Mẫu nhận xét, đánh giá SGK mới lớp 9 môn Âm nhạc file word

Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa môn Nghệ thuật lớp 9 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tổng hợp mẫu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa mới lớp 9 môn Âm nhạc của 2 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác góp ý, nhận xét, đánh giá lựa chọn sách giáo khoa mới lớp 9 cho năm học 2024-2025.

Mẫu phiếu nhận xét, đánh giá SGK Âm nhạc 9 - mẫu 1

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ BỘ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9

MÔN: NGHỆ THUẬT (ÂM NHẠC)

- Họ và tên giáo viên: ............................................................................................

- Đơn vị công tác: ..................................................................................................

Bộ môn được phân công nghiên cứu: SGK môn âm nhạc 9.

Sau khi nghiên cứu SGK lớp 9, tôi xin được báo cáo cụ thể như sau:

A. Sách giáo khoa: Âm nhạc 9 (Kết nối tri thức vói cuộc sống)

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Hoàng Long (Tổng Chủ biên), Bùi Minh Hoa - Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Đặng Khánh Nhật, Nguyễn Thị Thanh Vân

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

1. Đánh giá theo tiêu chí 1 (gồm 03 nội dung).

- Nội dung các chủ đề trong sách giáo khoa phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Nội dung của chương trình môn học bảo đảm tính cơ bản, thiết thực, phù hợp với thực tiễn.

- Mỗi chủ đề có hệ thống các bài hát giàu tính thực tế, phù hợp với đối tượng nhận thức là học sinh lớp 9.

2. Đánh giá theo tiêu chí 2

2.1. (gồm 03 nội dung): SGK tạo điều kiện giúp học sinh tự học, tích cực, hiệu quả.

- Trình bày hài hòa, gây hứng thú cho HS. Sử dụng được nhiều lần.

- Nội dung đảm bảo tính khoa học, giúp HS xác định được mục tiêu học tập đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực theo chương trình GDPT mới.

2.2. (gồm 03 nội dung): SGK tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.

- Các bài học hoặc chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế đa dạng với các hoạt động, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

- Thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt, giúp GV đánh giá được mức độ thực hiện của HS

- Tạo điều kiện để nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá HS.

2.3. (gồm 03 nội dung): Phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện dạy học hiện tại của cơ sở giáo dục.

- Các nội dung phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường.

- SGK có tính mở, tạo điều kiện để xây dựng KHGD phù hợp.

- Hoạt động luyện tập, vận dụng giúp HS phát triển các năng lực cơ bản.

* Nhược điểm:

Tên bài 11

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

CĐ 6

TIẾNG

HÁT

HÒA

BÌNH

Trang 41

Hát: Nụ cười

Nên thay bài hát khác, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, và nhu cầu thị hiếu âm nhạc của học sinh lớp 9.

Bài: Nụ cười, chưa phù hợp với nhiều học sinh vùng miền khác nhau.

B. Sách giáo khoa môn: Âm nhạc 9(Chân trời sáng tạo)

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Hồ Ngọc Khải, Nguyễn Thị Tố Mai (đồng Tổng Chủ biên), Nguyễn Văn Hảo (Chủ biên), Lương Diệu Ánh, Nguyễn Thị Ái Chiêu, Trần Đức Lâm, Lương Minh Tân.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

1. Đánh giá theo tiêu chí 1 (gồm 03 nội dung).

- Nội dung sách giáo khoa phù hợp với văn hóa, khoa học, theo chương trình mới.

- Nội dung có lồng ghép tích hợp theo từng chủ đề bài học, cuối mỗi bài học yêu cầu HS cần đạt được kiến thức, kĩ năng cụ thể thuận lợi cho GV đánh giá, điều chỉnh.

2. Đánh giá theo tiêu chí 2

2.1. (gồm 03 nội dung):

- Sách giáo khoa dễ sử dụng, kênh chữ, kênh hình gần gũi, trực quan.

- Sách trình bày rõ ràng từng ý, câu hỏi rõ ràng, bài tập theo từng mức độ.

- Nội dung đã chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức.

2.2. (gồm 03 nội dung):

- Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực của đội ngũ giáo viên; chính xác, đầy đủ kiến thức theo chuẩn.

- Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai khá tốt với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.

- Tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.

2.3. (gồm 03 nội dung):

- Nội dung có tích hợp kiến thức liên môn, gắn kết với thực tiễn cuộc sống.

- Các chủ đề trình bày đa dạng, yêu cầu cụ thể theo từng mức độ của học sinh.

- Nội dung có xây dựng kế hoạch theo từng học kì để đánh giá kết quả học tập của học sinh.

* Nhược điểm:

Tên bài 8,11,12

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

CHỦ ĐỀ 3

KHÚC

HÁT

BIỂN

KHƠI

22 đến 30

Logo hơi đậm

Điều chỉnh màu sắc cho phù hợp

Làm che mờ phần chữ

CHỦ ĐỀ 5 SẮC

XUÂN

QUÊ

HƯƠNG

39, 40

Thực hành đọc nhạc soos3, bài đọc nhạc số 4.

Nên đưa những bài phù hợp với học sinh

Giai điệu, tầm cữ âm vực chưa phù hợp (Yêu cầu cao) với lứa tuổi học sinh

Từ những nhận xét, đánh giá trên, tôi xin đề xuất lựa chọn SGK 9 môn âm nhạc . Bộ sách : Kết nối tri thức , tác giả: Hoàng Long (Tổng Chủ biên), Vũ Mai Lan (Chủ biên), Bùi Minh Hoa, Trần Bảo Lân, Đặng Khánh Nhật, Nguyễn Thị Thanh Vân. Của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

....ngày ... tháng ... năm 20...

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT

Mẫu phiếu nhận xét, đánh giá SGK Âm nhạc 9 - mẫu 2

Trường: THCS ….

Tổ: Thể - mỹ

MÔN: Nghệ thuật

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

…………., ngày 15 tháng 03 năm 2024

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA LỚP 9

Môn: Nghệ thuật (Âm nhạc)

(Dùng cho thành viên Hội đồng)

- Người nhận xét, đánh giá: ......................., đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An

1. Nhận xét theo từng tiêu chí

Nội dung đánh giá

Nhận xét, đánh giá

Bộ sách Cánh Diều

Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ sách Chân trời sáng tạo

Tên sách – Chủ Biên

ÂM NHẠC 9

Nhóm tác giả: Đỗ Thanh Hiên - Nguyễn Mai Anh - Vũ Ngọc Tuyên

Tên sách – Chủ Biên

ÂM NHẠC 9

Nhóm tác giả: Hoàng Long – Bùi Minh Hoa – Trần Bảo lân - Vũ Mai Lan – Đặng Khánh Nhật – Nguyễn Thị Thanh Vân

Tên sách – Chủ Biên

ÂM NHẠC 9

Nhóm tác giả: Hồ Ngọc Khải - Nguyễn Thị Tố Mai - Nguyễn Văn Hảo – Lương Diệu Ánh – Nguyễn Thị Ái Chiêu – Trần Đức Lâm – Lương Minh Tân\

I. Tiêu chí 1. Phù hợp với việc học của học sinh

1. Sách giáo khoa được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Kênh chữ chọn lọc, kênh hình gần gũi, trực quan, có tính giáo dục và tính thẩm mỹ cao.

Các chủ đề/ bài học trong sách giáo khoa chú trọng đến việc rèn tính chủ động, sáng tạo, phát huy khả năng tư duy độc lập, vận dụng kiến thức nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học.

SGK phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý tại địa phương.

2. Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện khoa học, chính xác, sinh động, thúc đẩy học sinh học tập tích cực, chủ động, kích thích học sinh tư duy sáng tạo, độc lập đồng thời có thể phát triển kỹ năng hợp tác của học sinh.

Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh và phù hợp với đặc trưng môn học. Các bài học được thiết kế rõ ràng giúp học sinh dễ sử dụng.

Nội dung mỗi bài học trong sách giáo khoa được thể hiện khoa học, chính xác.

Nội dung SGK phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý tại địa phương.

3. Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp học sinh biết cách định hướng để đạt được mục tiêu học tập.

Nội dung sách giáo khoa có tính tích hợp kiến thức liên môn, gắn kết với thực tiễn, giúp phát huy tối đa năng lực người học.

Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực.

Hình ảnh khá phong phú, ngôn ngữ và một số tư liệu sử dụng trong SGK còn trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh lớp 9. Cần kiểm tra lại vấn đề bản quyền của một số bản nhạc dùng trong SGK.

4. Các nhiệm vụ học tập trong mỗi bài học hướng đến việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực người học, hình thành và phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho học sinh.

Giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy, rèn khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức mới cho học sinh.

Mỗi bài học hướng đến việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực người học, hình thành và phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng tư duy.

Các chủ đề/bài học trong sách tạo điều kiện thuận lợi tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường tại địa phương.

II. Tiêu chí 2. Thuận tiện, hiệu quả đối với giáo viên

1. Cách thiết kế bài học/chủ đề trong sách giáo khoa giúp giáo viên dễ dạy, dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực.

Giúp giáo viên kế thừa được tính ưu việt của các hình thức, phương pháp dạy học tích cực; đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất.

Các chủ đề/bài học trong sách tạo điều kiện thuận lợi tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường tại địa phương.

SGK tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, hiệu quả:

2. Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn.

Hệ thống bài tập trong sách có thể điều chỉnh, bổ sung phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.

Giúp giáo viên kế thừa được tính ưu việt của các hình thức, phương pháp dạy học tích cực; đảm bảo việc dạy học phát triển năng lực, phẩm chất

SGK tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá:

3. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo mục tiêu phân hóa, nhiều hình thức và phương pháp đánh giá, thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của học sinh.

Các yêu cầu của mỗi hoạt động trong sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất học sinh.

Hệ thống bài tập trong sách có thể điều chỉnh, bổ sung phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau.

Phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học hiện tại của cơ sở giáo dục.

4. Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Các yêu cầu của mỗi hoạt động trong sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đánh giá mức độ đạt được về năng lực, phẩm chất học sinh.

SGK chưa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

5. Sách giáo khoa phải có sách giáo viên (hoặc tài liệu hướng dẫn) đi kèm để hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Các tài liệu hướng dẫn) luôn đi kèm hỗ trợ kịp thời cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học.

Nguồn tài nguyên còn ít, học liệu điện tử bổ sung cho SGK chưa được đa dạng, phong phú và thiết thực.

Nguồn tài nguyên còn ít, học liệu điện tử bổ sung cho SGK chưa được đa dạng, phong phú và thiết thực.

III. Tiêu chí 3. Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương

1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ, nội dung và cách thức thể hiện phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của địa phương; có thể điều chỉnh để phù hợp với khả năng và phong cách học tập của nhiều nhóm đối tượng học sinh và có thể triển khai tốt với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của nhà trường.

Nội dung sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, phù hợp với văn hóa tại địa phương.

Hình ảnh, ngôn ngữ và các tư liệu sử dụng trong sách giáo khoa chuẩn mực, khoa học, hiện đại; phù hợp, gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh tại địa phương

Nội dung sách giáo khoa phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý tại địa phương.

2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở, tạo điều kiện để địa phương, nhà trường chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục và tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung và hoạt động đặc thù thích hợp, sát với thực tế địa phương.

Hình ảnh, ngôn ngữ và các tư liệu sử dụng trong sách giáo khoa chuẩn mực, khoa học, hiện đại; gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh tại địa phương.

Sách giáo khoa thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Hình ảnh khá phong phú, ngôn ngữ và một số tư liệu sử dụng trong sách giáo khoa còn trừu tượng, khó hiểu đối với học sinh lớp 9

3. Chất lượng sách giáo khoa được in với chất liệu đảm bảo, có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương; có thể được sử dụng lại cho năm học sau để tránh lãng phí, tốn kém.

Sách giáo khoa được in với chất liệu đảm bảo, có giá thành hợp lý, có thể được sử dụng lại cho năm học sau để tránh lãng phí, tốn kém.

Sách giáo khoa được in với chất liệu đảm bảo, có giá thành hợp lý.

Sách giáo khoa được in với chất liệu đảm bảo, có giá thành hợp lý.

IV. Tiêu chí 4. Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa đảm bảo chất lượng dạy-học

1. Phương pháp tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, cách sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng.

Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học.

Hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí trong việc giới thiệu những điểm mới của sách giáo khoa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học.

2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích.

Sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Nguồn tài nguyên còn ít, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa chưa được đa dạng, phong phú và thiết thực.

Nguồn tài nguyên còn ít, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa chưa được đa dạng, phong phú và thiết thực.

sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

3. Danh mục thiết bị dạy học kèm theo sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Phù hợp với cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học hiện tại của cơ sở giáo dục.

Sách giáo khoa phù hợp, có chất lượng, dễ sử dụng, giá thành hợp lý.

Sách giáo khoa chưa tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

4. Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa kịp thời, đáp ứng yêu cầu.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa rất đa dạng, phong phú và thiết thực.

Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK; hỗ trợ cho giáo viên và học sinh còn ít.

Chưa có nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho SGK; hỗ trợ cho giáo viên và học sinh.

2. Nhận xét chung:

a) Hạn chế (ghi rõ hạn chế thuộc đầu sách nào)

- Sách Kết nối tri thức và cuộc sống, trang 20 dồn nội dung sang các trang khác, bỏ tranh ảnh không phục vụ bài học đi.

b) Ưu điểm: (ghi rõ ưu điểm thuộc đầu sách nào):

- Sách Cánh diều, in ấn rõ ràng, các bài hát phù hợp với lứa tuổi hs lớp 9.

Người nhận xét

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 3.481
0 Bình luận
Sắp xếp theo