Kế hoạch bài dạy môn Địa lý mô đun 3 THPT

Kế hoạch bài dạy môn Địa lý mô đun 3 THPT là mẫu giáo án bài theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu module 3. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo.

Đây là tài liệu rất hay và hữu ích do các thầy cô nhóm Mai Tâm EDU biên soạn và gửi mọi người cùng tham khảo. Mọi người có thể truy cập kênh Youtube Mai Tâm EDU để xem những video của nhóm tài liệu cập nhật mới nhất.

Bài tập cuối khóa môn Địa lý mô đun 3 THPT

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

ĐỊA LÍ 12

Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực

YCCĐ

(STT của YCCĐ)

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam

1

Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lí

2

Biết được một số chính sách dân số ở nước ta

3

Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.

4

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Trao đổi, thảo luận với bạn để rút ra kết luận chung

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

Sử dụng được các kiến thức để liên hệ trong thực tế và đời sống.

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm

Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

Chăm chỉ

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)

Mục tiêu

(STT YCCĐ)

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

(1)

GV chiếu hình ảnh bên dưới và đặt câu hỏi: Hình ảnh gợi cho em những suy nghĩ gì về đặc điểm dân số nước ta? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nước ta

DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

Phương pháp: Vấn đáp

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

(1)

(2)

(3)

(4)

- Tìm hiểu về đặc điểm dân số và phân bố dân cư

- Tìm hiểu về đặc điểm nguồn lao động và cơ cấu lao động

- Tìm hiểu về vấn đề việc làm và phương hướng giải quyết việc làm

DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Câu hỏi

Hoạt động 3: Luyện tập

(1)

(2)

(3)

(4)

- HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- Thực hành vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

DH Giải quyết vấn đề. DH theo nhóm

Phương pháp: KT viết, đánh giá qua sản phẩm của HS

Công cụ: Bài tập, Bảng kiểm

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

(3)

(4)

HS hoàn thành câu hỏi:

* Câu hỏi 1: Đưa ra quy luật của sự phân bố dân cư?

* Câu hỏi 2: Chuyển dịch kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề việc làm?

Phương pháp: KT VIẾT

Công cụ: Bài tập, Bảng kiểm

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Câu hỏi (tự cho câu hỏi)

2. Bài tập

Câu 1: Vùng nào sau đây có mật độ dân số thấp nhất nước ta?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm dân số nước ta hiện nay?

A. Có nhiều dân tộc ít người.

B. Gia tăng tự nhiên rất cao.

C. Dân tộc Kinh là đông nhất.

D. Có quy mô dân số lớn.

Câu 3: Dân số nước ta đông không tạo thuận lợi nào dưới đây?

A. Nguồn lao động dồi dào.

B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. Thu hút nhiều vốn đầu tư.

D.Trình độ đào tạo được nâng cao.

Câu 4: Đồng bằng nước ta tập trung dân cư đông đúc là do

A. địa hình bằng phẳng, chủ yếu là trồng lúa.

B. Nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rộng

C. chủ yếu trồng lúa, nhiều dân tộc sinh sống.

D. diện tích đất rộng, có nhiều khoáng sản.

Câu 5: Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do

A. số lượng lao động trong các công ty liên doanh tăng lên.

B. phát triển mạnh ngành công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

C. những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

D. mở thêm nhiều các trung tâm đào tạo và hướng nghiệp.

Câu 6: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là

A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.

B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước.

C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.

D. đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở đô thị.

Câu 7: Việc phát triển nghề thủ công truyền thống ở khu vực nông thôn hiện nay góp phần quan trọng nhất vào

A. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa.

B. đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. thay đổi phân bố dân cư trong vùng.

D. giải quyết sức ép về vấn đề việc làm.

Câu 8: Vùng nào sau đây có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

Đồng bằng sông Hồng.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 9: Tác động lớn nhất của đô thị hóa với việc phát triển kinh tế là

A. tăng thu nhập cho người lao động.

B. tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.

C. tạo thị trường rộng cósức mua lớn.

D. thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 10: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần

A. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.

B. hạn chế di dân ra thành thị.

C. mở rộng lối sống nông thôn.

D. gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.

3. Bảng kiểm

Yêu cầu

Xác nhận

Không

Có sử dụng công cụ vẽ biểu đồ không

Có vẽ đúng giá trị của bảng số liệu không

Có phân tích sự phân hoá về thu nhập bình quân giữa các vùng không

Có rút ra nhận xét từ biểu đồ không

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 9.092
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi