Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 7 môn Khoa học tự nhiên - Đủ 3 bộ sách

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 7 môn Khoa học tự nhiên - Đủ 3 bộ sách giúp thầy cô tham khảo, đóng góp những ý kiến đánh giá, nhận xét bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo sử dụng trong năm học 2022 - 2023. Thầy cô cần ghi rõ tên bài cần góp ý, trang, dòng, nội dung chỉnh sửa, lý do đề xuất cụ thể.

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 7 môn KHTN chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô lấy tư liệu góp ý SGK mới.

Biên bản góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Khoa học tự nhiên

TRƯỜNG ..

PHIẾU NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7

MÔN: KHTN

Họ và tên người nhận xét đánh giá: …………………….

Trình độ chuyên môn: ………..Chức vụ, đơn vị: Giáo viên - Trường …………….

PHẦN I. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SGK THỨ NHẤT

1. Thông tin về SGK

- Tên sách: KHTN – Cánh diều

- Tác giả (chủ biên/tổng chủ biên): Mai Sỹ Tuấn

- Nhà xuất bản: Đại học sư học sư phạm

2. Nội dung nhận xét, đánh giá

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Nhận xét, đánh giá

Điểm tiêu chí

Ưu điểm

Hạn chế

Tiêu chuẩn 1

Chất lượng nội dung, hình thức SGK phù hợp với năng lực học tập của

học sinh

(25 điểm)

1

Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chất lượng sách đảm bảo sử dụng được nhiều lần.

Trình bày hài hòa, có tính thẩm mĩ, gây hứng thú cho HS. Sử dụng được nhiều lần

5

2

Nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực; các hoạt động học tập được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Nội dung đảm bảo tính khoa học, chỉ rõ các hoạt động học được tập, giúp HS xác định được mục tiêu học tập đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực theo chương trình GDPT mới.

9

3

Chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng nhận thức; thúc đẩy học sinh học tập tích cực; rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo; vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng nhận thức của HS, kích thích khả năng tư duy và tích cực học tập của HS

10

Tiêu chuẩn 2

Nội dung tài liệu SGK hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

(25 điểm)

4

Các bài học hoặc chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế, trình bày với đa dạng với các hoạt động, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các bài học được thiết kế trình bày đa dạng

9

5

Thể hiện rõ, đầy đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp và phân hóa đối tượng; giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt, giúp GV đánh giá được mức độ thực hiện của HS

5

6

Tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Tạo điều kiện để nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá HS

10

Tiêu chuẩn 3

Nội dung phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

(25 điểm)

7

Đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với truyền thống, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.

Ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với truyền thống, văn hóa

10

8

Tạo cơ hội để nhà trường và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp gắn với thực tế địa phương.

Tạo cơ hội dể GV bổ xung các ND và HĐ gắn với thực tế địa phương

5

9

Đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và năng lực học tập của các nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.

Có thể linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với khả năng học tập của HS

10

Tiêu chuẩn 4

Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại các cơ sở giáo dục

(25 điểm)

10

Nội dung đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; có thể triển khai tốt nhất với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học tại địa phương.

Các nội dung phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường

10

11

Sách giáo khoa có tính mở, có website hoặc phiên bản điện tử, tài liệu tham khảo hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tối thiểu hoặc tối ưu theo đặc điểm vùng miền.

SGK có tính mở, tạo điều kiện để xây dựng KHGD phù hợp

5

12

Có hoạt động trải nghiệm, từng bước hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh và tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát triển.

Hoạt động luyện tập, vận dụng giúp HS phát triển các năng lực cơ bản

10

98,0 điểm

PHẦN II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SGK THỨ HAI

1. Thông tin về SGK

- Tên sách: KHTN - Kết nối tri thức với cuộc sống

- Tác giả (chủ biên/tổng chủ biên): Vũ Văn Hùng

- Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

2. Nội dung nhận xét, đánh giá

Tiêu chuẩn

Tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Nhận xét, đánh giá

Điểm tiêu chí

Ưu điểm

Hạn chế

Tiêu chuẩn 1

Chất lượng nội dung, hình thức SGK phù hợp với năng lực học tập của

học sinh

(25 điểm)

1

Hình thức trình bày cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Chất lượng sách đảm bảo sử dụng được nhiều lần.

Hình thức cân đối, có thể sử dụng được nhiều lần

5

2

Nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực; các hoạt động học tập được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Nội dung thiết thực

10

3

Chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực, khả năng nhận thức; thúc đẩy học sinh học tập tích cực; rèn luyện các kỹ năng, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo; vận dụng kiến thức mới vào thực tiễn cuộc sống.

Chú trọng phát triển PC, NL học sinh

10

Tiêu chuẩn 2

Nội dung tài liệu SGK hỗ trợ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh.

(25 điểm)

4

Các bài học hoặc chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế, trình bày với đa dạng với các hoạt động, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Các bài học, chủ đề được trình bày đa dạng các hoạt động giúp GV dễ lựa chọn hình thức dạy học

10

5

Thể hiện rõ, đầy đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp và phân hóa đối tượng; giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh.

Thể hiện đầy đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt

5

6

Tạo điều kiện để nhà trường, tổ chuyên môn, khối chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Thuận lợi chi nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá phù hợp với KH GD nhà trường

10

Tiêu chuẩn 3

Nội dung phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

(25 điểm)

7

Đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp với truyền thống, văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương.

Ngôn ngữ phù hợp với văn hóa địa phương

10

8

Tạo cơ hội để nhà trường và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp gắn với thực tế địa phương.

GV có thể bổ xung ND, hoạt động đực thù thích hợp gắn với thực tế

5

9

Đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và năng lực học tập của các nhóm đối tượng học sinh tại địa phương.

Có tính linh hoạt

10

Tiêu chuẩn 4

Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại các cơ sở giáo dục

(25 điểm)

10

Nội dung đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; có thể triển khai tốt nhất với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học tại địa phương.

Nội dung phù hợp với điều kiện sử dụng CSVC, TB hiện có của nhà trường

10

11

Sách giáo khoa có tính mở, có website hoặc phiên bản điện tử, tài liệu tham khảo hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà trường chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng tối thiểu hoặc tối ưu theo đặc điểm vùng miền.

Sách Gk có tính mở tạo ĐK cho nhà trường chủ động trong XD và thực hiện KHGD phù hợp

5

12

Có hoạt động trải nghiệm, từng bước hình thành năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh và tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát triển.

Hoạt động luyện tập, vận dụng phát triển năng lực cơ bản HS

10

100 điểm

PHẦN III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SGK THỨ BA

1. Thông tin về SGK

Tên sách: KHTN - Chân trời sáng tạo

Tổng chủ biên: Cao Cự Giác

Nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam

2. Nhận xét

Tiêu chí 1: Phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức của học sinh

a) Những điểm phù hợp:

Có sự kế thừa hiểu biết, nhận thức kĩ năng đã hình thành ở các lớp dưới, có hướng mở giúp học sinh tự học, tự khám phá, liên hệ và ứng dụng vào thực tế.

b) Những điểm không phù hợp: Không

Tiêu chí 2: Phù hợp với trình độ, năng lực của giáo viên

a) Những điểm phù hợp:

Giúp giáo viên kế thừa tính ưu việt của mô hình, phương pháp dạy học
truyền thống kết hợp với mô hình, phương pháp dạy học hiện đại; phát huy được những thành tố tích cực trong các chương trình thí điểm đã triển khai thành công tại địa phương.

b) Những điểm không phù hợp:Không

Tiêu chí 3: Sách giáo khoa phải có bố cục rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục của địa phương và cơ sở giáo dục.

a) Những điểm phù hợp:

Từng bài học trong sách giáo khoa đều thể hiện được mục tiêu cụ
thể, hướng đến việc hình thành phẩm chất, năng lực theo chuẩn quy định trong chương trình và nhận thức của học sinh; nội dung, tiến độ giảng dạy được thiết kế linh hoạt không áp đặt theo khuôn mẫu.

b) Những điểm không phù hợp:Không.

Tiêu chí 4: Phù hợp với quy mô lớp học; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của cơ sở giáo dục phổ thông

a) Những điểm phù hợp:

Giúp giáo viên sử dụng thiết bị dạy học linh hoạt; học sinh sử dụng đồ
dùng học tập, cơ sở vật chất để hình thành kiến thức và phát triển phẩm chất và năng lực.

b) Những điểm không phù hợp:Không

Tiêu chí 5: Phù hợp với lịch sử, địa lí, truyền thống, văn hóa, tôn giáo địa phương

a) Những điểm phù hợp:

Ngữ liệu, nội dung, hình ảnh minh họa ngôn ngữ và cách thức thể hiện
phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lí của địa phương; khơi dậy tính ham hiểu biết về thế giới mới của học sinh; có tính kết nối giữa truyền thống và hiện đại; không phân biệt tôn giáo, giới tính, dân tộc, sắc tộc.

b) Những điểm không phù hợp:Không

Tiêu chí 6: Sự hỗ trợ của tác giả viết sách và tài liệu bổ trợ dạy, học

a) Những điểm phù hợp:

Tác giả viết sách, nhà xuất bản tổ chức truyền tải cho giáo viên hiểu rõ
ý tưởng thiết kế sách; mục tiêu của từng ngữ liệu, hình ảnh được đưa ra trong
sách; có kênh thu nhận, phản hồi, giải đáp những ý kiến phản hồi của giáo viên,
cha mẹ học sinh và học sinh.

b) Những điểm không phù hợp:

Chưa có tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ dạy, học kèm theo.

3. Đánh giá: Sách viết đảm bảo kiến thức, có bài tập vận dụng giúp học sinh ôn tập tuy nhiên phần bài tập minh hoạ trong các phần chưa nhiều.

PHẦN B: NHẬN XÉT CHUNG

- Các bộ sách đều Nội dung đảm bảo tính khoa học, hiện đại, thiết thực; các hoạt động học tập được chỉ dẫn rõ ràng, giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

- Hình ảnh minh họa rõ ràng, có tính thẩm mĩ, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

NGƯỜI NHẬN XÉT

......

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 41.276
0 Bình luận
Sắp xếp theo