Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào? Tế bào và cơ thể có mối quan hệ gắn bó không tách rời với nhau. Mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể được phát biểu thế nào? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
Mối quan hệ tế bào - cơ thể
1. Giữa tế bào và cơ thể có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể: Tế bào vừa là đơn vị chức năng vừa là đơn vị cấu tạo của cơ thể.
1.1 Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể
Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì:
- Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
- Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
- Tế bào thực hiện các hoạt động sống như: trao đổi chất ; sinh trưởng và phát triển ; sinh sản và cảm ứng.
- Khi các tế bào phân chia thì cơ thể lớn lên và có thể thực hiện chức năng sinh sản
1.2 Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể
Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì:
- Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.
- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.
- Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:
+ Màng sinh chất + chất tế bào (có chứa các bào quan)
+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể và nhân con
2. Tế bào có những hoạt động sống nào?
Sau đây là các hoạt động sống của tế bào:
- Các hoạt động sống của tế bào là: Trao đổi chất, phân chia, lớn lên và cảm ứng
- Chức năng của tế bào là thực hiện trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể sống.
- Tế bào diễn ra sự phân chia, hoạt động này giúp cho cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào các hoạt động sinh sản.
Các hoạt động sống của cơ thể chính là hoạt động sống của tế bào.
Trong các hoạt động sống của tế bào thì hoạt động quan trọng nhất là hoạt động trao đổi chất vì: Khi tế bào có sự trao đổi chất thì mới giúp cho tế bào thực hiện được các hoạt động sống khác
3. Tế bào gồm bao nhiêu bộ phận chính?
Tế bào gồm 3 bộ phận chính: màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
+ Màng sinh chất có lỗ màng đảm bảo mối liên hệ giữa tế bào với máu và dịch mô.
+ Chất tế bào có nhiều bào quan như: lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, bộ máy Gôngi, trung thể,…
+ Nhân có chứa nhiễm sắc thể và nhân con.
Hoatieu vừa giúp bạn đọc tìm hiểu mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.Thông qua đó, các bạn học sinh có thể biết được mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ qua lại nhau của tế bào - cơ thể
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:
Hạt đậu nhỏ
- Ngày:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
(Có đáp án) Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con
-
Báo cáo tổng kết đánh giá triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông 2018
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn Quảng Ninh
-
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
-
Có ý kiến cho rằng sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết với giới trẻ hiện nay lớp 7
-
Hơi ấm ổ rơm đọc hiểu
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Viết bài giới thiệu một tập thơ một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết
-
Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần
-
Phân tích truyện ngắn “Thằng gù” của Hạ Huyền
-
Phân tích truyện ngắn Cơm mùi khói bếp
-
Đọc hiểu Mây trắng còn bay

Bài viết hay Học tập
Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
5 mẫu Đề thi giữa kỳ 1 môn Sinh học lớp 8 có đáp án
Khi nào Bộ công bố đáp án chính thức 2024?
Đề thi cuối kì 2 Hóa 12 Cánh Diều 2025
Luyện tập tổng hợp trang 118 Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
Phân phối chương trình Vật lý 10 Cánh Diều năm học 2025