SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học 2023
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học là điều vô cùng quan trọng và cần thiết vì nó góp một phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách của các em. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh? Hãy cùng tham khảo SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học ngay sau đây nhé.
Sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống
1. Sự cần thiết trong Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Trong xã hội hiện đại, ngày càng đề cao hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, có thể thấy rằng giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻ có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biết xử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống .
Để một cá nhân phát triển đầy đủ và toàn diện cần phải có đủ cả 2 yếu tố bao gồm: kiến thức và kỹ năng sống. Trong đó, kiến thức chúng ta có thể học tập tại trường học một cách bài bản và có hệ thống, tuy nhiên kỹ năng sống lại không được chú trọng, hiện nay tại các trường học lồng ghép giáo dục kỹ năng sống bên cạnh truyền thụ kiến thức.
Sử dụng linh hoạt kỹ năng sống giúp cho học sinh có thể đưa ra các quyết định hợp lý, giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết tự cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. Do vậy, ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, cả nhà trường và gia đình cần phải phối hợp để giáo dục cho con em mình những kỹ năng sống cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của các em.
2. Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Học tập là một nhu cầu thường trực của con người trong mọi thời đại. Học tập không chỉ dừng lại ở các tri thức khoa học thuần túy mà còn được hiểu là mọi tri thức về thế giới trong đó có cả những mối quan hệ, cách thức ứng xử với môi trường xung quanh. Kĩ năng sống là một trong những vấn đề quan trọng đối với mỗi cá nhân trong quá trình tồn tại và phát triển. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và trải nghiệm. Vi vậy, việc giáo dục kĩ năng sống, hình thành nhân cách cho học sinh là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế, trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp. Từ đó, học sinh mới có những chuẩn mực về đạo đức, pháp luật biết vận dụng thành thói quen- thành kĩ năng trong cuộc sống hàng ngày. Việc rèn kĩ năng sống, giáo dục đạo đức cho học sinh là hoạt động không thể thiếu được trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Với các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, của chương trình chính khóa và chương trình giáo dục ngoại khóa, học sinh được tham gia các trò chơi, được khám phá thế giới một cách tự nhiên, tìm hiểu xã hội một cách hiệu quả. Thông qua hình thức trả lời câu hỏi, truyện kể, tiểu phẩm…học sinh được rèn luyện về kỹ năng sống, các hành vi ứng xử đúng mực, biết nói lời hay, biết làm việc tốt. Quả thật, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã góp một phần không nhỏ vào việc hình thành nhân cách của các em. Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh? Đó là lí do tôi chọn đề tài “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học”
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Học sinh Tiểu học và nội dung giáo dục kĩ năng sống, nội dung chương trình tiẻu học.
Các biện pháp của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường Tiểu học.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm nắm bắt thực trạng chất lượng giáo dục - những thói quen trong hành vi - ứng xử của học sinh, phân tích nguyên nhân cơ bản làm hạn chế chất lượng dạy - học; rèn luyện và giáo dục kỹ năg sống, giáo dục đạo đức; đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực tác động có hiệu quả để quản lý tốt hoạt động dạy – học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường . Thông qua việc nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ - Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo về công tác chuyên môn để nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sông, giáo dục toàn diện theo mục tiêu cấp học đã đề ra.
4. Giả thiết khoa học của đề tài:
Nếu thực hiện tốt các giải pháp thì sẽ nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng sống, giáo dục đạo đức, góp phần thực hiện tốt hơn chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong trường Tiểu học hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đọc các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy- học, nghiên cứu nội dung chương trình thực hành giáo dục kĩ năng sống. nội chương trình, đạo đức chính khóa, các phần liên hệ (tích hợp bộ phận) trong các môn học), các chủ đề hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sử dụng các phương pháp: Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra phỏng vấn - Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm - Phương pháp thông kê.
6. Dự báo những đóng góp mới của đề tài:
Góp phần thay đổi phương pháp chỉ đạo Giáo dục kĩ năng sống, Giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học
II. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học:
a. Cơ sở lí luận:
Giáo dục kĩ năng sống là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính từ những hoạt động như: Lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động xã hội đã góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh, giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình. Có thể nói, sự kết hợp giữa nội dung thực hành giáo dục kĩ năng sông, nội dung tích hợp bộ phận trong các môn học và việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các em các mối quan hệ phong phú, đa dạng một cách có mục đích, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp nhất định. Gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành những nhu cầu của bản thân học sinh.
Chúng ta biết rằng, giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các chuân mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: Con đường dạy học trên lớp và con đường dạy học ngoài giờ lên lớp như chúng ta thường nói “Học thầy, học bạn”.
Thông qua hoạt động cụ thể, với các hoạt động có ý thức, học sinh được rèn luyện tính đoàn kết, tính tập thể, tính sáng tạo…. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động, giao lưu, vui chơi giải trí…học sinh đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, giáo dục kĩ năng sông được tiến hành mọi lúc mọi nơi Do vậy, sự kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thực hành, trải nghiệm vô cùng quan trọng để giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm được bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết tốt nhu cầu tâm lý cho học sinh Tiểu học.
Quan điểm chỉ đạo của Bộ GD - ĐT là: “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém, phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn. Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.
Bởi vậy, thực hiện tốt nội dung thực hành giáo dục kĩ năng sông, tích hợp bộ phận giáo dục kĩ năng sông trong các môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng chính là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn:
Chất lượng giáo dục kĩ năng sống, hành vi ứng xử, thói quen trong cuộc sống của học sinh nói chung và của học sinh Tiểu học nói riêng là vấn đề đang được quan tâm. Với sự cạnh tranh của cơ chế thị trường có mặt tích cực là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, song lại là mảnh đất tốt cho tư tưởng cơ hội, thực dụng, vụ lợi phát triển dẫn đến sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Cách thức giáo dục của gia đình, nếp sống của mỗi gia đình có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách của trẻ. Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của mỗi một gia đình như: Do điều kiện nghề nghiệp, công việc làm ăn mà thời gian dạy bảo con cái hạn hẹp, không kiểm soát được quá trình học tập, vui chơi, sử dụng mạng internet,… của con cái. Hoặc một số cha mẹ học sinh thiếu gương mẫu, ông bà cha mẹ, chửi mắng lẫn nhau, một số gia đình còn khoán trắng bỏ mặc cho nhà trường và xã hội, thậm chí còn nuông chiều con cái, dẫn đến một số học sinh vô lễ với người lớn, nhiều em không vâng lời ông bà, bố mẹ, lười lao động lười học, trộm cắp, trong giao tiếp nói năng thô lỗ, cục cằn; cử chỉ hành động thiếu lịch thiệp, sống thờ ơ, lãnh cảm, thiếu quan tâm tới mọi người,...
Các tổ chức đoàn thể xã hội chưa thực sự quan tâm đầu tư đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ. Hoạt động tuyên truyền giáo dục mới chỉ mang tính hình thức; chính quyền và lực lượng an ninh còn chưa thực sự sát sao trong công tác để tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, chưa có biện pháp hữu hiệu để giáo dực ý thức người dân đảm bảo vệ sinh môi trường, luật an toàn giao thông… ảnh hưởng lớn đến ý thức và hành vi đạo đức và kỹ năng sống của các em.
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và trải nghiệm. Nhưng thực tế hiện nay, trong nhà trường nhiều kĩ năng trong cuộc sống hàng ngày của học sinh còn rất hạn chế trong giao tiếp như chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi,...hay kĩ năng xác định giá trị...
Học sinh Tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan mà nói, học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội: hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Các thông diệp giáo dục về kĩ năng sống chưa được các em quan tâm.
Qua tìm hiểu thực tế, tôi thấy rằng:
- Gia đình chưa thật sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái.
- Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường vào môi trường sống của học sinh.
- Giáo viên chỉ mới quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức văn hoá theo sự phân công chuyên môn giảng dạy đúng chương trình quy định, chưa thực sự chú trọng đến việc truyền thụ, chỉ bảo về ý thức đạo đức cho các em. Ngay cả khi dạy môn đạo đức, trong thực tế, chỉ cung cấp cho các em về mặt lý thuyết mà coi nhẹ thực hành và ít liên hệ- ít phát triển về kiến thức giáo dực ý thức đạo đức cho các em (Hạn chế trong việc tích hợp bộ phận để giáo dục kĩ năng sống). Một số thầy cô còn chưa nhận thức rõ vấn đề này, chưa quán triệt một cách đúng đắn, sâu sắc nội dung cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho cho các em trong quá trình giáo dục, thông qua việc phối kết hợp giữa: nhà trường – gia đình – xã hội, đặc biệt còn chưa thực sự quan tâm giáo dục kịp thời mỗi khi học sinh có cử chỉ, hành vi, nói năng sai trái và nhiều những vấn đề lối sống, thói quen, nếp sống.
3. SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta biết rằng, chữ viết có tầm quan trọng với học sinh đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh dùng chữ viết để học tập và giao tiếp. Vì vậy, chữ viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học - kỹ năng nét chữ. Mặt khác, đối với bậc Tiểu học thì yêu cầu cơ bản và tối thiểu nhất đối với học sinh là đọc thông viết thạo. Chữ viết của học sinh còn liên quan đến tất cả những môn học khác như: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội,...Thông qua chữ viết có thể đánh giá được “nét chữ, nết người”. Nếu học sinh viết đúng, đẹp, rõ ràng, đảm bảo tốc độ quy định thì học sinh có điều kiện để ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
Xuất phát từ thực tế, tôi thấy chữ viết của một số em chưa đúng mẫu, viết không đúng quy trình, chưa liền mạch, còn sai nhiều lỗi chính tả….., một số em viết đẹp nhưng không có ý thức giữ gìn sách vở, để quăn mép, bong bìa, viết vẽ bừa bãi lên vở.
Khẳng định sự cần thiết của việc “rèn chữ giữ vở ” các cấp quản lý giáo dục đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo cho vấn đề này. Từ năm học 2001- 2002 Bộ giáo dục và Đào tạo đã có quyết định về việc tổ chức thi viết đẹp hàng năm cho giáo viên và học sinh Tiểu học. Cho đến nay đã khơi dậy trong học sinh, giáo viên và xã hội về ý thức cần viết chữ đẹp gìn giữ bảo tồn và duy trì một nét văn hóa “Tự hào nét chữ Việt”. Ngày 14/6/2002 Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành mẫu chữ viết (QĐ 31). Đây chính là việc nhìn nhận tầm quan trọng và ý nghĩa của chữ viết.
Ngoài những lí do trên, tôi thấy việc rèn chữ viết còn góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, kiên trì, tinh thần kỉ luật và phát triển óc thẩm mỹ. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô, cũng như bạn đọc bài vở của mình. Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp là góp phần rèn cho các em tính cẩn thận và lòng tự trọng của mình đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc của mình. Chính vì thế mà tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Giáo dục học sinh “Tự hào nét chữ Việt - rèn chữ giữ vở, nét chữ nết người”.
Năm học 2019 - 2020, do sự bùng phát của dịch bệnh covid 19, các trường học trong cả nước đã thực hiện việc giãn cách xã hội, học sinh nghỉ học tại các trường, tránh tụ tập những nơi đông người, gây khó khăn không nhỏ cho ngành giáo dục. Ngay thời điểm đó Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1061, ngày 25-3-2020 về việc hướng dẫn dạy học qua internet, trên truyền hình đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì dịch Covid-19, năm học 2019 – 2020.
Thực hiện Công văn này, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang, Phòng Giáo dục huyện Sơn Dương và Ban giám hiệu, tổ chuyên môn trường Tiểu học Tam Đa cũng đã chỉ đạo giáo viên thực hiện việc dạy học, ôn tập kiến thức cho học sinh thông qua mạng Internet, trên truyền hình như: Tổ chức lớp học qua phần mềm Zoom meeting; thông qua các kênh: Youtube; mạng xã hội như: Zalo, Messenger.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Giáo viên và học sinh hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác "Rèn chữ - Giữ vở” đó là: Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời và chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Cùng với tiếp thu kiến thức, các em viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp tức là các em đã có được đức tính cần cù, kiên trì, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo và bạn đọc bài vở của mình. Bên cạnh việc rèn chữ, việc giữ gìn sách vở sao cho sạch sẽ, phẳng phiu, không quăn mép, không bị rách, không viết và vẽ bậy lên sách vở của mình là một việc làm thể hiện một trong những chuẩn mực hành vi, đạo đức của người học sinh.
- Tạo phong trào thi đua "Rèn chữ - Giữ vở” sôi nổi trong toàn trường, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học.
Giáo dục cho học sinh luôn luôn có ý thức “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” trong quá trình học tập. Rèn kĩ năng giữ vở sạch – viết chữ đẹp, thể hiện được nét chữ nết người cho học sinh bậc tiểu học, giúp các em:
+ Phát triển một cách toàn diện về Đức, Trí, Mĩ.
+ Bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất tốt như: Tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mĩ.
+ Nâng cao chất lượng chữ viết cũng như chất lượng giáo dục phù hợp với sự phát triền của ngành giáo dục nói riêng và của đất nước nói chung trong thời đại mới này. Qua đó, đề ra một số sáng kiến nhằm góp phần rèn chữ viết đẹp cho học sinh Tiểu học. Giáo dục học sinh “Tự hào nét chữ Việt” rèn chữ giữ vở, nét chữ nết người.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu và nội dung của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh Tiểu học trường Tiểu học Tam Đa.
- Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu, thử nghiệm và trao đổi kinh nghiệm từ những đồng nghiệp của mình.
4. Kế hoạch nghiên cứu:
Với đề tài: “Giáo dục học sinh “Tự hào nét chữ Việt” rèn chữ giữ vở, nét chữ nết người.” Tôi đã triển khai thực hiện trong lớp 3A2 và mong muốn trường Tiểu học Tam Đa áp dụng cho tất cả các khối lớp từ khối lớp 1 cho đến khối lớp 5 trong nhà trường.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra viết.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp làm mẫu nêu gương.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, kiểm tra đối chứng.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học.
- Căn cứ vào yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học.
- Căn cứ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh là vấn đề bức thiết. Việc làm ấy không những có tác dụng cụ thể, thiết thực đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn đức tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh Nét chữ - Nết người một trong những đức tính cần thiết của con người sau này khi trưởng thành, lập thân, lập nghiệp. Hơn thế, ngày nay phong trào “Rèn chữ - giữ vở” được lan tỏa rộng rãi đây là hai hoạt động liên kết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Rèn chữ đẹp và phải biết giữ vở sạch. Nếu chỉ có nét chữ đẹp mà vở không sạch thì có khác nào: một khuôn mặt xinh xắn mà đầy những vết bẩn và nhọ nhem. Thế nhưng, quyển vở sạch mà nét chữ xấu, nét cao - nét thấp, viết sai luật chính tả…thì cũng không chiếm được tình cảm của người xem, người đọc. Chính vì vậy mà rèn chữ đẹp phải đi đôi với việc giữ vở sạch. Đưa nét đẹp văn hóa chữ Việt để các thế hệ học sinh phát huy và lan tỏa.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Để xây dựng được kế hoạch thực hiện nghiên cứu và áp dụng giải pháp “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” cho học sinh của trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc giữ vở và chữ viết của học sinh toàn trường ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy các em học sinh gặp rất nhiều khó khăn về kỹ năng chữ viết, giữ vở cụ thể là:
- Mẫu chữ viết không thống nhất, không xác định được dòng kẻ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mải chơi, nghịch ngợm.
- Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ.
- Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
- Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
- Viết nét nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đúng, chưa đẹp.
- Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết.
- Khi viết sai các em gạch xóa, tẩy tùy tiện, tay tì lên giấy không đúng quy định nên vở viết của các em rất bẩn nhầu nát, quăn mép.
- Giấy viết, loại bút, loại mực cũng không đồng nhất. Giấy, bút, mực kém chất lượng làm cho bài viết của các em xấu đi rất nhiều.
- Vở ghi chép các môn học của học sinh lẫn lộn, trình bày không khoa học, tùy tiện.
Để xem đầy đủ nội dung SKKN: Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống trong trường tiểu học, mời bạn tải file về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
SKKN: Nâng cao hứng thú học tập môn Tự nhiên và Xã hội cho học sinh lớp 3 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 3
SKKN: Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 1 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 1
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 2 Phương pháp nâng cao công tác chủ nhiệm lớp 2
SKKN: Một số phương pháp dạy bài mới Toán lớp 1 Sáng kiến kinh nghiệm môn Toán lớp 1
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Giáo án STEM lớp 3 (Word, Powerpoint) năm học 2023-2024
-
Giáo án Giáo dục thể chất 4 Cánh Diều 2023-2024
-
Kế hoạch dạy học môn Khoa học lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Kế hoạch tích hợp giáo dục địa phương lớp 4 năm 2023-2024
-
Giáo án Vật lí 8 sách mới Kết nối tri thức cả năm học
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức
-
Đáp án câu hỏi ô chữ module 4
-
Phụ lục 1, 2, 3 Giáo dục công dân 8 Cánh Diều file word
-
SKKN: Một số giải pháp giúp giáo viên dạy tốt môn Lịch sử lớp 5
-
Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 7 Cánh Diều