá hay chết cành. Các vết thương có kích thước lớn này cần được xử lý sớm và theo dõi cẩn thận. Trong trường hợp ảnh hưởng hơn 50%, sự sống của cây sẽ bị đe dọa.

Trong khi đó, nếu hành động bóc vòng vỏ cây quanh thân cây ở mức 100%, việc cứu sống cây không hề dễ dàng và cây có thể sẽ chết.

4. Mạch rây là gì?

Mạch rây hay libe là một mô sống trong thực vật có mạch để vận chuyển những hợp chất hữu cơ hòa tan do quang hợp tạo ra, đặc biệt là đường saccarose, đến các bộ phận của cây cần thiết.

Đặc điểm của mạch rây:

  • Tế bào ống rây không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh, tế bào chuyên hóa cao cho sự vận chuyển các chất.
  • Tế bào kèm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây.

5. Động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Hiện tượng phình cành cây, thân cây do chức năng vận chuyển chất hữu cơ từ lá cây xuống rễ cây của mạch rây. Vậy động lực nào đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác?

Động lực đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (tế bào sản xuất ở lá) với cơ quan chứa (tế bào nhận ở rễ, thân, củ, quả,…)

Mạch rây nối các tế bào cơ quan nguồn với tế bào cơ quan chứa làm cho dòng mạch rây di chuyển từ nơi có áp suất thẩm thấu cao (cơ quan nguồn) đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn

6. Đặc điểm của mạch gỗ

Mạch gỗ có đặc điểm sau:

  • Mạch gỗ là tập hợp các tế bào đã chết, hoá gỗ. Tế bào mạch gỗ gồm hai loại chính là quản bào và mạch ống. Những tế bào cùng loại nối liền với nhau tạo thành ống dẫn hình trụ kéo dài từ rễ lên thân và đến lá cây.
  • Thành tế bào được linhin hóa
  • Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá

Hoatieu vừa giúp bạn đọc giải thích hiện tượng: Khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì 1 thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn

Các bạn cùng tham gia nhóm Bạn Đã Học Bài Chưa? để trao đổi , giải đáp học tập với nhau nhé.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
6 12.857
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Ngọc Anh
    Ngọc Anh

    Mọi người hãy bảo vệ cây, đừng bóc vỏ cây nhé 😀

    Thích Phản hồi 14/09/22