Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH yêu cầu năng lực sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghệ thuật, báo chí

Yêu cầu năng lực sau khi tốt nghiệp cao đẳng nghệ thuật, báo chí

Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin.

Ngày 23/12/2019, Bộ Lao động Thương bình và Xã hội đã ban hành Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin.

Thông tư quy định khối lượng kiến thức, yêu cầu năng lực của 09 ngành nghề như: Điêu khắc; Nghệ thuật biểu diễn dân ca; Diễn viên múa; Báo chí; Thư viện…

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

Số: 19/2019/TT-BLĐTBXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin

-------------

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;

Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:

  1. Ngành, nghề: Điêu khắc;
  2. Ngành, nghề: Nghệ thuật biểu diễn dân ca;
  3. Ngành, nghề: Diễn viên kịch - điện ảnh;
  4. Ngành, nghề: Diễn viên múa;
  5. Ngành, nghề: Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình;
  6. Ngành, nghề: Thiết kế công nghiệp;
  7. Ngành, nghề: Kỹ thuật sơn mài - khảm trai;
  8. Ngành, nghề: Báo chí;
  9. Ngành, nghề: Thư viện.

Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn chi tiết khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị trí việc làm theo ngành, nghề đào tạo quy định tại Điều 1 của Thông tư này để các trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2020.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc; các trường có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với các ngành, nghề quy định tại Điều 1 và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Công báo, Website Chính phủ;

- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;

- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Lê Quân

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

QUY ĐỊNH

Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin

(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

-----------------

1.

QUY ĐỊNH

KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGÀNH, NGHỀ: ĐIÊU KHẮC

A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điêu khắc trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, kết hợp kiến thức, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng của nghề tác động vào vật liệu như gỗ, đá, thạch cao để chế tác ra tác phẩm nghệ thuật như bức phù điêu, tượng con giống, tượng người và những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao... trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc;

- Trình bày được các đặc điểm cơ bản của các loại vật liệu dùng trong điêu khắc như gỗ, đá, thạch cao;

- Phân tích được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu;

- Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Phân tích được quy trình điêu khắc phù điêu, tượng con giống, tượng người bằng vật liệu gỗ, đá, thạch cao;

- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao;

- Trình bày được quy trình thiết kế mẫu điêu khắc bằng dụng cụ thủ công và bằng máy vi tính;

- Phân tích được đặc điểm của từng thể loại tác phẩm điêu khắc, phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm điêu khắc;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Phân loại được một số loại vật liệu thường dùng trong nghề điêu khắc;

- Xác định được kích thước sản phẩm điêu khắc cần tạo phôi theo bản vẽ thiết kế;

- Mài được các loại đục thủ công và lưỡi cắt của máy dùng trong nghề điêu khắc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

- Tháo, lắp, căn chỉnh được lưỡi cắt cho các máy chuyên dụng và máy CNC dùng trong nghề điêu khắc;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công và thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Vận hành được máy CNC để điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người;

- Vẽ phác họa được tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu;

- Điêu khắc được các loại phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật;

- Thiết kế được một số mẫu phù điêu, tượng con giống, tượng người đương đại, tượng người theo tích cổ;

- Điêu khắc được các tác phẩm do mình sáng tác bằng dụng cụ thủ công, bằng máy đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Tổ chức, quản lý, giám sát được công việc của tổ sản xuất, ca sản xuất, phân xưởng sản xuất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu kỹ thuật; đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ cho người và thiết bị, dụng cụ;

- Tự tổ chức, điều hành được doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của nghề.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;

- Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả; giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản nhạc cụ được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm trong phạm vi công việc được giao;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ; cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, đơn vị.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điêu khắc phù điêu gỗ;

- Điêu khắc phù điêu đá;

- Điêu khắc phù điêu thạch cao;

- Điêu khắc tượng con giống gỗ;

- Điêu khắc tượng con giống đá;

- Điêu khắc tượng con giống thạch cao;

- Điêu khắc tượng người gỗ;

- Điêu khắc tượng người đá;

- Điêu khắc tượng người thạch cao;

- Thiết kế mẫu điêu khắc.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Điêu khắc trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

B. TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

Điêu khắc trình độ trung cấp là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, kết hợp kiến thức, kỹ năng, ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng của nghề tác động vào vật liệu như gỗ, đá, thạch cao để chế tác ra sản phẩm nghệ thuật như bức phù điêu, tượng con giống, tượng người và những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ khác, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, người học có cơ hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao... trong nước và quốc tế, hoặc tự tổ chức sản xuất tại gia đình ở các địa phương hoặc tại các làng nghề.

Để hành nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ)

2. Kiến thức

- Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ trong điêu khắc;

- Mô tả được các đặc điểm cơ bản của các loại vật liệu như gỗ, đá, thạch cao;

- Trình bày được nguyên tắc cơ bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu;

- Trình bày được các khái niệm về quản lý và các hình thức quản lý sản xuất;

- Mô tả được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công dùng trong nghề điêu khắc;

- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành các loại thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Trình bày được quy trình vận hành máy CNC dùng trong điêu khắc;

- Trình bày được quy trình điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người bằng vật liệu gỗ, đá, thạch cao;

- Trình bày được quy trình trang sức bề mặt sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

3. Kỹ năng

- Phân loại được một số loại vật liệu thường dùng trong nghề điêu khắc;

- Xác định được kích thước mẫu sản phẩm điêu khắc cần tạo phôi theo bản vẽ thiết kế;

- Mài được các loại đục thủ công và lưỡi cắt của máy dùng trong nghề điêu khắc đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động;

- Tháo, lắp, căn chỉnh được lưỡi cắt cho các máy chuyên dụng dùng trong nghề điêu khắc;

- Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thủ công và thiết bị dùng trong nghề điêu khắc;

- Vận hành được máy CNC để điêu khắc phù điêu, điêu khắc tượng con giống, điêu khắc tượng người;

- Vẽ phác họa được tác phẩm phù điêu, tượng con giống, tượng người theo mẫu;

- Điêu khắc được một số phù điêu, tượng con giống theo mẫu trên vật liệu gỗ, đá, thạch cao bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Điêu khắc được một số tượng người theo mẫu trên vật liệu gỗ bằng dụng cụ thủ công và bằng máy chuyên dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, đảm bảo an toàn lao động;

- Trang sức được bề mặt sản phẩm điêu khắc đảm bảo chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

4. Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm

- Làm việc độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả, hiểu biết lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm cao;

- Giao tiếp lịch sự, thân thiện với khán giả và đồng nghiệp;

- Hướng dẫn giám sát đồng nghiệp thực hiện công việc đã định sẵn, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần với nhóm trong phạm vi công việc được giao;

- Có khả năng đánh giá chất lượng, kết quả công việc của bản thân và nhóm sau khi hoàn thành công việc được giao.

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng dụng cụ và thiết bị được phân công và tài sản chung của cơ quan, đơn vị;

- Luôn sẵn sàng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, tôn trọng, hợp tác và truyền cảm hứng cho đồng nghiệp để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Có trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ. Cần cù chịu khó, sáng tạo trong công việc, ý thức tổ chức kỷ luật lao động;

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Điêu khắc phù điêu gỗ;

- Điêu khắc phù điêu đá;

- Điêu khắc phù điêu thạch cao;

- Điêu khắc tượng con giống gỗ;

- Điêu khắc tượng con giống đá;

- Điêu khắc tượng con giống thạch cao;

- Điêu khắc tượng người gỗ.

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp nghề Điêu khắc trình độ trung cấp tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

...........................................................................

Văn bản pháp luật này thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo được HoaTieu.vn cập nhật và đăng tải, mời các bạn sử dụng file tải về để lưu làm tài liệu sử dụng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH HỘI
-------
Số: 19/2019/TT-BLĐTBXH
CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019
THÔNG
Ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học đạt
được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc nh
vực nghệ thuật, báo chí thông tin
-------------
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn c Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh
hội;
Căn c Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ ớng Chính
phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
Căn cứ Thông số 12/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh hội quy định khối ợng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng
lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh hội ban hành Thông Quy định khối
lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình
độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí thông
tin.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu
cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao
đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, o chí thông tin để áp dụng đối với các
trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi
các trường), gồm:
1. Ngành, nghề: Điêu khắc;
2. Ngành, nghề: Nghệ thuật biểu diễn dân ca;
3. Ngành, nghề: Diễn viên kịch - điện ảnh;
4. Ngành, nghề: Diễn viên múa;
5. Ngành, nghề: Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình;
6. Ngành, nghề: Thiết kế công nghiệp;
7. Ngành, nghề: Kỹ thuật sơn mài - khảm trai;
8. Ngành, nghề: Báo chí;
9. Ngành, nghề: Thư viện.
Điều 2. Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ban hành hướng dẫn chi tiết
khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về ng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp
trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng vị t việc m theo ngành, nghề đào tạo quy định
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
tại Điều 1 của Thông này để c trường làm căn cứ tổ chức xây dựng, thẩm định, phê duyệt
chương trình, giáo trình đào tạo áp dụng cho trường mình.
Điều 3. Thông này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 02 năm 2020.
Các Bộ, quan ngang Bộ, quan thuộc Chính phủ các tổ chức chính trị - hội,
Ủy ban nhân n các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các trường trực thuộc; các
trường đăng hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đối với
các ngành, nghề quy định tại Điều 1 các tổ chức, nhân khác liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông này./.
Nơi nhận:
- Ban thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân n tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, quan ngang Bộ, quan thuộc Chính
phủ;
- quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ pháp);
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Website Bộ;
- Lưu: VT, TCGDNN (20 bản).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Quân
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH HỘI
-------
CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
QUY ĐỊNH
Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực người học phải đạt được sau khi
tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ
thuật, báo chí thông tin
(Ban hành kèm theo Thông số 19/2019/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh hội)
-----------------
1.
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU VỀ NG LỰC NGƯỜI
HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ
CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: ĐIÊU KHẮC
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Điêu khắc trình độ cao đẳng là ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, kết hợp kiến thức,
kỹ năng, ý tưởng sáng tạo khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các dụng c thiết bị
chuyên dụng của nghề c động vào vật liệu như gỗ, đá, thạch cao để chế tác ra tác phẩm nghệ
thuật như bức phù điêu, tượng con giống, tượng người những sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ
khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, người học hội làm việc tại các công ty, các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, điêu khắc thạch cao... trong nước quốc tế, hoặc tự
tổ chức sản xuất tại gia đình các địa phương hoặc tại các làng nghề.
Để nh nghề, người thợ phải sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, đủ kiến thức
chuyên môn, đam nghề nghiệp. Ngoài việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên
môn, người thợ cần phải thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức hội, vốn văn hóa; n
luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc sự say nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ)
2. Kiến thức
- Trình bày được các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp
phòng chống cháy nổ trong điêu khắc;
- Trình bày được các đặc điểm bản của các loại vật liệu dùng trong điêu khắc như gỗ,
đá, thạch cao;
- Phân tích được nguyên tắc bản vẽ hình họa theo mẫu, vẽ phác thảo mẫu;
- Trình bày được các khái niệm về quản các hình thức quản sản xuất;
- Trình bày được cấu tạo, công dụng, cách mài, cách sử dụng các loại dụng cụ thủ công
dùng trong nghề điêu khắc;
Đánh giá bài viết
1 91

Bài liên quan

0 Bình luận
Sắp xếp theo