Tình huống sư phạm mầm non và cách giải quyết
Là một giáo viên mầm non, chắc hẳn không ít lần các bạn phải trải qua những tình huống sư phạm hóc búa và cảm thấy bế tắc khi tìm hướng giải quyết. Và trong bài viết ngày hôm nay, hoatieu.vn xin chia sẻ với bạn các tình huống trong hoạt động nhận và trả trẻ trong trường mầm non cùng cách giải quyết hay nhất, các cô giáo cùng tham khảo nhé!
Tình huống sư phạm mầm non
- Tình huống 1: Giờ trả trẻ, phụ huynh phát hiện trẻ bị mất trang sức.
- Tình huống 2: Nhận nhầm dép
- Tình huống 3: tình huống khó xử giữa giáo viên và phụ huynh
- Tình huống 4: Tình huống đối mặt với ông bố nhậu say
- Tình huống 5: Trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh vẫn đưa trẻ đến lớp
- Tình huống 6: Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc
Tình huống 1: Giờ trả trẻ, phụ huynh phát hiện trẻ bị mất trang sức.
Tình huống: Trong giờ trả trẻ mẹ cháu A phát hiện con bị mất vòng đeo tay bằng bạc. Mẹ rất bực tức nặng lời trách móc cô giáo, còn bé A thì sợ hãi bối rối đổ lỗi cho 1 số trẻ khác. Mẹ A cũng trách mắng và xô đẩy 1 vài trẻ trong lớp. Là giáo viên, chị sẽ xử ký tình huống đó như thế nào?
Cách giải quyết:
Đầu tiên, khi thấy phụ huynh có ý định xô trẻ, cô giáo nên ngăn cản và vỗ về trẻ, đừng để các em bị hoảng sợ, vì sự an toàn của trẻ là trên hết.
Sau đó, giáo viên nên xin lỗi phụ huynh một tiếng và khéo léo nhắc cho mẹ trẻ biết rằng qui định là không được mang trang sức khi đến lớp, nên nhớ phải nói một cách nhỏ nhẹ đừng quá hơn thua với phụ huynh vì có thể sẽ dẫn đến sự cãi vả không mong muốn.
Khuyên phụ huynh thật sự bình tĩnh thì mới giải quyết được vấn đề, cô giáo cố gắng tìm hướng giải quyết bằng lời nói:
Chị ơi có thể do sơ suất mà khi chơi cái dây của bé có thể bị rơi mất đâu đó trong lớp. Chị chờ em tìm thử xem hoặc hỏi xem các bạn trong lớp xem có ai biết không? ( Nếu trẻ đã nhận thức tốt) Hỏi trẻ: con có biết vòng tay của con rơi ở đâu không? (câu hỏi này vẫn nên hỏi). Nếu tìm thấy thì tốt, không tìm thấy thì xin lỗi, phụ huynh không chấp nhận thì lúc này nhắc lại nội quy của trường.
Về việc phụ huynh này xô đẩy trẻ: Cô giáo nên giải thích bằng lời nói với phụ huynh: "Em biết chị rất giận về việc này. Em cũng rất là buồn. Nhưng mong chị hãy giữ bình tĩnh tránh làm đau các cháu ở đây".
Tình huống 2: Nhận nhầm dép
Tình huống: Giờ trả trẻ, có 2 cháu đều được mẹ đón và 2 cháu đều nhận 1 đôi dép là của mình, 2 mẹ cũng nhận đó là dép của con mình. Là giáo viên trong trường hợp này, bạn xử lý thế nào?
Cách xử lý:
Quan sát kệ dép xem có đôi nào ngoài đôi dép mà 2 mẹ nhận là của con mình trên kệ hay không. Nếu có mà 1 trong 2 mẹ không nhận thì có lẽ một bé nào đó đã mang nhầm. Nếu không có thì sẽ có một bé không mang dép đi học (trường hợp này hay xảy ra với bé 1-3 tuổi)
Nếu cả 2 mẹ đều nhận là dép của con mình (TH2) thì cho cả 2 bé mang dép của trường về. Một mặt nói phụ huynh về xem lại có dép ở nhà hay không, một mặt cô có thể đợi đến mai xem có bé nào trả dép lại không. Nếu có thì mọi việc được giải quyết xong. Nếu không thì.... cô mua đôi mới xem như tặng bé.
Tình huống 3: tình huống khó xử giữa giáo viên và phụ huynh
Tình huống: Là giáo viên mầm non, bạn sẽ xử lý thế nào nếu sáng phụ huynh đưa con đi học và dặn mình rằng chiều không cho mẹ (bố) đón cháu?
Cách giải quyết:
Đầu tiên: cô hãy hỏi rõ để biết tình hình nghiêm trọng mức nào và vì sao phụ huynh lại phải dặn cô như vậy. Nếu hợp lý thì bạn đồng ý và dặn từ bảo vệ đến các cô luôn. Tránh trường hợp bắt cóc trẻ tại trường hoặc bố mẹ đánh nhau gây gổ trước mặt các bé.
Cô giáo hãy bảo người đón gọi điện thoại trực tiếp cho người đưa bé đến để thỏa thuận, "chị không biết gia đình em có chuyện gì nhưng bố cháu dặn vậy thì em hãy gọi cho bố cháu, nếu bố cháu đồng ý nói lại với chị thì chị cho đón vì người chịu trách nhiệm chính là chị".
Tình huống 4: Tình huống đối mặt với ông bố nhậu say
Tình huống: Nếu đang đứng lớp giờ đón trẻ có một phụ huynh đi trễ đã say xỉn dẫn con vào, vô tình có một bé trong lớp chạy ra đụng phải con của người đàn ông này. Sau đó, ông ấy đã chửi và lao lại đánh bé đó với thái độ rất hung hăng theo các bạn là một giáo viên mầm non mình phải làm gì?
Cách giải quyết: Cô giáo không nên đôi co, cãi nhau với người đang say. Việc đầu tiên phải làm là bế đứa bé đụng phải con của người đàn ông đang say ra và gọi bảo vệ. Và đồng thời, giáo viên cũng không cho người đàn ông say rước con của ông ấy về luôn vì điều này thật sự nguy hiểm.
Tình huống 5: Trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh vẫn đưa trẻ đến lớp
Tình huống: Giả sử khi có một trẻ bị ốm, mệt thế nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó thì bạn sẽ xử trí trường hợp này như thế nào?
Cách xử lý: Ở tình huống này, cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ để giải quyết:
Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc khi các cháu thật sự khoẻ mạnh)
Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên vẫn có thể nhận trẻ, thế nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày.
Trường hợp khi đã nhận trẻ và sau một khoảng thời gian học thì diễn biến của trẻ nặng lên thì cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ.
Tình huống 6: Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc
Tình huống: Đã đến giờ trả trẻ, thế nhưng có một trẻ đã bị thất lạc. Trong trường hợp này, nếu bạn là cô giáo lớp đó thì sẽ xử trí ra sao?
Cách xử lý: Trong trường hợp này, giáo viên không được mất bình tĩnh và thực hiện theo 2 bước sau:
Bước 1: Giáo viên báo ngay cho BGH cùng kết hợp với các lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất.
Bước 2: Thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm
Trên đây là các tình huống trong hoạt động nhận và trả trẻ trong trường mầm non cùng cách giải quyết hay nhất. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn!
Mời các bạn tham khảo thêm:
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tình huống sư phạm mầm non và cách giải quyết
114,5 KB 13/08/2020 5:31:00 CHTải file định dạng .doc
42 KB 26/07/2019 2:32:46 CH
Gợi ý cho bạn
-
Bài thu hoạch Nghị quyết Trung Ương 6 khóa XII cho Đảng Viên
-
70 Mẫu bìa sáng kiến kinh nghiệm 2024 đẹp nhất
-
Bài thu hoạch chương trình GDPT 2018 môn Toán
-
Hướng dẫn ghi sổ sao nhi đồng
-
Báo cáo kết quả nhận xét, đánh giá SGK lớp 6
-
Cách viết bản kiểm điểm học sinh 2024 mới nhất
-
Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp tiểu học 2024-2025
-
Góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Đạo đức (3 bộ sách mới)
-
Tổng hợp những bài viết kỷ yếu hay tuổi học trò
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 12 2024 mới cập nhật
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo dục - Đào tạo
Mẫu kế hoạch chuyên môn THCS năm học 2021-2022
Mẫu thời khóa biểu phụ đạo năm học 2023-2024
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN23
Mẫu báo cáo sau khai giảng năm học mới 2024
Câu hỏi thi chuyên hiệu Đội viên An toàn giao thông 2024
Báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong trường tiểu học
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến