Thầy/cô muốn biết thêm điều gì liên quan đến việc thực hiện CTGDPT 2018?

Thầy/cô muốn biết thêm điều gì liên quan đến việc thực hiện CT GDPT 2018? là câu hỏi nằm trong nội dung tập huấn module 2 cho năm học mới. Dưới đây là gợi ý trả lời cho câu hỏi tự luận trên, mời thầy cô cùng tham khảo để ôn tập và đạt kết quả cao trong kì tập huấn này.

Lưu ý: Đây chỉ là đáp án do đồng nghiệp chia sẻ, mang tính chủ quan cá nhân. Thầy cô chỉ nên lấy đó làm tài liệu tham khảo và viết theo ý kiến của riêng mình, tránh sao chép nguyên mẫu.

Gợi ý học tập mô đun 2
Gợi ý học tập mô đun 2

1. Thầy/cô muốn biết thêm điều gì liên quan đến việc thực hiện CT GDPT 2018? - Mẫu 1

- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với môn học.

- Thầy cô được đào tạo sư phạm chuyên một môn như sinh học, vật lý... thì sao có đủ kiến thức để dạy tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho học sinh?

- Việc dạy tích hợp gây khó khăn cho nhiều thầy cô vì không được đào tạo kiến thức chuyên môn chuyên sâu thì có phương pháp nào giải quyết?

Ví dụ: ⇒ Các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh phù hợp với môn Tiếng Việt.

- Các dạng bài tập môn Tiếng Việt Mô đun 2

- Bài tập các quan điểm cơ bản về dạy học

- Các phương pháp phát huy được hết khả năng của cá nhân; rèn luyện năng lực và phẩm chất; giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động; Học sinh học tập tích cực hơn.

2. Thầy/cô muốn biết thêm điều gì liên quan đến việc thực hiện CT GDPT 2018? - Mẫu 2

Các địa phương trên cả nước đã bước vào vào năm học mới được gần 2 tháng. Tuy nhiên, việc dạy các môn tích hợp như thế nào vẫn khiến cả giáo viên lẫn lãnh đạo nhà trường lúng túng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của năm học mới là tiếp tục triển khai chương trình và sách giáo khoa mới ở lớp 2 và lớp 6, trong đó lớp 6 có môn học mới tích hợp Lịch sử và Địa lý(gồm 2 phân môn Lịch sử, Địa lý) và môn Khoa học tự nhiên (gồm 2 phân môn Vật lý Hóa học Sinh học).

Nhưng hiện nay, môn Khoa học tự nhiên có 3 giáo viên dạy tương ứng với 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học dạy song song. Mặt khác, ngoài dạy 1 phân môn trong môn tích hợp mới ở lớp 6, các thầy cô vẫn phải đảm nhiệm dạy các đơn môn Vật lý, Hóa học và Sinh học của lớp 7, 8, 9 theo chương trình cũ khiến nhiều trường lúng túng trong việc xếp thời khóa biểu.

Ngoài dạy tích hợp, giáo viên vẫn đảm nhiệm dạy các đơn môn Vật lý, Hóa học và Sinh học của lớp 7, 8, 9 theo chương trình cũ khiến nhiều trường lúng túng trong việc xếp thời khóa biểu.

Cô N.N.A (xin không nêu tên), giáo viên dạy môn Hóa, chủ nhiệm lớp 6 tại một Trường trung học cơ sở ở tỉnh Đồng Tháp chia sẻ:

"Tôi là giáo viên dạy Hóa với gần 20 năm đứng lớp, nhưng giờ đây tôi phải dạy thêm cả môn Sinh học và Vật lý, chính vì vậy tôi đã phải đăng ký học một lớp bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên gồm 36 tín chỉ hết 7,2 triệu đồng.

Tôi thật sự thấy mình không thể dạy nổi bởi một giáo viên không thể nào đào sâu chuyên môn của cả 3 môn cùng một lúc. Tôi nghĩ đây cũng là điều mà rất nhiều giáo viên giống như tôi trên cả nước đang gặp phải.

Hiện tại trường trung học cơ sở nơi tôi đang giảng dạy, với môn Khoa học tự nhiên đang được triển khai dạy nối tiếp, bởi chưa có đủ mặt bằng về trình độ môn Khoa học tự nhiên, vậy nên giáo viên Lý dạy trước, rồi đến môn Hóa và như tôi là kiêm thêm cả dạy Sinh học luôn. Nói là dạy luôn nhưng theo kiểu có gì trong sách giáo khoa tôi nói theo như vậy, chứ thực tế tôi không hề biết gì về môn Sinh học. Tính ra tôi phải dạy 21 tiết trong 1 tuần.

Được đào tạo chuyên môn Sư phạm Hóa, tôi rất hứng thú nên thường xuyên đào sâu nghiên cứu, nhưng giờ đây cầm cuốn sách Lý hay Sinh tôi không hiểu được, từ đó không có hứng thú. Và cũng như tôi, các giáo viên dạy Lý và Sinh trong trường cũng phải đi học thêm để về dạy cả 3 phân môn trong môn tích hợp Khoa học tự nhiên.

Có thể hiểu, từ nay 3 giáo viên dạy đơn môn sẽ trở thành 3 giáo viên dạy Khoa học tự nhiên, nhưng về kiến thức 2 môn trái ngành kia thì chỉ dạy ở mức cho có, nói lại theo sách giáo khoa chứ thực chất thầy cô cũng không hiểu sâu, như vậy thì làm sao có kiến thức để truyền đạt được cho học trò?

Bản thân tôi khi dạy trên lớp môn Sinh, có những câu học trò hỏi nhưng tôi có biết gì đâu mà trả lời, mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng không có đủ thời gian bởi tôi còn đang phải đào sâu về môn Hóa của mình. Hơn nữa nói là giảm tải nhưng tôi thấy đâu có giảm mà còn tăng thêm, ví dụ: Về môn Hóa, theo chương trình cũ cuốn sách giáo khoa khá mỏng, nhưng học sinh nào cũng đều nắm vững kiến thức. Nhưng hiện tại cuốn sách dày hơn chút, in đẹp hơn chút nhưng thực sự kiến thức rỗng tuếch.

Bây giờ lớp 6 phải học Khoa học tự nhiên, theo tôi không khác gì mô hình mà Bộ đã từng thí nghiệm dạy học VNEN mà theo tôi là đã thất bại, vì không phù hợp với tình hình thực tế địa phương, cơ sở vật chất không đảm bảo, điều kiện kinh tế mỗi học sinh không thể đáp ứng được theo xu thế thế giới. Tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền từ mô hình sáo rỗng, nhiều tỉnh thành đều yêu cầu dừng vì không thể thực hiện"

Về việc soạn giáo án môn Khoa học tự nhiên 6, cô N.N.A nói: "Bình thường, chuyên môn của tôi là dạy Hóa, đương nhiên tôi soạn giáo án sẽ chất lượng vì tôi biết và hiểu về môn Hóa, nhưng giờ đây tôi đâu có biết gì về Lý và Sinh để mà soạn? Một điều nữa khá nguy hiểm là trong trường không có ai đủ trình độ để nghiệm thu giáo án môn Khoa học tự nhiên này do tôi soạn.

Thực tế, Tổ trưởng và Tổ phó tổ Khoa học tự nhiên của tôi lại có chuyên môn về Sinh, vậy nên dẫn đến việc các thầy kiểm tra giáo án chỉ nhìn các gạch đầu dòng, đề mục 1 nhỏ, 2 nhỏ là gì mà thôi, chứ hoàn toàn không biết nội dung bên trong thế nào. Chất lượng tiết dạy chỉ trông chờ vào thầy cô, nhưng đến thầy cô còn không hiểu thì thử hỏi làm sao mà truyền đạt được kiến thức cho học trò?."

Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm Gợi ý học tập Mô đun 2 THCS, Gợi ý học tập Mô đun 2 Tiểu học để có thêm tài liệu hữu ích khi tập huấn module 2 và biết cách học tập, ôn tập kiểm tra module sao cho đúng trọng tâm và có hiệu quả.

Hy vọng nội dung câu trả lời trên sẽ giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình ôn tập, làm bài kiểm tra mô đun vào năm học mới.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
9 5.464
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm